Đoàn công tác Đảng ủy Khối CCQ&DN tỉnh và Hội Cựu chiến binh Khối thăm Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La

Ngày 13/11, Hội Cựu chiến binh Khối CCQ&DN tỉnh tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối CCQ&DN tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho các đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khối; đồng chí Đỗ Đình Hữu, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối trực tiếp truyền đạt các nội dung của Nghị quyết.

Cùng ngày, Hội Cựu chiến binh Khối phối hợp với cơ quan Đảng ủy Khối CCQ&DN tỉnh tổ chức đoàn công tác do Bí thư Đảng ủy Khối Đỗ Đình Hữu làm trưởng đoàn, đã đến thăm Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La (Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) .

 

 

Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng năm 1908 trên ngọn đồi Khau Cả, bên dòng suối Nậm La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Ban đầu nhà tù có diện tích 500m2 nhưng đến năm 1940, thực dân Pháp mở rộng lên 1.700m2Nơi đây đã giam giữ 1.007 lượt tù nhân cộng sản, là trường học cách mạng, nơi ươm mầm "hạt giống đỏ" của cách mạng Việt Nam.

 

 

Năm 1962, Nhà tù Sơn La được xếp hạng Di tích Quốc gia. Ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt Nhà tù Sơn La. 

 

 

Thực dân Pháp lợi dụng nơi "rừng thiêng nước độc" này để xây dựng nhà tù và biến Nhà tù Sơn La thành "địa ngục trần gian" để giam cầm, đày ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người cộng sản Việt Nam. Trong hoàn cảnh lao tù đế quốc, thực dân, ý chí kiên cường của những chiến sĩ cộng sản: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân, Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn... vẫn sáng ngời, chờ ngày quật khởi.

 

 

Nhà tù Sơn La hiện nay chỉ còn là một bãi gạch tan hoang vì trải qua hai trận đánh phá bằng bom của giặc. Lần thứ nhất vào năm 1952. Khi rút khỏi Sơn La, thực dân Pháp cho máy bay thả bom phá nhà tù nhằm xóa dấu vết tội ác của chúng. Lần thứ hai vào năm 1965. Đế quốc Mỹ đánh phá thị xã Sơn La đã thả bom phá hủy phần còn lại của Nhà tù Sơn La... Và sau ngày hòa bình thống nhất, Bảo tàng Sơn La mới có điều kiện phục chế hai tháp canh và một phần nhà tù, phần còn lại để nguyên trạng vì không sưu tầm được hồ sơ thiết kế, bản vẽ chi tiết...

 

 

Mỗi năm, tại di tích lịch sử Nhà tù Sơn La đã đón tiếp hàng vạn lượt du khách đến tham quan, nghiên cứu, học tập. Mỗi người đến đây không chỉ để được trải nghiệm, hồi tưởng lại cuộc đấu tranh diễn ra hơn một thế kỷ đã qua mà quan trọng hơn là nhắc nhở các thế hệ tiếp nối hãy sống, làm việc và học tập sao cho xứng đáng với sự hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh.

 

 

Cây Đào Tô Hiệu vẫn còn đó như một biểu tượng về sức sống mạnh liệt cũng như tinh thần đấu tranh bất khuất của những người tù chính trị ở nơi tù đày hà khắc này.

- Khánh Hà -

 

 
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập