Tối
ngày 12/6/2021, việc truy cập vào trang website của Báo điện tử của Đài Tiếng
nói Việt Nam (VOV.VN) gặp khó khăn, đường truyền bị chậm. Đồng thời, Fanpage
của báo cũng nhận hàng chục nghìn bình luận mang tính tiêu cực, công kích.
Toàn bộ các trang mạng xã hội của Báo VOV trên Google, Facebook bị spam
đe dọa, thóa mạ, kêu gọi tẩy chay. Cuộc tấn công này nhằm vào cơ quan báo
chí của Nhà nước là dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến
báo điện tử VOV. Qua đó, cho thấy nguy cơ rủi ro, mất an toàn, an ninh trên môi
trường mạng là rất lớn, đặc biệt là với những trang báo điện tử có lượng người
dùng lớn, gây tâm trạng băn khoăn, lo ngại trong cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân.
Nhiều người cho biết, vụ tấn công mạng nhằm vào Báo điện tử
VOV không phải là vụ việc duy nhất, mà còn rất nhiều báo điện tử khác cũng bị
tấn công[1]. Các vụ tấn công mạng nói trên không chỉ làm ảnh hưởng đến
hình ảnh của các báo mà còn gây thiệt hại nặng nề về mặt tài chính. Bởi chi phí
khắc phục để đưa website trở lại hoạt động bình thường không hề nhỏ. Đó là chưa
tính đến khoản thu nhập quảng cáo bị mất do website gián đoạn hoạt động. Trong
hai ngày Báo điện tử VOV bị tấn công, con số thiệt hại ước tính có thể lên tới
hàng trăm triệu đồng. Từ hoạt động tấn công Báo
điện tử VOV, có thể thấy rõ việc tấn công
mạng ở Việt Nam ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội. Tin tặc đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, không
ngừng nâng cấp, cải tiến các dòng mã độc để tiến hành các chiến dịch tấn công
mạng nhằm vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam. Đặc biệt, hơn 01
năm qua, lợi dụng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các nhóm tin tặc đã
gia tăng hoạt động tấn công mạng gây thiệt hại cho nhiều cơ quan, tổ chức và
doanh nghiệp. Đại đa số người dân mong muốn, các cơ quan chức năng cần vào cuộc
mạnh mẽ hơn nữa để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức đứng
sau các cuộc tấn công mạng này.
Theo các chuyên gia, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của Internet, các tội phạm
mạng cũng không ngừng gia tăng, với các hình thức tấn công ngày càng tinh vi và
khó kiểm soát. Hiện nay, chúng ta đã ban hành Luật An ninh mạng và rất nhiều
văn bản quy phạm pháp luật để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các
tổ chức, cá nhân, cũng như các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý hành vi
vi phạm pháp luật. Tuy vậy,
vụ tấn công mạng nhằm vào Báo điện tử VOV và nhiều báo khác ở nước ta vẫn xảy
ra, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ và xử lý nghiêm những
người đứng đằng sau các vụ tấn công này, lấy đó làm bài học cảnh tỉnh với các
nhóm đối tượng đang có ý định tương tự [2].
Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, truyền thông đa
phương tiện ngày càng phát triển, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến
nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chuyển sang làm việc thông qua môi trường
mạng là chủ yếu. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, khi làm việc từ xa, các tổ chức, doanh nghiệp cần thiết lập
môi trường kết nối an toàn bằng cách trang bị các giải pháp như SSL, VPN… đánh
giá an ninh hệ thống, đánh giá phần mềm trước khi công khai ra Internet; cài
đặt phần mềm diệt virus, tường lửa, hệ thống giám sát, thường xuyên tải bản cập
nhật mới và hệ điều hành; trang bị phương thức xác thực người dùng mạnh như chữ
ký số. Còn đối với cá nhân, cần cảnh giác cao độ khi làm việc từ xa, đồng thời
bảo đảm môi trường kết nối an toàn bằng cách cài đặt phần mềm diệt virus, không
tải và cài đặt những phần mềm không rõ nguồn gốc, thường xuyên cập nhật bản vá
phần mềm, hệ điều hành, không chia sẻ hay truy cập các đường link lạ...
Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đánh giá cao các
cơ quan chức năng đã nhanh chóngtìm ra
nhóm hacker tấn công Báo điện tử VOV; đặc biệt trong thời gian vừa qua đã tham mưu với Đảng, Nhà nước ban
hành, triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật và các giải
pháp kịp thời về bảo đảm an ninh mạng, nhất là xây dựng, đề xuất ban hành các
văn bản hướng dẫn, các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, xử phạt vi phạm hành
chính trên lĩnh vực an ninh mạng. Mở rộng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực an ninh
mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao với các quốc gia, tập đoàn công
nghệ lớn trên thế giới để tiếp thu công nghệ, học hỏi kinh nghiệm, đào tạo
nguồn nhân lực và hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mạng. Các tầng lớp nhân
dân mong muốn, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động phối hợp chặt chẽ với các
ban, bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp bảo vệ an ninh hệ thống
mạng thông tin trọng yếu quốc gia, phòng, chống tấn công mạng; xử lý nghiêm các
đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng mạng
Internet và thông tin trên mạng, bảo đảm an toàn cho người dân khi tham gia vào
các trang mạng xã hội.
Để góp phần ổn định tâm trạng, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân xung quanh việc Báo điện
tử VOV bị tấn công mạng, công tác tuyên truyền cần làm tốt
một số nội dung sau:
Một là, thông tin, tuyên truyền để người dân nhận biết thủ đoạn của
các hacker thường sử dụng nhằm tấn công
trên không gian mạng, cũng như các biện pháp đề cao cảnh giác, phòng, chống các thủ đoạn tấn công
mạng.
Hai là, phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an và các lực lượng chức
năng trong việc cung cấp thông tin về công tác điều tra, triệt phá các vụ việc
tấn công mạng. Thông tin, tuyên truyền kịp thời
đến mọi người dân các hành vi vi phạm pháp luật của tội phạm mạng trên
Internet, nhằm nâng cao ý thức của người dân, để họ chủ động thông báo với cơ
quan có thẩm quyền khi phát hiện những trường hợp có
hành vi tấn công mạng để cơ quan chức năng ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Ba là, thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến các tầng
lớp nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng khi tham gia vào không
gian mạng để mọi người chấp hành nghiêm, không lợi dụng không gian mạng để làm
những việc trái pháp.
Lưu Văn Tuấn
Trưởng phòng TT Công tác Tuyên giáo – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Thanh Niên,Báo Sài Gòn Giải Phóng… cũng trở thành nạn nhân
của chiến dịch tấn công mạng này.
Ngày 18/62021, Trung tướng Tô Ân Xô,
Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết các đơn vị nghiệp vụ đã làm rõ nhóm nghi
phạm gây ra các cuộc tấn công mạng nhằm vào trang Báo điện tử
VOV bằng từ chối dịch vụ (DDoS).
.