Tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội
Suốt gần một thế kỷ lãnh đạo cách mạng hào hùng của dân tộc, trải qua
muôn vàn gian nan thử thách để giành thắng lợi, Đảng ta rút ra bài học vô cùng
quý báu: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định, đảm bảo mọi thắng
lợi của cách mạng.
Sự lãnh
đạo của Đảng là ánh sáng soi đường, chỉ lối phù hợp với từng thời kỳ cách mạng
để Nhân dân ta cùng với Đảng giải quyết thành công những vấn để hết sức lớn
lao, trọng đại và cấp bách của cuộc sống đặt ra. Từ Cách mạng Tháng Tám năm
1945 giành chính quyền, lập nên nhà nước công nông đầu
tiên ở Đông Nam châu Á đến đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh nhất thời đại là
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng là từ thực tiễn
khách quan,từ yêu cầu cuộc sống
đòi hỏi một cách phù hợp. Bước sang thế kỷ XXI, cùng với thế giới hiện
đại, nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề mới. Nghị
quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ:
"Trong những năm tới, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi,
thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn để
mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp
hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta phải đoàn kết một lòng, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy; có quyết tâm
chính trị cao; dự báo chính xác, kịp thời diễn biến của tình hình; chủ động ứng
phó kịp thời với mọi tình huống; nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh toàn diện,
đồng bộ công cuộc đổi mới; không ngừng gia tăng
tiềm lực mọi mặt của quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và những thành quả phát
triển đã đạt được, đưa đất nước vững bước tiến lên phát triển nhanh và bền
vững, quyết tâm thực hiện thắng lợi các quan điểm, mục tiêu, định hướng và
nhiệm vụ trọng tâm". Cùng với đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa
XIII nhấn mạnh "Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng
cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới" là xây dựng nền tảng
của Đảng, hạt nhân chính trị, cầu nối giữa Đảng với
Nhân dân; là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, liên tục, góp phần
xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, củng cố niềm tin của Nhân dân
với Đảng; là củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng
cơ sở, của toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng lãnh đạo Nhân dân đẩy đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là bối cảnh, là
cơ sở khách quan
đòi hỏi Đảng ta tục đổi mới sự lãnh đạo mọi mặt, trong đó
trọng tâm, cơ bản là đẩy mạnh công cuộc đổi mới xây dựng chủ
nghĩa xã hội ngày càng phát triển, phồn vinh, thực hiện thắng lợi các quan
điểm, mục tiêu mà
Đại hội đã đặt ra. Tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng hiện nay bao
gồm nhiều quan điểm, nội dung, hình thức, biện pháp vô cùng phong phú, đa dạng,
sáng tạo, sinh động, có thể
khái quát một số điểm chính như sau:
1.Tiếp
tục đổi mới nhận thức sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây
dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay
Nhận thức là vấn đề
luôn luôn mới đối với
con người nói chung, Với cán bộ, đảng viên, người lãnh đạo nói riêng.
Nó giúp cho ta không ngừng nâng cao sự hiểu biết sâu rộng, tìm đến bản chất của
vấn đề, thúc đẩy, chỉ đạo hành động đúng đắn, mạnh mẽ, bển bỉ, lâu dài, quyết
liệt. Đổi mới nhận thức sự lãnh đạo của Đảng về đẩy mạnh công cuộc đổi mới xây
dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình không ngừng được nâng cao ở người cán
bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là
mục tiêu lý tưởng mà Bác Hồ, Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn. Mặc dù chủ nghĩa
xã hội đã khủng hoảng và sụp đổ ở nhiều nước trên
thế giới, nhưng Đảng vẫn kiên trì lãnh đạo Nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi
mới xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử, đưa đất nước ta có được cơ đồ, vị thế quan
trọng tiếp tục phát triển như ngày hôm nay. Đó là con đường đi đúng quy luật
khách quan, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử loài người như đồng
chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã
chỉ rõ, cán bộ, đảng viên, Nhân dân không ngừng nâng cao nhận thức, hiểu rõ sâu
sắc những vấn đề cơ bản liên quan, đảm bảo cho công cuộc đổi mới xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta thành công, đạt được các mục
tiêu chiến lược đến năm 2030; 2045... Đó là, phải "kiên định và vận dụng,
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hổ Chí Minh; kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng,
kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".Nhận thức đầy
đủ, đúng đắn, sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng nêu trên, người cán bộ, đảng
viên, nhất là người đứng đầu không ngừng đổi mới tư duy, tìm nhiều biện pháp,
thấy rõ trách nhiệm của mình, phát huy sức mạnh toàn Đảng, toàn dân khơi dậy
tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân
tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, quyết không chịu nghèo
nàn, lạc hậu. Nâng cao nhận thức về vai trò của quần
chúng trong sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội. Con người bao giờ cũng
là nhân tố quyết định vững chắc, lâu dài. Vì thế, đổi mới nhận thức lãnh đạo
của Đảng là dồn sức phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát
huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa con người
Việt Nam. Có cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực lao động
có chất lượng cao, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi
mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu
của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực cho phát triển đất nước
nhanh, mạnh, bền vững. Có chính sách hợp tác, đoàn kết quốc tế, thực sự phát
huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ,
chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát huy nội
lực, đảm bảo nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là cơ bản, quan
trọng, bền vững, lâu dài nhất. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng quan trọng phải
tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm
quyền và sức chiến đấu của Đảng. Cán bộ, đảng viên, các cấp
lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở phải thực sự là những người tiêu biểu cho tổ
chức Đảng tiên phong, thực sự có tâm, có tầm, có ý chí, có khí
phách, có uy thế và năng lực cầm quyền, lãnh đạo Nhân dân thực hiện sáng tạo,
có hiệu quả công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh thế
giới và trong nước có nhiều yếu tố khó khăn, thuận lợi đan xen chi phối mạnh
mẽ. Người cán bộ, đảng viên phải thực sự là người có phẩm chất, năng lwucj, uy
tín, gương mẫu, gắn bó với Nhân dân, ngang tầm với nhiệm vụ… thật sự là những
nhân tố có ý nghĩa quyết định, là đòi hỏi khách quan để thực hiện thắng lợi
công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc hiện
nay. Cùng với vấn đề chung đó, Nghị quyết Trung ương 5, khóa XIII đặc biệt nhấn
mạnh xây dựng tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên cơ sở. Nâng năng lực lãnh đạo,
năng lực cầm quyền của Đảng, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng phải gắn
với xây dựng, chỉnh đốn Đảng một cách toàn diện. Đội ngũ đảng viên là nhân tố
quyết định năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng;
tăng cường mối quan hệ mật thiết với Nhân dân và chịu sự giám sát của
Nhân dân... Do vậy, phải đổi mới, hoàn thiện tổ chức các loại hình tổ chức cơ
sở đảng; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ
công tác của các loại hình tổ chức cơ sở đảng. Đổi mới nội dung, phương thức
lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi
bộ; nâng cao trình độ cấp ủy; công tác tư tưởng, kiểm tra, giám sát, kỷ luật
đảng; sàng lọc đảng viên, đưa những người không xứng đáng
ra khỏi Đảng. Cùng với việc
nâng cao nhận thức các vấn đề nêu trên và xây dựng tổ chức
Đảng cơ sở, đổi mới công tác xây dựng Đảng cần tiếp tục đẩy
mạnh công cuộc đổi Mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi người cán bộ,
đảng viên
không ngừng học tập, nghiên cứu, hiểu sâu, nắm chắc các
mục tiêu chiến lược; những định hướng trọng yếu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Trên cơ
sở đó, tuyên truyền, cổ vũ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân
cùng với Đảng phát huy mọi nguồn lực sức mạnh, sự sáng tạo, tạo nên sức mạnh
tổng hợp toàn xã hội, sức mạnh của ý Đảng, lòng dân quyết tâm vượt qua mọi khó
khăn thử thách; khơi dậy ý chí khát vọng xây dựng đất
nước thực sự phồn vinh, hạnh phúc, độc lập, hòa bình, dân chủ
và giàu mạnh.
2. Đổi mới hình thức, biện
pháp, tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công
cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội
Khái quát vai trò
lãnh đạo của Đảng với cách mạng ở nước ta hiện nay, Đại hội
XIII của Đảng xác định: "Nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công của sự
nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc
là tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; nâng cao
nâng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng;
xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện...
xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ
cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, nâng lực và uy tín, ngang
tầm nhiệm vụ". Đây là yêu cầu cơ bản định
hướng mọi hoạt động đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Bởi vì Đảng ta là Đảng cầm quyền,
Đảng lãnh đạo bằng đường lối, thông qua đội ngũ cán bộ, đảng
viên tuyên truyền, vận động, tổ chức Nhân dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của đường lối
cách mạng đặt ra. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng là đổi mới các hình
thức, biện pháp, tổ chức thực hiện đường lối
của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước; đổi mới việc
tổ chức thực hiện các nghị quyết, của Đảng có hiệu
lực, hiệu quả. Đảng lãnh đạo bằng nghị quyết
là một quá trình khoa học, hoàn
thiện nhằm cải tạo cuộc sống phục vụ Nhân
dân. Trước hết sự lãnh đạo của
Đảng là bao quát cuộc sống, phát hiện những mâu
thuẫn
của cuộc sống, những vấn đề
trọng đại của cuộc sống đang đặt ra để đưa vào nghị
quyết thành định hướng cụ thể
chỉ đạo, khơi thông những vướng mắc của cuộc
sống, thúc đẩy xã hội phát triển. Quá trình đưa cuộc sống
vào nghị quyết cần cán bộ, đảng viên bám sát thưc tiễn cuộc
sống, nắm chắc tình hình, hiểu sâu tư tưởng, tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các
tầng lớp nhân dân.Trên cơ sở đó, cấp ủy, tổ
chức Đảng có trách nhiệm bàn bạc kỹ lưỡng, tìm ra chủ trương, biện pháp thích
hợp thống nhất ban hành nghị quyết sát thực. Đổi mới quá trình ra nghị quyết và
quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết có mối quan hệ chặt chẽ, biện
chứng, không tách rời nhau. Có như vậy, nghị quyết của Đảng mới vào cuộc sống,
mới có giá trị hiện thực, hiệu quả, mới không tách rời cuộc sống. Đổi mới quá trình ra
nghị quyết là đổi mới quá
trình đưa cuộc sống vào nghị quyết, là quá trình đổi mới
nhận thức cuộc sống khách quan, thấy rõ những vấn đế của
cuộc sống đang đặt ra cần giải quyết, cần tháo gỡ, không
chung, không mơ hồ, không né tránh. Để được như
vậy, mọi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải bám
sát cuộc sống, gắn bó với Nhân dân, dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để đạt kết quả cao nhất.Đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đặc biệt quan trọng ở khâu tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết, quá
trình đưa nghị quyết vào cuộc sống. Nghị quyết đề ra đúng và trúng,
song chúng
ta thường nói rất hay nhưng kết quả lại không như mong muốn. Mấu chốt của đổi
mới sự lãnh đạo của Đảng ở đây là triển khai nghị quyết của Đảng thật kỹ lưỡng, hợp với từng đối tượng, nâng cao nhận thức của họ để họ tự thấy
trách nhiệm của mình thực hiện tốt nghị
quyết. Đưa nghị quyết vào cuộc sống là quá trình
khơi dậy ý chí, tình cảm, hành động của các tầng lớp nhân dân; làm chuyển động,
vận hành mạnh mẽ, đồng bộ cả hệ thống chính trị
tạo nên sự chuyển biến toàn xã hội. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng còn là đổi mới
các hoạt động kiểm tra, giám sát, quản lý, đánh giá kết quả, hạn chế, chỉ ra sự
đúng sai cần bổ sung, phát triển kịp thời, đúng người,
đúng việc. Khắc phục
tình trạng buông lỏng, khoán trắng cho cấp dưới, tùy tiện "gặp chăng hay
chớ", hình thức chủ nghĩa. Đặc biệt đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh
công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội là vấn đề mới, chưa có trong tiền
lệ lại khó, phức tạp, rộng lớn nên thường xuyên có tổng kết rút kinh nghiệm
từng vấn đề cụ
thể, sâu sắc, tìm ra quy luật vận động và phát triển; những yếu tố lý luận và
thực tiễn tác động đến quá trình lãnh đạo của Đảng, thúc đẩy
công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta hiện nay. Đổi mới sự
lãnh đạo của Đảng trong điều kiện cán bộ, đảng viên, Nhân dân có tình độ ngày càng cao, hiểu biết rộng, nhiều kênh
thông tin tiếp cận đến Nhân dân, vì thế phải biết chọn lọc, phù hợp với đối
tượng, đa dạng hóa cách tiếp cận, không đơn giản, máy móc, bề nổi, hình thức,
thiếu đi sâu từng loại đối tượng. Đoàn kết Nhân dân, phát huy sức mạnh
sáng tạo các tổ chức trong hệ thống chính trị, đi sâu tuyên
truyền, vận động quần chúng, khơi dậy sức sáng tạo, ý chí tự lực,
tự cường của khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh công cuộc đổi mới,
xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với từng ngành
nghề, địa phương, cơ sở, tổ chức quần chúng.
3. Đổi mới lề lối,
phong cách lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công cuộc đổi
mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh có hẳn tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" để giáo dục, rèn
luyện cán bộ, đảng viên. Điều đó chứng tỏ lề lối làm việc có tác động to lớn
đến hiệu lực, hiệu quả, công tác lãnh đạo của Đảng. Người quan tâm nhiều đến lề
lối làm việc có kỷ luật, khoa học, trách nhiệm và hiệu quả. Người
nhắc cán bộ, đảng viên không được chủ quan, duy ý chí, lối làm việc bàn giấy,
xa rời thực tiễn, chỉ biết nói và nói, bệnh giấy tờ... Điểm mấu chốt, căn
bản của đổi mới lề lối, phong cách, phương thức lãnh đạo của Đảng là làm cho
công tác lãnh đạo có hiệu lực, hiệu quả, thiết thực góp phần
tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Tận dụng và
phát huy tối đa các điều kiện hiện đại của khoa học, công nghệ, của công nghệ
thông tin, kỹ thuật số trong lãnh đạo ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực một
cách phù hợp, thiết thực, hiệu quả. Giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong lãnh
đạo, quản lý các hoạt động.Thực hiện nghiêm sự
đoàn kết thống nhất, đấu tranh tự phê bình và phê bình, thực sự gương mẫu,
nói đi đôi với làm, gương mẫu trong công tác, mẫu mực trong đời sống, giữ gìn
trong sạch và đấu tranh phê phán mọi biểu hiện suy thoái, thoái hóa, biến chất,
phai nhạt lý tưởng, mất uy tín với Nhân dân, làm ảnh hưởng đến sự
lãnh đạo của Đảng. Đổi
mới lề lối, phong cách, phương thức lãnh đạo của
Đảng nhằm nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả công tác.
Như vậy, người cán bộ, đảng viên phải có phẩm chất chính trị,
tư tưởng vững vàng; chuyên môn, nghề
nghiệp được đào tạo tốt, có kỹ năng công tác; có khả năng kết nối, hợp tác trong
công việc và khả năng tự chủ cao, đoàn kết, thống
nhất trong đơn vị, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch trong mọi công việc
tạo niềm vui, cởi mở, phấn khởi, hào hứng trong công tác.
Gắn đổi mới sự lãnh đạo của Đảng với cải cách hành chính trong Đảng, làm cho
các thủ tục, thể chế hành chính và tổ chức, bộ
máy, thật sự rõ ràng, minh bạch, gọn nhẹ, hoạt động thông thoáng, không chồng
chéo, cản trở, trùng lặp lẫn nhau. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công
cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội là cả
vấn để lớn lao, trọng đại, liên quan đến xây dựng Đảng cầm
quyền lãnh đạo đất nước phồn vinh, hạnh phúc và
bảo vệ Tổ quốc vững bền. Những vấn đề nêu trên là
suy nghĩ bước đầu quan trọng góp vào quá trình xây dựng,
chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của Đảng hiện nay, đẩy mạnh công cuộc đổi mới và xây dựng chủ
nghĩa xã hội có tính chiến lược, cơ bản, lâu dài.
Nguồn:Tạp chí Cộng sản số 9 năm
2022