Giá trị văn hóa Bắc Ninh trong tầm nhìn về quy hoạch
Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định bốn quan điểm phát triển, trong đó: Lấy truyền thống lịch sử, văn hiến và cách mạng, các giá trị di sản văn hóa, tư duy sáng tạo, khát vọng vươn lên của con người Bắc Ninh - Kinh Bắc làm yếu tố nền tảng, sức mạnh nội sinh, đồng thời phát triển toàn diện, tổng thể, hài hòa giữa kinh tế với văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Văn hóa là lĩnh vực có tính bao trùm, liên quan trực tiếp và gián tiếp đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, phương hướng phát triển các ngành quan trọng của Quy hoạch tỉnh cũng định hướng “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh toàn diện, là động lực quan trọng để phát triển bền vững; phát triển du lịch văn hóa gắn với phát triển công nghiệp văn hóa và các ngành công nghiệp sáng tạo”.
Hiện nay, giá trị văn hóa, tài nguyên về lịch sử, truyền thống, sự đậm đặc, phong phú của hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đang được xem là dư địa phát triển và tiềm năng đột phá của Bắc Ninh. Đó là một trong những yếu tố nội hàm quan trọng được tập trung khai thác nhằm tạo sự khác biệt, góp phần phát huy tối đa lợi thế của tỉnh.
Mặc dù trong các mục tiêu cụ thể đến năm 2030 không có chỉ tiêu định lượng cho lĩnh vực văn hóa nhưng phương án phát triển hạ tầng văn hóa nêu rõ: Phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có đủ cơ sở vật chất thiết chế văn hóa; bảo tồn, tôn tạo và phát triển các công trình văn hóa, di tích lịch sử cách mạng kết hợp phát triển du lịch.
Ở cấp tỉnh, tiếp tục đầu tư xây dựng Nhà thực hành Quan họ, Trung tâm chiếu phim đạt chuẩn quốc gia, Trung tâm thông tin, hội chợ, triển lãm. Nâng cấp, cải tạo, xây mới các thiết chế như: Trung tâm Văn hóa tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Cung văn hóa Thanh thiếu niên tỉnh... Đáng chú ý, hoạt động thư viện được quy hoạch phát triển theo hướng đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa, số hóa thư viện tỉnh; hoàn thiện dự án xây dựng thư viện điện tử, gắn hoạt động thư viện với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; phát triển các bộ sưu tập số về tài liệu cổ quý hiếm, bộ sưu tập có giá trị đặc biệt, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thư viện.
Với cấp huyện, đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa bảo đảm 100% đơn vị hành chính cấp huyện có trung tâm văn hóa gồm các thiết chế: nhà văn hóa, bảo tàng, thư viện đạt chuẩn theo quy định; xây dựng mới 4 nhà văn hóa thiếu nhi hoặc trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi cấp huyện tại thành phố Từ Sơn, thị xã Quế Võ, huyện Gia Bình và Yên Phong.

 

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa nhằm tạo sự khác biệt, khai thác tối đa lợi thế của tỉnh.

Triển khai phát triển các hệ thống công viên văn hóa - sinh thái, công viên chuyên đề; hệ thống tượng đài, thiết chế sinh hoạt và trình diễn nghệ thuật văn hóa dân gian. Ngoài ra, tiếp tục duy trì, phát huy hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ngoài công lập hiện có; khuyến khích đầu tư xây mới các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ các khu đô thị, khu công nghiệp.
Để đưa sự nghiệp văn hóa, con người Bắc Ninh phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững như Quy hoạch tỉnh định hướng, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 71-NQ/TU, đòi hỏi thực hiện đồng bộ giải pháp về hoàn thiện văn bản pháp luật; quản lý, sử dụng, khai thác thiết chế văn hoá, thể thao; đầu tư kinh phí, huy động nguồn lực xã hội, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các thiết chế văn hoá, thể thao.
Giai đoạn 2024-2025 là những năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung tham mưu, xây dựng cơ chế, chính sách tạo hành lang thu hút nguồn lực đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa, du lịch, ưu tiên những dự án, công trình văn hóa quan trọng, tạo dấu ấn cho sự phát triển của văn hóa Bắc Ninh.
Tiếp tục rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, đặc biệt chú trọng vào các di sản văn hóa tiêu biểu, di sản văn hóa có nguy cơ bị mai một. Tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc, hình thành khung pháp lý, thể chế nhằm khơi thông tiềm năng, nguồn lực, động lực cho văn hóa phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững; có chính sách hỗ trợ cho văn học nghệ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng, năng lực sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật trong tình hình mới; khuyến khích các tổ chức, cá nhân sáng tạo, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ từ văn hóa.

- Theo: baobacninh.com.vn -

 
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập