Xây dựng chính quyền “bốn không”
Chính quyền điện tử là chính quyền ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Hiểu một cách đơn giản là chính quyền “bốn không”-tức có khả năng họp không gặp mặt; xử lý văn bản không giấy; giải quyết thủ tục hành chính không tiếp xúc; và thanh toán không dùng tiền mặt.

Những năm qua, Bắc Ninh dành nhiều nguồn lực đầu tư, phát triển hạ tầng số băng rộng chất lượng cao, phát triển hạ tầng kết nối mạng internet vạn vật nhằm xây dựng chính quyền “bốn không”. Tỉnh ưu tiên xây dựng các hệ thống thông tin dùng chung, kho dữ liệu dùng chung, tạo lập dữ liệu mở phục vụ người dân, doanh nghiệp. Trong đó duy trì vận hành Dự án xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu (Data center) tỉnh để tập trung hệ thống thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước phục vụ công tác quản lý, khai thác sử dụng, hạn chế tối đa việc mất an toàn thông tin và dữ liệu. Hạ tầng kỹ thuật bảo đảm sự kết nối liên thông, chia sẻ, tích hợp dữ liệu giữa các cơ quan trong tỉnh với các cơ quan trung ương, giữa các cơ quan trên địa bàn tỉnh với nhau. Kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng từ Trung ương với tỉnh, từ cấp tỉnh đến cấp xã bảo đảm yêu cầu dùng riêng, an ninh, an toàn dữ liệu và dự phòng cao.

 

Công dân đăng ký và kích hoạt tài khoản định doanh điện tử trực tuyến.

 

Các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được kết nối mạng LAN, đáp ứng được nhu cầu trao đổi dữ liệu trong nội bộ cơ quan. Toàn bộ máy tính của cán bộ, công chức được kết nối internet; 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và một số cơ cơ quan trung ương đóng tại địa phương được kết nối với hệ thống mạng WAN nội tỉnh tốc độ cao với 177 điểm kết nối…
Với nền tảng kỹ thuật đó là cơ sở để Bắc Ninh xây dựng và đưa vào sử dụng các Hệ thống thông tin dùng chung quy mô toàn tỉnh để thực hiện mô hình “bốn không” trong xây dựng Chính quyền điện tử, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Không thứ nhất là Hệ thống họp trực tuyến toàn tỉnh giúp họp không gặp mặt. Hội nghị truyền hình trực tuyến với 160 điểm cầu (bao gồm 100% sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; 8 UBND các huyện, thị xã, thành phố và 126 xã, phường, thị trấn) phục vụ các cuộc họp với Trung ương cũng như họp nội bộ tỉnh bảo đảm ổn định, an toàn thông tin. Hệ thống hoàn toàn có khả năng mở rộng, đáp ứng yêu cầu họp trực tuyến cho các ngành, các cấp.
Không thứ hai là, hệ thống thông tin giải quyết TTHC không tiếp xúc người dân, đến nay đạt  hơn 50%. Hệ thống xây dựng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông; yêu cầu về nghiệp vụ của Văn phòng Chính phủ, phấn đấu đến năm 2025: Toàn bộ TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến; 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó; 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền; Tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến.
Không thứ ba là, Hệ thống quản lý Văn bản và Điều hành để sử dụng văn bản điện tử thay văn bản giấy (không giấy tờ). Với hơn 18.000 tài khoản người dùng, toàn bộ công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc. Cùng với đó, 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất đó là phần mềm quản lý văn bản và điều hành. Toàn bộ văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số, trừ văn bản mật theo quy định. Hiện tại hồ sơ công việc cấp tỉnh đạt 95.85%; hồ sơ công việc cấp huyện 96.52 %; hồ sơ công việc cấp xã 98.02%, vượt mức yêu cầu của tỉnh và Trung ương, toàn bộ hồ sơ được tạo, lưu giữ và chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
Không thứ tư là, thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay, thanh toán điện tử trong thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt phát triển rộng khắp từ đô thị tới các khu vực nông thôn, bảo đảm an toàn, bảo mật, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng. Trong khu vực dịch vụ hành chính công thanh toán điện tử được đẩy mạnh, hiện tại số TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được triển khai thanh toán trực tuyến cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia đạt 247/457; tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến 26%; số hồ sơ có phát sinh giao dịch thanh toán trực tuyến là 12.126.
Kế hoạch của tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2025, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; 100% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hiện đại sử dụng linh hoạt các phương thức thanh toán điện tử, tiện ích thanh toán trên nền tảng di động, ví điện tử, QR code, POS, thẻ tín dụng.

Nguồn:baobacninh.com.vn
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập