Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và quyết tâm chính trị của Đảng ta
Ngay từ ngày thành lập
Đảng và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan
tâm đến việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Quán triệt tư tưởng đó, trong Cương
lĩnh xây dựng đất nước, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm: phát triển kinh tế là
trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt.
|
Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong phòng làm việc của Người tại căn cứ địa Việt Bắc (1951). (Ảnh:
hochiminh.vn)
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng
trong sạch, vững mạnh, là nhiệm vụ then chốt, có vị trí đặc biệt quan trọng,
thể hiện trong một số luận điểm sau: Trong tác phẩm
Đường kách mệnh, Hồ Chí Minh đặt “Tư cách của một người cách mệnh” lên hàng
đầu, quan điểm người cách mệnh “phải giữ chủ nghĩa cho vững” và “ít lòng tham
muốn về vật chất”.
Người rất coi trọng
việc chỉnh đốn Đảng, trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" năm 1947
Bác nói: Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng.
Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà
có rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến
bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính.
Trong bài nói chuyện tại lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung
ương (ngày 11/5/1952), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Vì điều kiện khó khăn, mà số đông cán bộ và đảng viên chưa được
huấn luyện hẳn hoi cho nên tư tưởng và trình độ chính trị còn thấp kém và lệch
lạc. Điều đó tỏ rõ ra ở mỗi khuyết điểm như: không nắm vững chính sách trường
kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh; không phân biệt rõ ràng bạn và địch, bệnh
quan liêu, công thần và nạn tham ô hủ hóa khá nặng, v.v..."[1].
“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh,
rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài
càng sáng, vàng càng luyện càng trong”, đó là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Nâng cao
đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” (năm 1969).
Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người cũng đề ra những yêu
cầu cơ bản về đạo đức của cán bộ, đảng viên và yêu cầu xuất phát từ bản chất
cách mạng của Đảng, từ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân:“Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật
sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” [2].
Và quyết tâm chính trị của Đảng ta
Ngày 9/12/2021, Bộ
Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai kết luận và
quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
thể hiện tầm quan trọng và quyết tâm chính trị rất cao, thể hiện việc cụ thể hóa
tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta về vấn đề này.
Từ nhiều năm nay,
Trung ương Đảng đã nhận thấy rõ những vấn đề cấp bách trong công tác
xây dựng Đảng, coi đây là một vấn đề then chốt đảm bảo nâng cao năng lực cầm
quyền và sức chiến đấu của Đảng. Nếu không, Đảng sẽ không thể đáp ứng được sứ
mệnh lịch sử mà nhân dân giao phó.
Hội nghị Trung ương 4, khóa XI ban hành Nghị quyết Một
số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; tiếp đến Hội nghị Trung ương
4, khóa XII tiếp tục ban hành Nghị quyết về tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ, thể hiện rõ quyết tâm chính trị, nhằm lập lại kỷ cương trong Đảng, xây
dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh. Và đến Hội Nghị Trung ương 4 khóa
XIII mới đây, Trung ương Đảng ban hành Kết luận Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn
Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những
cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện
"tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; và Quy
định mới Về những điều đảng viên không được làm.
Càng thấy rõ quyết tâm chính trị và sự tâm
huyết, trách nhiệm của người đứng đầu Đảng ta thể hiện trong bài phát biểu chỉ
đạo Hội nghị ngày 9/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát hết sức rõ
ràng các nội dung, đưa ra các luận cứ khoa học và thực tiễn để giải đáp các vấn
đề cấp bách và lâu dài trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
|
Hội nghị cán
bộ toàn quốc về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. (Ảnh: Phạm Cường)
|
Tổng Bí thư đã lý giải vì sao lần này Trung ương lại tiếp tục
bàn và ra Nghị quyết về vấn đề này? Đó là: "... bên cạnh những kết quả, thành tích
đã đạt được, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII của Đảng cũng còn
những hạn chế, khuyết điểm: Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả
cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương
mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, đặc biệt là sa vào chủ
nghĩa cá nhân, nói không đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp
luật của Nhà nước. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê bình và phê bình;
công tác kiểm tra, giám sát của nhiều tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên còn hạn
chế. Hệ thống chính trị ở nước ta chưa thực sự trong sạch, vững mạnh như mong
muốn; không ít cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền, làm
việc ở những ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực vẫn thiếu tu
dưỡng và rèn luyện, vẫn sa vào chủ nghĩa cá nhân, vi phạm các quy định của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, bị xử lý kỷ luật của Đảng và xử lý hình sự.
..."
Tổng Bí thư cũng chỉ ra nội dung mới
của lần này, đó là: không chỉ xây
dựng, chỉnh đốn Đảng mà còn bao gồm cả xây dựng hệ thống chính trị; không
chỉ đối với đảng viên và các cấp uỷ, tổ chức đảng mà còn mở rộng ra cả đối
với cán bộ, công chức, viên chức, các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị
trong toàn hệ thống chính trị. Và tinh thần mới, xác định mục tiêu mới
là: đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị
nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của
Đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; đổi mới nội dung, phương
thức và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức chính trị - xã hội. Bổ sung, nhấn mạnh thêm nhóm nhiệm vụ, giải
pháp về "Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến
lược và người đứng đầu gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Bổ sung, hoàn thiện toàn diện hơn các thể chế,
thiết chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực.
Đồng thời, Tổng Bí thư đã chỉ rõ những việc phải làm và làm
ngay để thực hiện có kết quả, biến Nghị quyết thành hiện thực sinh động, đó là:
Phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung
của Kết luận và Quy định, nắm vững những tư tưởng chỉ đạo, những
công việc phải làm; mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng về xây dựng, chỉnh đốn
Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Các cấp uỷ và tổ
chức đảng các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị
cần khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động, chương trình học tập, quán triệt
và triển khai thực hiện Kết luận, Quy định, tránh hời hợt, hình thức.
Phải thực hiện đồng bộ, toàn diện, đồng thời có trọng tâm, trọng điểm. Mỗi cán
bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người
đứng đầu, người chủ trì phải gương mẫu, tự giác làm trước, nghiêm túc tự phê
bình, kiểm điểm, tự soi lại mình, đơn vị mình, gia đình mình, cái gì tốt thì
phát huy, cái gì khiếm khuyết thì tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự
sửa mình.
Có thể nói, việc Bộ
Chính trị tổ chức một hội nghị với quy mô toàn quốc đã thể hiện sự chỉ đạo tập
trung, trực tiếp từ Trung ương đến các tổ chức cơ sở Đảng, Nhân dân tin tưởng
nhiều hơn vào quyết tâm chính trị của Tổng Bí thư cùng toàn Đảng về xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, hy vọng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là
đội tiên phong, là lực lượng lãnh đạo đất nước.
Nguồn:dangcongsan.vn