Tình hình kinh tế Việt Nam 9 tháng và ước thực hiện cả năm 2022

1. Bối cảnh quốc tế

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên toàn cu mặc dù vn được kiểm soát nhưng số ca mc mới tăng cao trở lợi tại một số quốc gia. Tính đến sáng 30/9/2022, thế giới lần lượt ghi nhận tổng số 622.152.113 ca nhiễm và 6.546.318 trường hợp tử vong vì Covid-19. Xét về khu vực, châu Âu đứng đu thế giới về số ca mắc Covid-19 mới, tiếp đó là châu Á. Hiện nay, Mỹ vẫn là nước chịu tác động nặng n nhất bởi dịch bệnh trong khu vực và trên thế giới. Xung đột Nga - Ukraine có những diễn biến mới. Quan hệ Mỹ - Trung Quốc ngày càng căng thng. Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) mun tìm kiếm những biện pháp cấm vận chưa từng được áp dụng, từ đó giới hạn một số hoạt động thương mại và đầu tư với Trung Quốc trong các ngành công nghệ nhạy cảm như chíp máy tính và thiết bị viễn thông.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế thế gii năm 2022 ngày càng kém lạc quan, bắt ngun từ tác động tiêu cực của xung đột Nga - Ukraine làm ảnh hưởng mạnh đến kinh tế châu Âu; chiến lược "zero-covid" không khoan nhượng làm chậm lại các hoạt động kinh tế của Trung Quốc, đồng thời làm nghẽn chuỗi cung ứng toàn cu; áp lực lạm phát tăng cao dn đến việc thắt cht chính sách tin tệ ở nhiều quốc gia làm ảnh hưởng đến nhiều nền kinh tế lớn như: Mỹ, Nhật Bản. Tháng 7/2022, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2022 từ mức 3,6% (theo báo cáo hi tháng 4/2022) xuống 2,9%. Trong đó, tăng trưởng kinh tế ở hu hết các nền kinh tế lớn đu chậm lại.

Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại, dự báo tăng trưởng GDP của nền kinh tế Mỹ năm 2022 dự báo đạt 2,3%, điu chỉnh giảm 1,4 điểm phn trăm so với dự báo tháng 4/2022 tương ứng của IMF. Động lực tăng trưởng từ tiêu dùng tư nhân ngày càng yếu, một phần do sức mua ca hộ gia đình giảm và phn do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định nền kinh tế Mỹ suy giảm sau hai quý đu năm 2022 GDP là do bùng nổ trở lại của biến thể Omicron Covid-19 dn đến những hạn chế và gián đoạn, khiến tiêu dùng giảm trong nửa đầu năm. Đu tư trong quý II giảm 13,2%. Chi tiêu của Chính phủ giảm do một số chương trình liên bang giảm dn. Lạm phát vẫn ở mức cao, 83% trong tháng 8/2022 sau khi đạt đỉnh 9,1% trong tháng 6/2022, chủ yếu do giá thực phẩm và năng lượng cao.

Kinh tế châu Âu đứng trước những thách thức chưa từng có trong bối cảnh lạm phát leo thang do ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine. Nguy cơ thiếu khí đốt và những hạn chế trong chuỗi cung ứng đã đy các nhà máy tại châu Âu vào tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào sản xuất. Cùng với đó, hàng tn kho của các nhà sản xuất cũng đang ở mức cao kỷ lục, cho thấy hoạt động sản xuất sẽ không sớm tăng trưởng trở lại. Áp lực lạm phát gia tăng ở hu hết các quốc gia trong khu vực.

Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng tốt hơn dự báo nhưng kém vững chc. Kinh tế Trung Quốc đã khởi sắc trong quý III sau khi chng lại vào quý II. Tuy nhiên, đà phục hi vn bị cn trở bởi các đợt bùng phát dịch Covid-19 l tẻ ở những thành phố trên khắp đất nước, thị trường nhà ở suy yếu và nhu cầu tại các thị trường nhập khẩu sụt giảm, lạm phát tăng cao, các ngân hàng Trung ương mạnh tay nâng lãi suất điu hành và những biến động trên thị trường ngoại hi. IMF nhận định, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy giảm mạnh dù có sự phục hi sau các đợt phong tỏa vào nửa cuối năm 2022, theo đó tăng trưởng GDP của quốc gia này được dự báo đạt 3,3% năm 2022. ADB dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quc năm 2022 đạt 3,3%, điểu chỉnh giảm 1,7 điểm phn trăm so với dự báo đưa ra hi tháng 4/2022. Đây là ln đu tiên trong hơn 3 thập k, dự báo tăng trưởng của Trung Quốc tăng chậm hơn dự báo tăng trưởng chung của các nước châu Á đang phát triển.

Thương mại toàn cu phục hi chậm nhưng vn tích cực. Thương mại toàn cu trong những tháng cuối năm 2022 chịu tác động trái chiu bởi áp lực từ cuộc xung đột Nga - Ukraine và sự tăng mạnh do Trung Quốc khi dỡ bỏ các lệnh phong tỏa Covid-19. Lạm phát trên toàn cu vn tiếp tục duy trì ở mức cao do tỷ lệ lạm phát tăng mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, giá xăng du tăng cao làm trm trọng thêm cuộc khủng hoảng v giá lương thực, thực phm và chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình và doanh nghiệp.

2. Tình hình kinh tế Việt Nam 9 tháng đu năm 2022

Trái ngược với bức tranh kinh tế ảm đạm tại nhiều khu vực trên thế giới, kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đu năm 2022 khởi sc ở hu hết các lĩnh vực. Hoạt động sn xut kinh doanh trong quý III/2022 tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt so với cùng kỳ năm trước, khi nhiều địa phương trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bnh, nhất là tại các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67%. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, GDP đã tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2022. Các hoạt động sản xuất kinh doanh dn lấy lại đà tăng trưởng, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã họi của Chính phủ đã phát huy hiệu quả. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất (54,2%), tiếp theo là khu vực công nghiệp và xây dựng (41,8%), khu vực nông, lâm, thủy sản đóng góp 4%.

Một số ngành có mức tăng trưởng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế như: công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 10,69%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2011, 2017 và 201 8, đóng góp 2,74 điểm phần trăm; ngành xây dựng tăng 8,55% đóng góp 0,59 điểm phần trăn; ngành bán buôn, bán lẻ tăng 10,24% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 1 điểm phần trăm; ngành vận tỉa kho bãi tăng 14,2% đóng góp 0,83 điểm phần trăm; ngành du lịch lưu trú và ăn uống tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 41,7%, đóng góp 0,81 điểm phn trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,05%, đóng góp 0,52 điểm phn trăm.

Thu ngân sách đạt khá. Thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm 2022 ước tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021, đảm bảo các nhu cu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục tăng cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số vốn FDI thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 15,4 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn đăng ký điều chỉnh và vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phn đều tăng so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 29,9% và 1,9%). Mặc dù vậy, thu hút vốn FDI vẫn chưa phục hi hoàn toàn sau giai đoạn suy giảm do dịch Covid-19. Tổng vốn FDI thu hút vào Việt Nam đạt hơn 18,75 tỷ USD, bằng

84,7% so với cùng kỳ năm trước.Trong đó, vốn đăng ký cấp mới chỉ đạt hơn 7,1 tỷ USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước.   

Gii ngân vốn đâu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) vẫn ở mức thấp. Nếu xét v số tuyệt đối, vốn đu tư từ NSNN cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái và tăng khoảng 16%, tuy nhiên tỷ lệ giải ngân đầu tư công chưa đạt như kỳ vọng. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước thanh toán tính đến hết tháng 9/2022, các bộ, ngành, địa phương thực hiện giải ngân vốn đầu tư từ nguồn NSNN đạt 43,93% kế hoạch, đạt 49,95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, có 08 bộ và 23 địa phương ước tỷ lệ giải ngân đạt trên 60%; tuy nhiên, vẫn còn 11 bộ, cơ quan Trung ương và 01 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20%.

Cán cân thương mại duy trì xuất siêu trong 9 tháng đầu năm. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 573,8 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng trong tháng 9/2022, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 1,14 tỷ USD. Các mặt hàng tiếp tục duy trì kim ngạch xuất khẩu tốt trong những tháng đầu năm 2022 là các mặt hàng điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, dệt, may, giày dép, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, dệt may là những ngành có tốc độ tăng mạnh so với cùng kỳ. Một số mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh, như; sắt thép, điện tử, máy tính và linh kiện.

Tiêu dùng tiếp tục xu hướng phục hồi mạnh mẽ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong quý III/2022 đạt trên 1.450 nghìn tỷ đồng, đẩy mức tăng trưởng tổng mức trong 9 tháng đu năm đạt 21% (nếu loại trừ yếu t giá còn 16,8%, cao hơn nhiều so với mức giảm 5% của năm 2021). Tăng trưởng tổng mức tiếp tục tạo kỷ lục sau khi chịu ảnh hưởng nặng của dịch bệnh Covid-19. Các hoạt động du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng trưởng mạnh. Ngoài ra, giá xăng, dầu có xu hướng giảm sâu góp phần kiểm soát tốt giá cả hàng hóa, kích thích tiêu dùng.

Lạm phát vn trong mức kiểm soát. Bình quân tháng đu năm 2022, chỉ số CPI tăng 2,73%, lạm phát cơ bản tăng 1,88% so cùng kỳ năm 2021. Biến động giá tiêu dùng nhìn chung tương đối ổn định trong tháng 9 và 9 tháng đu năm. Bên cạnh những yếu tố khách quan, công tác điu hành giá đạt được kết quả tích cực đến thời điểm này là do sự ch đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ban, ngành và cơ quan hữu quan. Chính sách tài khóa, tiền tệ chủ động, linh hoạt, cùng với các chính sách của các bộ, ngành được triển khai tích cực, nhanh chóng, hiệu quả đã góp phn n định tỷ giá, đảm bảo cán cân thương mại, kiểm soát được tín dụng, thanh khoản của         nền kinh tế góp phần kiểm soát lạm phát chung. Mặc dù tình hình còn nhiu khó khăn, nhưng công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát cơ bản đạt được mục tiêu đ ra.

Việc lạm phát của Việt Nam đang theo xu hướng ổn định hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới, ngoài lý do do chủ động điu hành của Chính phủ, còn là do tỷ trọng các mặt hàng trong rổ hàng hóa dùng để tính CPI giữa các quốc gia là tương đối khác biệt. Với một nước đang phát triển như Việt Nam, chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu, như: lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng chủ yếu, trong khi các khoản chi cho nhà ở, điện nước, khí đốt, giao thông, văn hóa không cao. Nhóm hàng có ảnh hưởng lớn đến lạm phát của Việt Nam là lương thực, thực phẩm hiện có nguồn cung dồi dào, do vậy, lạm phát của Việt Nam vẫn đang được kiểm soát tốt. Trong khi đó, ảnh hưởng từ xung đột Nga – Ukraine chủ yếu ảnh hưởng đến giá nhiên liệu, khí đốt. Các nước phát triển có lạm phát cao hiện nay như Mỹ, khu vực EU… đều là các quốc gia có tỷ trọng nhóm hàng liên quan đến nguyên liệu, khí đốt rất lớn nên áp lực lạm phát do tác động của xung đột Nga – Ukraine đáng kể hơn nhiều so với Việt Nam

Lãi suất đồng VND chịu lực gia tăng. Việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi sut đã tác động lên mặt bằng lãi sut của Việt Nam. Lãi suất đồng USD tăng cao (từ ngày 21/9/2022, Fed đã tăng lãi suất lên mức 3,25 - 3,5%) dẫn đến chênh lệch lãi suất giữa đóng VND và đồng USD thu hẹp mạnh, thậm chí có nguy cơ chuyển trạng thái chênh lệch âm. Điều này gây bất lợi đối với đổng VND, gây nguy cơ dòng vốn nước ngoài rời khỏi Việt Nam. Do đó, để đảm bảo duy trì trạng thái chênh lệch hợp lý giữa lãi suất đồng VND và lãi suất đóng USD, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải liên tục sử dụng các biện pháp "bơm, hút" tiền đan xen nhằm điu tiết cung tiền để vừa đảm bảo duy trì lãi suất đồng VND ở mức hợp lý nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng, vừa giữ chân dòng vốn quốc tế. Thực lãi suất liên ngân hàng đã tăng khá cao, có thời điểm, lãi suất qua đêm lên đến 7%/năm (tuần giữa tháng 9). Trên thị trường liên ngân hàng đến cuối tháng 8/2022, lãi suất cho vay qua đêm đối với tiên VND đã tăng lên 4% và chênh lệch lãi suất VND và USD ở mức 2 điểm %; lãi suất phát hành tín phiếu, NHNN kỳ hạn 14 ngày tăng từ mức 26%/năm vào đu tháng 8/2022 lên 4,0%/năm vào cuối tháng; sau đó lãi suất qua đêm có thời đim tăng lên mức kỷ lục 7,5%/năm (trong tuần giữa tháng 9/2022) kể từ năm 2012.

Ngay sau động thái tăng mạnh lãi sut ln th 5 ca Fed (ngày 21/9/2022), NHNN đã điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành: lãi sut tái cp vn tăng từ 4%/năm lên 5%/năm; lãi sut tái chiết khấu từ 2,5%/năm lên 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện t liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối vi tổ chức tín dụng từ 5%/năm lên 6%/năm. Trong kế hoạch tăng lãi suất của Fed, dự kiến Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất lên khoảng 4% vào cuối năm 2022. Điu này tiếp tục gây áp lực lên mặt bằng lãi suất của Việt Nam. Lãi suất khó có thể duy trì trạng thái thấp kéo dài, song nếu giả thiết v việc Fed dn tới giới hạn tăng lãi sut thì đó sẽ là dư địa không nhỏ để NHNN ổn định mặt bằng lãi suất trong tương lai.

Áp lực lên tỷ giá USD/VND đang tăng lên. Trong 9 tháng năm 2022, t giá USD/VND trong xu hướng gia tăng. Diễn biến này gắn liền với việc chỉ số đng USD tiếp tục tăng giá và đng Nhân dân tệ mất giá trong 9 tháng năm 2022. Ngày 07/9/2022, s USD đã lên mức 110,22 cuối ngày, là mức cao nhất trong 20 năm qua. Điu này một lần nữa áp đặt áp lực lên tỷ giá đồng VND. Theo đó, NHNN đã phải thực hiệnbơm – hút tiền Iiên lãi suất phát hành tín phiếu, NHNN kỳ hạn 14 ngày tăng từ mức 26%/năm vào đu tháng 8/2022 lên 4,0%/năm vào cuối tháng; sau đó lãi suất qua đêm có thời đim tăng lên mức kỷ lục 7,5%/năm (trong tuần giữa tháng 9/2022) kể từ năm 2012.

Ngay sau động thái tăng mạnh lãi sut ln th 5 ca Fed (ngày 21/9/2022), NHNN đã điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành: lãi sut tái cp vn tăng từ 4%/năm lên 5%/năm; lãi sut tái chiết khấu từ 2,5%/năm lên 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện t liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối vi tổ chức tín dụng từ 5%/năm lên 6%/năm. Trong kế hoạch tăng lãi suất của Fed, dự kiến Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất lên khoảng 4% vào cuối năm 2022. Điu này tiếp tục gây áp lực lên mặt bằng lãi suất của Việt Nam. Lãi suất khó có thể duy trì trạng thái thấp kéo dài, song nếu giả thiết v việc Fed dn tới giới hạn tăng lãi sut thì đó sẽ là dư địa không nhỏ để NHNN ổn định mặt bằng lãi suất trong tương lai.

Áp lực lên tỷ giá USD/VND đang tăng lên. Trong 9 tháng năm 2022, t giá USD/VND trong xu hướng gia tăng. Diễn biến này gắn liền với việc chỉ số đng USD tiếp tục tăng giá và đng Nhân dân tệ mất giá trong 9 tháng năm 2022. Ngày 07/9/2022, s USD đã lên mức 110,22 cuối ngày, là mức cao nhất trong 20 năm qua. Điu này một lần nữa áp đặt áp lực lên tỷ giá đồng VND. Theo đó, NHNN đã phải thực hiệnbơm – hút tiền Iiên tc thông qua mua bán ngoại tệ và phát hành tín phiếu quy mô lớn. NHNN đang cố gắng tìm điểm cân bằng mới để tiếp tục đối phó với các diễn biến mới từ thị trường tiền tệ Mỹ. DO đó, mặc dù tỷ giá USD/VND đã tăng 2,7% trong 9 tháng đầu năm 2022 nhưng vẫn là đồng tiền mất giá ít nhất so với các đồng tiền của các nước Đông Á

Về dư nợ tín dụng toàn nn kinh tế, số liệu từ NHNN cũng cho thấy, tính

đến 25/9, tăng trưởng tín dụng ước đạt 9,62% so với cui năm 2021 và không có quá nhiều thay đổi từ cuối tháng 6 (tăng 9,35%). Như vậy, trong vòng gần 3 tháng trở lại đây, lượng tín dụng bơm mới vào nn kinh tế là rất hạn chế. Điều này là một trong những yếu tố khiến thanh khoản hệ thống luôn ở trạng thái di dào. NHNN phải liên tục đảo chiu bơm - hút ròng nhằm điều tiết lãi suất vay mượn nhau giữa các ngân hàng ở mức hợp lý. Mức hợp lý ở đây là để chênh lệch lãi suất giữa VND và USD không quá lớn và thuận lợi cho việc ổn định tỷ giá. Để đảm bảo thanh khoản cho tăng

trưởng tín dụng năm 2023, nhiều khả năng các ngân hàng sẽ tăng lãi suất để hấp dẫn tiền gửi từ thị trường. Lãi suất khó có thể duy trì trạng thái thấp kéo dài, song nếu giả thiết v việc Fed dn tới giới hạn tăng lãi suất dẫn tới áp lực lên tỷ giá và lãi suất của Việt Nam, thì đó là dư địa không nhỏ để NHNN ổn định mặt bằng lãi suất trong tương lai.

          3. Dự báo tăng trưởng kinh Việt Nam năm 2022

        Tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo chậm lại. Diễn biến cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ còn tiếp tục gây tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, không chỉ với các nền kinh tế lớn mà còn làm bất ổn thị trường hàng hóa, năng lượng, tài chính - tiền tệ thế giới, làm tăng giá và mặt  bằng lạm phát toàn cầu, gián đoạn chuỗi lưu thông hàng hóa vốn đang chưa thực sự hồi phục sau hơn 2 năm đại dịch Covid-19. Chính sách zero-covid của Trung Quốc không những chặn đà tăng trưởng cao của nước này và có nguy cơ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, và làm gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt với các quốc gia liên quan thương mại hàng hóa và phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc. IMF (7/2022) đã điu chỉnh mức tăng trưởng kinh tế thế giới đạt 3,2% năm 2022 và 2,9% năm 2023 (giảm lần lượt 0,4 và 0,7 điểm % so với báo cáo tháng 4/2022 trước đó). Ngân hàng Thế giới  (WB) (6/2022) cũng điu chỉnh tăng trưởng kinh tế thế giới giảm 1,2 điểm % trong năm 2022 còn 2,9% và 0,2 điểm % năm 2023 còn 3% so với báo cáo trước đó (01/2022).

Trong nước, trong trung hn, kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội để hồi phục và phát triển, song cũng đối mặt với không ít khó khăn, rủi ro, thách thức. Trong giai đoạn tới, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng của các yếu tố phức tạp từ bên ngoài như: sự phục hồi chậm và khó khăn của các đối tác thương mại lớn; diễn biến căng thẳng của cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng như xu hướng thắt chặt tài khóa, tin tệ gia tăng trước bối cảnh lạm phát đạt mức kỷ lục tại nhiều nước; giá cả nhiểu mặt hàng thế giới tiếp tục xu hướng tăng gây nhiều áp lực lên giá cả đu vào sản xuất tại Việt Nam; sự gián đoạn chuỗi cung ứng do Trung Quốc tiếp tục đóng cửa biên giới. Tuy nhiên, trong ngn hạn, cụ thể là đến hết năm 2022, trin vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam vn khá kh quan. Thứ nht, là do hoạt động sản xuất kinh doanh khởi sc và đạt được kết quả khá toàn diện trên nhiều mặt của 3 quý đu năm 2022 tạo ra mức tăng trưởng khả quan trong 9 tháng đầu năm. Thứ hai, do tăng trưởng quý IV/2021 ở mức thấp nên khả năng tăng trưởng ước đạt của quý IV/2022 được kỳ vọng ở mức cao.

Việt Nam cũng đang có nhiu lợi thế trong thu hút FDI nhờ nhiều Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Hơn nữa, nhiu tổ chức xếp hạng cũng có những đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam cũng như những đánh giá lạc quan, tin tưởng vào môi trường đu tư, kinh doanh ca các nhà đu tư FDI. Như vậy, có thể kỳ vọng vào bức tranh thu hút vốn ngoại khởi sắc, có thể thu hút khoảng 40 tỷ USD vốn FDI đăng ký và 21 - 22 tỷ USD vốn thực hiện như mục tiêu đề ra. Kinh tế vĩ mô đang khá ổn định, cụ thể là lạm phát ở mức thấp, trong tm kiểm soát, tạo điều kiện cho các chính sách kinh tế có thể tập trung nhiều hơn vào hồi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Trước din biến của tình hình mới, trong Báo cáo điểm lại tháng 8/2022, WB nhận định, nền kinh tế Việt Nam đang hi phục sau hai năm tổn thương, nhưng phải đối mặt với những thách thức trong nước cũng như môi trường kinh tế toàn cầu bất lợi trong ngắn hạn và trung hạn. WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,2% trong năm 2022. IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nsm lên 7% trong năm 2022 và là quốc gia duy nhất được điều chỉnh tăng đáng kể trong số các nền kinh tế lớn ở Châu Á. ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,5% cho năm 2022 (so với dự báo trong tháng 4/2022). Các tổ chức, chuyên gia kinh tế đều chung nhận định áp lực lạm phát sẽ tăng, song Việt Nam vẫn có thể kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong năm 2022.

Trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia dự báo tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 trong khoảng từ 8 -8,5% với giả thiết tình hình kinh tế thế giới và trong nước không có biến động đặc biệt, trong đó động lực hồi phục chủ yếu là sự hồi phục mạnh mẽ của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác được ước thực hiện trong bảng sau:

Bảng 1. Ước thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2022

TT

NỘI DUNG

ĐVT

NĂM 2021

ƯỚC TH 2022

1

Tốc độ tăng trưởng GDP

%

2,58

8-8.5

 

  • Khu vực NLTS

%

2,9

3,6-3,9

 

  • Khu vực CN –XD

%

4,05

9,5-10,5

 

  • Khu vực DV

%

1,22

8-10

2

Cơ cấu kinh tế

%

100

100

 

-Khu vực NLTS

%

12,36

10,91

 

-Khu vực CN –XD

%

37,86

37,80

 

-Khu vực DV

%

40,95

42,04

 

-Thuế sản phẩm trừ trợ câp

%

8,83

9,25

3

Chỉ số giá tiêu dung (CPI) bình quân năm

%

1,84

3,5-3,8

4

Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

%

0,2

13,68

 

-Tỷ lệ so với GDP

%

34,4

35,5

5

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Triệu USD

334.401

387.384

 

-Tốc độ tăng trưởng

%

18,8

15,8

6

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa

Triệu USD

331.273

357.149

 

-Tốc độ tăng trưởng

%

24,8

7,8

7

Cán cân thương mại (xuất khẩu – nhập khẩu)

Triệu USD

3.128

30.199

 

Nguồn:NCIF (tháng 9/2022)

 

Nguồn:Cuốn thông tin Báo cáo viên số 10 năm 2022

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập