Câu hỏi 1: Hiện nay, tuổi
bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử hoặc nghỉ hưu được thực hiện theo Nghị định
số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ và Kết
luận số 08-KL/TW ngày 15/6/2021 của Bộ Chính trị, theo đó
tuổi nghỉ hưu tăng theo lộ trình cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi,
trong khi đó cán bộ trẻ theo quy định áp dụng với cấp tỉnh,
cấp huyện là dưới 40 tuổi. Vậy, Trung ương có
thể xem xét, quy định tuổi đối với cán bộ trẻ cấp
tỉnh, cấp huyện là dưới 45 tuổi như quy định
đối với cán bộ trẻ cấp Trung ương để phù hợp với thực tiễn không?
Trả lời: Nghị quyết Trung
ương 7 (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp nhất là cấp
chiến lược đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã
xác định cán bộ trẻ ở Trung ương là dưới 45 tuổi, ở địa phương là dưới 40 tuổi.
Do vậy, về ý kiến trên, Ban Tổ chức Trung ương sẽ phối hợp
với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tổng hợp, tham mưu trình Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét theo quy định. Trong khi chưa có
chủ trương, quy định mới, đề nghị các đồng
chí thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII) và các quy
định hiện hành liên quan.
Câu hỏi 2: Việc công khai bản
kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ dự kiến bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện
theo quy định nào?
Trả lời: Theo Khoản 1, Điều
12 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài
sản, thu nhập của cán bộ có chức vụ, quyền hạn trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị thì việc công khai bản kê khai của người dự kiến bổ
nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện
bằng hình thức công bố tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm. Cuộc
họp lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ dự kiến bổ nhiệm giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo điểm d, Khoản 2, Điều 46 Nghị định số
138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng,
sử dụng và quản lý công chức; điểm d, Khoản 2, Điều 46 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP
ngày 25/9/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Câu hỏi 3: Chi bộ sinh hoạt
tạm thời mà toàn thể đảng viên trong chi bộ đều là đảng
viên tham gia sinh hoạt đảng tạm thời thì chi bộ đó có được ra nghị
quyết lãnh dạo thực hiện nhiệm vụ không? Việc biểu
quyết của đảng viên sinh hoạt tạm thời thực hiện như thế
nào?
Trả lời: Tiết 6.3.2.d,
Điểm 6, Quy định số 24-QĐ/TVV ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương quy
định: “Nhiệm vụ chi bộ sinh hoạt tạm thời là lãnh đạo đảng viên trong chi bộ thực
hiện nghị quyết của cấp ủy cấp trên, quản lý đảng
viên, thu nộp đảng phí và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do cấp ủy cấp trên
giao”.
Tiết 6.3.2.b, quy
định: “Ở nơi sinh hoạt chính thức thì
thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền
theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Điều lệ Đảng; ở
nơi sinh hoạt đảng tạm thời thì trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu
cử”.
Căn cứ vào quy định
trên thì chi bộ tạm thời không được ra nghị quyết
lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ; đảng viên sinh hoạt tạm thời tại chi bộ tạm thời
không được biểu quyết, ra nghị quyết, ứng cử và bầu
cử.
Câu hỏi 4: Chi bộ A có đảng
viên trong thời gian dự bị thì sinh con thứ ba
(sinh con vào tháng 4/2022, thời điểm chuyển đảng chính thức vào tháng 6/2022).
Xin hỏi, đảng viên trên nếu chưa xử lý do chưa có kết luận xử lý vi phạm thi có
đủ điều kiện chuyển đảng chính thức vào tháng 6/2022 hay không?
Trả lời: Điều 5, Điều lệ
Đảng quy định: “Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính
thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách
đảng viên thì đề nghị lên cấp ủy có thẩm quyền quyết định
xóa tên trong danh sách đảng viên dự bị”.
Tiết 1.2.5. Điểm 1,
Mục III, Hướng dẫn số 02-HD/TVV ngày 9/12/2021 của Ban Bí thư hướng dẫn thực
hiện một số nội dung Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng quy định:
“Đảng viên là nữ giới trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con
dưới 12 tháng tuổi hoặc đảng viên là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì
lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con
dưới 12 tháng tuổi thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật”.
Như vậy, trường hợp
đảng viên dự bị sinh con thứ ba (sinh con tháng 4/2022, có thời diểm chuyển
đảng chính thức tháng 6/2022) chưa bị xem xét xử lý kỷ luật
thì báo cáo chi bộ để chi bộ xem xét, quyết định chuyển đảng chính thức theo
đúng quy định.
Câu hỏi 5: Việc thu, chi Đảng phí trong đảng viên hiện
nay được thực hiện theo quy định, hướng dẫn nào? Việc sử dụng Đảng phí được
thực hiện như thế nào?
Trả lời: Hiện nay, việc thu,
chi Đảng phí trong Đảng được thực hiện theo Công văn số 141-CV/ VPTW/nb ngày
17/3/2011 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định
số 342-QĐ/TVV ngày 28/12/2010 của Bộ Chính trị
quy định về chế độ Đảng phí.
Điểm 2.1. Mục II Quản
lý và sử dụng đảng phí quy định Đảng phí được trích để lại ở các cấp được sử
dụng như sau:
Chi bộ trực thuộc,
đảng bộ bộ phận, số đảng phí được trích lại chi phục vụ cho hoạt động công tác
Đảng. Các tổ chức cơ sở đảng, tổ chức cấp trên cơ sở
đảng không là đơn vị dự toán, số đảng phí trích giữ lại không tính vào định mức
chi thường xuyên mà được bổ sung vào nguồn kinh phí hoạt động của các tổ chức
đảng.
Đối với các Đảng
ủy Khối trực thuộc Tỉnh ủy, Thành
ủy; các Đảng ủy Khối
trực thuộc Trung ương, số Đảng phí trích để lại được bổ sung vào nguồn kinh phí
hoạt động của tổ chức đảng. Các huyện ủy, quận ủy, thị ủy trực thuộc tỉnh; tỉnh
ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung
ương và cơ quan tài chính đảng ở Trung ương, số thu Đảng phí được trích để lại
không tính vào định mức kinh phí chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị mà được
lập Quỹ dự trữ của Đảng ở cấp đó. Quỹ dự trữ được dùng bổ sung chi hoạt động
của cấp ủy, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức đảng trực thuộc có khó khăn;
cấp ủy đảng quyết định việc chi tiêu quỹ dự trữ.
Nguồn:Tạp chí Cộng sản