Tiếp vốn cho doanh nghiệp phát triển
Căn cứ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Hội sở chính, các đơn vị trong ngành Ngân hàng tỉnh quyết liệt triển khai hiệu quả các nhiệm vụ của ngành về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy kết nối Ngân hàng - doanh nghiệp (NH-DN); tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, khơi thông nguồn lực tiếp vốn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Theo số liệu NHNN tỉnh, hết tháng 4 dư nợ cho vay các thành phần kinh tế tăng khoảng 0,2% so cuối năm 2023, tuy nhiên mức tăng vẫn còn thấp. Nguyên nhân chậm do hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn chịu tác động tiêu cực như: thiếu đơn hàng, thị trường đầu ra, phải cắt giảm lao động; chi phí sản xuất gia tăng, lợi nhuận giảm sút, thậm chí thua lỗ, phải thu hẹp lại sản xuất… dẫn tới nhu cầu vốn vay giảm...
Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Giao, Phó Tổng giám đốc BIDV thì tổng quy mô huy động vốn của 2 Chi nhánh BIDV trên địa bàn Bắc Ninh tính đến nay hơn  18.200 tỉ đồng (chiếm 8,5% thị phần huy động vốn), quy mô dư nợ đạt 16.400 tỉ đồng (chiếm thị phần khoảng 10,6%), tăng 1,7% so đầu năm 2023. Dư nợ tín dụng tại BIDV đối với địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong 5 năm qua tăng nhanh. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế chung gặp khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của DN và người dân trên địa bàn bị chậm lại, hiện dư nợ của BIDV trên địa bàn tỉnh chỉ tăng 1,7%, tập trung vào lĩnh vực đầu tư khu công nghiệp, xây dựng và thương mại.
Nhằm hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất, Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với 100% khách hàng hiện hữu và khách hàng mới với mức giảm từ 1,5% đến 2,5% so lãi suất cho vay thời điểm đầu năm 2023 (số tiền lãi được giảm hơn 102,5 tỉ đồng). Chi nhánh tích cực triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong nhóm, ngành ưu tiên. Điển hình trong tháng 4, đơn vị giải ngân cho 150 khách hàng vay số vốn 675 tỉ đồng với lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 2%-2,5% so lãi suất cho vay thông thường. Tuy nhiên, do những khó khăn chung của nền kinh tế, việc hấp thụ vốn cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân và DN trong những tháng đầu năm 2024 ở mức thấp, thêm vào đó là thị trường bất động sản vẫn trầm lắng nên kết quả tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh chưa đạt như kỳ vọng.

 

Doanh nghiệp cần nguồn vốn lưu động để đầu tư phát triển sản xuất.

Chia sẻ về những khó khăn trong tiếp cận vốn vay NH, ông Trần Ngọc Tân, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Tân Tiến, KCN Quế Võ cho biết: Trước khó khăn chung của nền kinh tế, việc đánh giá yếu tố liên quan đến hồ sơ vay tiền như lịch sử tín dụng, hệ số nợ và khả năng bảo đảm… lại quá chi tiết, đòi hỏi DN khi vay vốn phải cung cấp báo cáo thuế hoặc báo cáo kiểm toán trong khi các DN nhỏ và vừa thường không đáp ứng kịp thời yêu cầu này. DN đang rất cần thêm các chính sách chuyên biệt về cơ chế mang tính đặc thù, chính sách tài chính, nguồn vốn tín dụng ưu đãi... để hỗ trợ vượt qua giai đoạn khó khăn.
Thời điểm này, nhiều NH, tổ chức tín dụng chủ động tìm kiếm, mở rộng mạng lưới khách hàng, đối thoại trực tiếp với DN nhằm nắm bắt tình hình sử dụng vốn, chủ động cùng DN giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp cận, vay vốn. Doanh số cho vay mới chương trình kết nối NH-DN từ đầu năm đến nay đạt gần 32.480 tỉ đồng, dư nợ 57.686 tỉ đồng với 6.502 khách hàng còn dư nợ (trong đó 2.214 khách hàng doanh nghiệp và 4.288 khách hàng là đối tượng khác), dư nợ cơ cấu lại nợ thông qua chương trình đạt 742 tỉ đồng đối với 25 khách hàng, hỗ trợ khác cho 156 khách hàng với dư nợ 1.570 tỉ đồng. Nhiều NH đang hoàn thiện thủ tục, hồ sơ vay vốn cho khách hàng để kịp thời giải ngân phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh.
Để khơi thông nguồn lực tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho DN, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, ngành NH tiếp tục triển khai hiệu quả Chỉ thị số 01/CT-NHNN của NHNN Việt Nam và Chỉ thị 01/CT-UBND của UBND tỉnh. Tăng cường kết nối NH- DN thông qua đối thoại trực tiếp, duy trì, phát huy hiệu quả đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, DN để chủ động giải đáp, xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền; rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ để tạo thuận lợi cho khách hàng tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn; đẩy mạnh hơn nữa việc đơn giản hóa danh mục hồ sơ vay vốn của khách hàng theo hướng tinh gọn, trên cơ sở triển khai các giải pháp tích hợp, đồng bộ chứng từ trong hệ thống NH; đẩy mạnh việc chuyên môn hóa chức năng, nhiệm vụ các nhóm công việc, các khâu trong quy trình cho vay, áp dụng công nghệ để tiến tới tự động hóa toàn bộ quy trình vay vốn nhằm đẩy nhanh tốc độ, thời gian xử lý hồ sơ khách hàng.

 

- Theo: baobacninh.com.vn -

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập