Tạo đà phát triển kinh tế số

Đẩy mạnh chuyển đổi, phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo được nhiều địa phương trong đó có tỉnh Bắc Ninh đặt ở mức ưu tiên cao trong các định hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng theo hướng thuận tiện, nhanh chóng của người dân và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong những năm qua tạo điều kiện cho các loại hình thương mại điện tử, dịch vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ngày càng đa đạng và phát triển… góp phần gia tăng giá trị sản xuất, nâng cao chất lượng tăng trưởng, chất lượng cuộc sống cũng như năng lực cạnh tranh của tỉnh.

anh tin bai

Cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển-Chi nhánh Bắc Ninh hướng dẫn khách hàng thanh toán trực tuyến qua dịch vụ Ngân hàng số (BIDV SmartBanking) trên điện thoại di động.


Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Trong những năm qua, Bắc Ninh là một trong những địa phương chủ động, có nhiều nỗ lực trong việc phát triển số hóa trên nhiều lĩnh vực, nhất là hoạt động thương mại điện tử, ngân hàng số, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử… tạo tiền đề phát triển nền kinh tế số. Để chuẩn bị đón đầu xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển nền kinh tế số, chính quyền điện tử, tháng 3-2022, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TU về Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đến tháng 5-2022 UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động Nghị quyết này, nhằm thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, đóng góp quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh và chiếm 30% vào năm 2030. Trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công về công nghệ thông tin sang làm sản phẩm công nghệ số, công nghiệp 4.0, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế của tỉnh. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin, trung tâm dữ liệu, mạng truyền số liệu chuyên dùng, hệ thống phần mềm dùng chung, dịch vụ số hóa dữ liệu,… phục vụ hoạt động các cơ quan Nhà nước một cách tập trung, thông suốt.
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, thời gian qua, tỉnh chú trọng thúc đẩy chuyển đổi số các doanh nghiệp lớn trong các ngành kinh tế trọng điểm như: công nghiệp, chế biến, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao, giao thông và logistics thông minh... Nhờ đó, việc chuyển đổi, phát triển kinh tế số bước đầu được triển khai hiệu quả. Điển hình là hệ thống ngân hàng trên địa bàn phối hợp với nhiều đơn vị, công ty triển khai đa dạng hoạt động, các kênh thanh toán trực tuyến như: thu tiền điện, tiền nước, thu phí nhiều dịch vụ về y tế, giao thông, hóa đơn điện tử… thông qua các hình thức như: internet banking, mobile banking, trích nợ tự động. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị nhà nước tổ chức hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhiều dịch vụ công. Trong đó đẩy mạnh tuyên truyền, áp dụng các hình thức thanh toán trực tuyến, thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt đối với lĩnh vực y tế, bảo hiểm xã hội, điện lực, viễn thông... Ngoài ra, các công ty, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ... trên địa bàn tỉnh đã mở rộng nhiều hình thức thanh toán như: hỗ trợ thanh toán bằng thẻ của hầu hết các ngân hàng, áp dụng các ứng dụng thanh toán tiêu dùng thông qua các ứng dụng tích hợp trong điện thoại di động thông minh. Các Công ty Điện lực, Viễn thông trên địa bàn mở rộng thêm các kênh thanh toán tiền điện, ký hợp đồng hợp tác với các ngân hàng, tổ chức thanh toán trung gian như: VNPay, ViettelPay, ví Momo… để khách hàng có thể thuận tiện trả tiền điện thông qua các điểm thu của ngân hàng, thẻ ATM, các cửa hàng tiện ích, siêu thị hoặc hình thức thanh toán điện tử. Hay việc các doanh nghiệp, đơn vị cũng đang nỗ lực triển khai hệ thống hóa đơn điện tử, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thanh toán…
Nâng cao chỉ số thương mại điện tử
Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh, xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ đến thị trường trong và ngoài nước, từ nhiều năm nay Công ty TNHH Hướng Mai (thành phố Từ Sơn) đã áp dụng các hình thức thương mại điện tử, xây dựng trang web có chức năng bán hàng. Theo bà Vũ Thị Mai, Giám đốc Công ty cho biết thì doanh nghiệp đang triển khai nhiều kênh bán hàng trực tuyến, xây dựng website để giới thiệu sản phẩm, đồng thời đăng ký, kết nối với sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee... để mở rộng kênh phân phối. Công ty mong muốn tiếp cận với nhiều sàn thương mại điện tử lớn trong nước và thế giới, cũng như chủ động triển khai kế hoạch chuẩn hóa nhãn hiệu, xây dựng nội dung phát triển thương hiệu trên các sàn thương mại điện tử...
Toàn tỉnh những năm gần đây, hàng nghìn doanh nghiệp được tiếp cận và triển khai hiệu quả các ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh. Nhờ vậy, Bắc Ninh liên tục nằm trong nhóm những địa phương trên cả nước có chỉ số thương mại điện tử cao. Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), chỉ số thương mại điện tử của tỉnh Bắc Ninh trong năm 2022 xếp hạng thứ 8 toàn quốc, tăng 1 bậc so với năm 2021. Có thể thấy, thương mại điện tử ngày càng chiếm vị thế quan trọng, nhất là từ sau những tác động của dịch COVID-19. Để thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên địa bàn, từ nhiều năm nay tỉnh ban hành các Kế hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử của tỉnh theo từng năm, giai đoạn. Mới đây nhất là Kế hoạch số229/KH-UBND về Phát triển thương mại điện tử tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021- 2025 đặt mục tiêu phấn đấu 55% dân số trên địa bàn tỉnh trở lên tham gia mua sắm trực tuyến thông qua các trang, mạng xã hội, các ứng dụng TMĐT bán hàng và các website TMĐT bán hàng. Doanh số thương mại điện tử doanh nghiệp - người tiêu dùng (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) chiếm từ 10 - 12% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh, tăng trưởng trung bình hàng năm so với năm trước khoảng 25%. Cùng với đó là triển khai các giải pháp hỗ trợ giao dịch điện tử tích hợp thanh toán trong thương mại và dịch vụ công; phát triển hạ tầng, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng. Hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm công nghiệp chủ lực, sản phẩm, hàng hóa làng nghề truyền thống và nông sản; đẩy mạnh giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới giúp các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa… góp phần nâng cao hiệu quả việc phát triển kinh tế số cũng như sự phát triển chung của tỉnh.

                                                                                         Nguồn:baobacninh.com.vn

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập