Ứng dựng công nghệ số trong hoạt động tín dụng
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) đã và đang tác động sâu rộng đến tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội. Bắt nhịp xu thế đó, hệ thống Ngân hàng (NH) tập trung đổi mới hoạt động quản lý theo hướng hiện đại, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ thanh toán, nhất là thanh toán điện tử; chú trọng khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ số trong hoạt động tín dụng.

Cán bộ ngân hàng hướng dẫn khách hàng cài đặt ứng dụng thanh toán điện tử trên điện thoại di động.

 

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán như: Xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt), thanh toán qua mã QR, mở tài khoản thanh toán trực tuyến và gửi tiết kiệm trực tuyến trên thiết bị di động... Thông qua trải nghiệm dịch vụ Agribank Digital, mọi giao dịch đều được tự động hóa với tốc độ xử lý nhanh chóng, độ chính xác cao, khách hàng có thể thực hiện tất cả các dịch vụ ngân hàng. Đến nay, khách hàng đăng ký sử dụng các dịch vụ E-Banking đạt gần 180.000, chiếm 80% tổng số khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh. Đầu năm 2023 Chi nhánh trang bị thêm 1 máy rút tiền tự động thế hệ mới (Auto Bank - CDM) lắp đạt tại Agribank thành phố Bắc Ninh, nâng tổng số 3 máy CDM và gần 30 máy ATM ở tất cả các điểm giao dịch trực thuộc của Chi nhánh. CDM là máy Autobank hiện đại nhất hiện nay, có chức năng vừa gửi vừa rút tiền, khách hàng không cần vào quầy mà vẫn có thể gửi tiền, nộp tiền vào tài khoản, gửi tiết kiệm…Chi nhánh cũng triển khai việc hợp tác thu hộ tiền điện, tiền nước, học phí, cước viễn thông với các đơn vị cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh thông qua trích nợ tự động trên tài khoản của khách hàng và cung cấp dịch vụ trả lương qua tài khoản cho các tổ chức, doanh nghiệp với gần 600 đơn vị và gần 20.000 tài khoản… Do đó, doanh số thanh toán qua kênh điện tử ngày càng lớn, bình quân đạt hơn 500 triệu giao dịch/tháng, giá trị đạt 5.000 tỷ đồng/tháng.
Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ thông tin, các ngân hàng tiếp tục tập trung phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ứng dụng giải pháp công nghệ 4.0 và triển khai phát triển ngân hàng số, thực hiện chuyển đổi số, hoàn thiện nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích mới, thanh toán linh hoạt trên thiết bị di động, ví điện tử, cổng thanh toán. Qua đó, cho phép khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch thanh toán hàng ngày. Đến nay, nhiều công nghệ đột phá đã được các tổ chức tín dụng ứng dụng để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ hiện đại, thân thiện, tiện lợi mang lại trải nghiệm và lợi ích thiết thực cho khách hàng như eKYC, QR code, thanh toán không tiếp xúc, điện toán đám mây, AI, Big Data...Đồng thời, ưu tiên số hóa trong các lĩnh vực trải nghiệm của khách hàng, nâng cao năng suất lao động, hệ sinh thái để làm giàu dữ liệu và hiểu hơn về khách hàng. Các dịch vụ được tự động hóa, sử dụng công nghệ có tính an toàn, bảo mật cao, hạ tầng được chuẩn hóa, tích hợp hệ sinh thái trải rộng nhiều ngành, lĩnh vực như hệ sinh thái Mobile Banking kết nối với dịch vụ công, tài chính, viễn thông, điện lực, giao thông, y tế.
Hệ thống ATM, POS được chú trọng phát triển cả về số lượng, quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ. Đến tháng 4 -2023, các ngân hàng lắp đặt 333 máy ATM, 3.207 máy POS và hàng chục nghìn điểm bán hàng có dịch vụ mã QR ; phát hành lũy kế khoảng 2,27 triệu thẻ, đang thực hiện trả lương cho 2.459 đơn vị, trong đó có 937 đơn vị hưởng lương từ NSNN, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thuận lợi cho người dân trong giao dịch và sử dụng dịch vụ ngân hàng số. Ngành ngân hàng phấn đấu đến năm 2025 có 50% nghiệp vụ ngân hàng được số hóa; 70% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; 50% khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng khách hàng cá nhân được số hóa, tự động... Hiện một số ngân hàng thương mại chuyển đổi số ở Top đầu đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, vượt sớm và xa mục tiêu đặt ra là 70% vào năm 2025; nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới.
Để ứng dụng công nghệ số trong hoạt động tín dụng, phát huy tối đa hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước tỉnh yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm lộ trình chuyển đổi số quốc gia, phấn đấu là đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số, thực hiện thành công vượt tiến độ tiến trình chuyển đổi số trong toàn ngành, góp phần hiện thực hóa Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nguồn:baobacninh.com.vn
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập