1. Về kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP, theo giá so sánh 2010) 6 tháng đầu
năm 2020 ước đạt 53.182 tỷ đồng, giảm 3,3%
so với cùng kỳ trước. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 3%;
khu vực công nghiệp - xây dựng giảm 2,8% (riêng ngành công nghiệp giảm
1,%) và khu vực dịch vụ giảm 4,8%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Mặc dù, tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân giảm tới
1.377 ha so với cùng vụ năm trước, nhưng nhờ chuyển dịch cơ cấu giống theo hướng
mở rộng diện tích cây trồng năng suất, chất lượng cao, ứng dụng công nghệ cao,
nên năng suất của hầu hết các cây trồng chính đều đạt cao hơn, đã góp phần đưa
ngành trồng trọt đạt mức tăng trưởng 1,6%. Trong nuôi trồng thủy sản, tuy diện
tích ao đất giảm nhẹ nhưng nhờ đẩy mạnh thâm canh và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến
và nuôi cá lồng trên sông với nhiều mô hình hiệu quả được nhân rộng, nên ngành
thủy sản cũng đạt mức tăng trưởng khá (+2,7%). Trong chăn nuôi, tổng đàn lợn
tuy đã được phục hồi (+11,2% so với cùng thời điểm năm trước) và chăn nuôi
trâu, bò ổn định, chăn nuôi gia cầm đạt mức tăng trưởng 3,5%, nhưng do sản lượng
thịt hơi gia súc, gia cầm vẫn đạt thấp (-31,2%) so với 6 tháng đầu năm 2019,
nên tính chung ngành chăn nuôi vẫn giảm 7,9% và đây là nhân tố chủ yếu kéo giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản
giảm so với cùng kỳ năm trước.
Công nghiệp: Là ngành chiếm
tỷ trọng lớn nhất (70,6%) trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nên biến động của nó có
tác động rất lớn đến tăng trưởng chung. Trong những tháng đầu năm, dịch Covid-19 phát sinh và lây lan ra
toàn cầu, nhiều quốc gia đã đóng cửa biên giới, thực hiện cách ly xã hội,
đặc biệt là Trung Quốc - quốc gia đầu tiên bùng phát dịch - đã tạm dừng các hoạt
động xuất nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa,… trong thời gian dài đã khiến doanh nghiệp
nhiều nước, trong đó có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia khó khăn lớn vì thiếu
nguyên liệu sản xuất, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao, … trong sản xuất; có không ít doanh nghiệp của tỉnh Bắc Ninh cũng bị
ảnh hưởng. Tính chung 6 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh
(giá so sánh 2010) ước đạt 464.840 tỷ đồng, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, từ cuối tháng 5 khi
dịch Covid – 19 đã được kiểm soát và chuyểnsang thực hiện trạng thái mới, sản
xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã lấy lại được đà tăngtrưởng cao trong
tháng 6, với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng tới 35,4% so với tháng
5 và tăng 16% so với tháng 6/2019.
Đối với các ngành dịch
vụ, một số ngành sụt giảm sâu do phải tạm ngừng hoạt động khi thực hiện cách ly
xã hội để ngăn chặn Covid-19 ở trong nước cũng như giữa các quốc gia, như: Bán
lẻ hàng hóa (-15%); doanh thu vận tải kho bãi (-21,6%); dịch vụ lưu trú và ăn uống
(-31,4%); hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (-34,4%); nghệ thuật và hoạt động
vui chơi giải trí (-7,6%); dịch vụ khác (-24,3%). Mặc dù, các ngành thông tin
truyền thông; tài chính, ngân hàng; các ngành hưởng lương từ ngân sách
nhà nước vẫn đạt mức tăng trưởng trên 5%, nhưng do
tỷ trọng nhỏ nên cũng không bù đắp được mức giảm sâu của các ngành trên. Riêng
ngành kinh doanh bất động, với tỷ trọng lớn thứ 2 (chiếm 11,5%) trong khu vực dịch
vụ, nhưng chỉ đạt mức tăng 0,7%, nên tác động không đáng kể. Tính chung, các
ngành dịch vụ trong 6 tháng đầu năm ước giảm 7%.
Điểm sáng
trong bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm là hoạt động ngoại thương vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá ước 14,9 tỷ USD, tăng 6,7% so với 6 tháng 2019; nhập khẩu hàng hóa ước
đạt 12,9 tỷ USD, tăng 5,1%. Đồng thời, để tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động sản xuất
kinh doanh, đầu tư công đã được đẩy mạnh và ưu tiêngiải ngân các công trình trọng
điểm với tổng vốn đầu tư thực hiện 6 tháng ước đạt 2.854,5 tỷ đồng, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối
cảnh nhiều khoản thu ngân sách bịthâm
hụt do thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước đạt 14.565 tỷ đồng, đạt 50,9% dự toán
năm và chỉ giảm 4,1% so với cùng kỳ, trong khi chi ngân sách được ưu
tiên cho các nhiệm vụ chống dịch Covid - 19, hỗ trợ người lao động, đảm bảo an
sinh xã hội, với tổng chi ước đạt 9.577 tỷ đồng, đạt 49,4% dự toán và tăng
23,3%.
2.
Các lĩnh vực xã hội
Lao động việc làm và công tác xã hội:
Được các ngành, các cấp đặc biệt
quan tâm trong bối cảnh bị dịch Covid-19 tác động, nhất là nhóm lao động yếu thế,
không có trình độ chuyên môn. Trong 6 tháng, toàn tỉnh
đã giải quyết việc làm cho 13.700 lao động, bằng 98,4% so với cùng kỳ năm trước; tuyển sinh học nghề cho 12.740 người, trong đó hệ sơ cấp 12.159 người,
nên tỷ lệ lao động thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị tăng
không đáng kể. Công tác an sinh, phúc lợi xã hội được đảm bảo, trong đó ưu tiên
vào các đối tượng người cao tuổi, người
nghèo, bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn. Trong dịp tết Nguyên đán, toàn tỉnh đã tặng 81.479 suất
quà với tổng kinh phí 50 tỷ đồng. Rà soát, hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo
và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19, với 37.356 đối tượng chính
sách nhận hỗ trợ 55,8 tỷ đồng; 8.738 người nghèo nhận hỗ trợ 6,5 tỷ đồng; 21.614 người cận nghèo nhận hỗ
trợ 16,2 tỷ đồng. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, được củng
cố và tăng cường ngay từ tuyến cơ sở, đã góp phần phòng chống dịch Covid-19
thành công cùng với cả nước. Tình hìnhan ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị và
hoạt động văn hoá lớn diễn ra trên địa bàn tỉnh; quản lý chặt chẽ người nước ngoài và người Việt Nam
ở nước ngoài về địa phương; rà soát, đảm bảo an ninh trật tự khi thực hiện
cách ly diện rộng. Thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, 6 tháng toàn tỉnh xảy ra 28 vụ, làm chết 24 người, bị thương 09 người; so cùng kỳ, giảm 4 vụ,
giảm 6 người chết và giảm 3 người bị thương.
Ngô Văn Tuệ,
Phó Cục trưởng Cục
Thống kê Bắc Ninh