Xây dựng Nông thôn mới gắn với Giảm nghèo bền vững

Sáng 27-7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

anh tin bai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm với các Đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh tại Kỳ họp thứ nhất.
Ảnh: TTXVN

 

Các đại biểu đánh giá cao kết quả đạt được sau 10 năm triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới (2010-2020), cho rằng với sự chỉ đạo quyết liệt, năng động của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tinh thần cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, Chương trình đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng, to lớn, toàn diện và mang tính lịch sử.
Nhất trí cao về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, các đại biểu cũng nêu nhiều giải pháp để triển khai thực hiện Chương trình đạt kết quả cao. Đại biểu cho rằng Chính phủ phải khắc phục được những hạn chế của giai đoạn trước, như: Một số địa phương đã đạt chuẩn nhưng các tiêu chí đạt được còn thiếu tính bền vững, trong đó môi trường vẫn là tiêu chí khó với nhiều địa phương; sản xuất nông nghiệp còn phân tán, hiệu quả chưa cao, sản xuất chưa gắn với thị trường. Đề nghị Chính phủ quan tâm xây dựng hạ tầng, công nghệ thông tin, truyền thông ở vùng nông thôn để “tri thức hóa” nông dân; chỉ đạo các cơ quan xây dựng Chương trình rà soát, tránh trùng lắp, tránh bỏ sót về phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động, bảo đảm việc lồng ghép phát huy hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư. Cần có giải pháp kết nối cơ sở hạ tầng giao thông liên vùng để tạo sự giao thương các vùng miền; rà soát, đánh giá, rút kinh nghiệm bộ tiêu chí đo lường của giai đoạn trước, nghiên cứu bộ tiêu chí cho phù hợp, tránh quá sức đối với một số địa phương, đưa tiêu chí hài lòng của người dân vào bộ tiêu chí;  hỗ trợ các địa phương hiện vẫn còn phải cân đối ngân sách từ Trung ương, nhất là trong bối cảnh thu ngân sách dự kiến gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch COVID-19.
Đánh giá cao kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững thời gian qua, các đại biểu Quốc hội bày tỏ nhất trí cao với chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 nhưng đề nghị cần có các quy định cụ thể về đối tượng và nguyên tắc hỗ trợ, có các giải pháp hiệu quả tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra để các nguồn vốn đầu tư cho chương trình thực sự hiệu quả, minh bạch, đúng pháp luật; đổi mới trong tư duy về chủ trương giảm nghèo theo hướng giảm cho không và tăng cho vay ưu đãi, nhà nước chỉ hỗ trợ về cơ chế, chính sách, nguồn lực và hướng dẫn, còn bản thân người nghèo, hộ nghèo phải cố gắng vươn lên; tập trung chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, quan tâm phát triển các hoạt động sinh kế tại chỗ nhằm phát huy lợi thế của địa phương vùng nghèo như sử dụng kiến thức bản địa, khai thác những sản phẩm bản địa và những sản phẩm có tiềm năng phát triển, hoặc cung cấp thông tin về thị trường lao động, kết nối giới thiệu việc làm cho những người nghèo ở vùng nghèo; quan tâm lồng ghép giới trong mục tiêu Chương trình để thực hiện bình đẳng giới và phát huy vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững; ưu tiên quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là hạ tầng điện, nước sinh hoạt và hạ tầng công nghệ thông tin tại các vùng đặc biệt khó khăn...
Đại biểu Trần Thị Vân, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia thảo luận về những giải pháp để thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025 có sự kế thừa, đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng và bền vững.
Chiều 27-7, Quốc hội  thảo luận ở hội trường về: Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025;  Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Trong các phiên thảo luận, thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Cuối phiên làm việc buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua các Nghị quyết về:  Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2022.

                                                 Nguồn:baobacninh.com.vn

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập