Sửa đổi Luật Tài nguyên nước đồng bộ, bảo đảm an ninh nguồn nước
Trong điều kiện biến
đổi khí hậu, tài nguyên nước khai thác mạnh mẽ phục vụ các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội khiến bị suy giảm. Trong khi đó, một số nội dung của
Luật Tài nguyên nước năm 2012 thực thi chưa hiệu quả, khó khăn khi áp dụng vào
thực tế, đòi hỏi phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước năm 2012
theo hướng đồng bộ, góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước.
Bảo
đảm an ninh nguồn nước, chống suy thoái, cạn kiệt
Luật
Tài nguyên nước (sửa đổi) tập trung vào 4 nhóm chính sách được thông qua gồm:
Bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước; kinh tế tài nguyên nước; bảo
vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra và đề xuất sửa đổi, bổ
sung một số chính sách khác, nhằm định hướng xây dựng dự thảo Luật. Dự thảo
Luật bổ sung các quy định nhằm phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước,
hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số; bổ sung các quy
định bảo an ninh nguồn nước quốc gia; đẩy mạnh xã hội hóa theo hướng giao cho
doanh nghiệp thực hiện, giảm nguồn lực đầu tư của Nhà nước hướng tới nhà nước
quản lý, doanh nghiệp thực hiện và dần dịch chuyển theo hướng Nhà nước chỉ ban
hành chính sách và hậu kiểm... Chuyển dần từ quản lý bằng công cụ hành chính
sang quản lý bằng công cụ kinh tế thông qua các quy định về phí, lệ phí, tiền
cấp quyền khai thác tài nguyên nước, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên nước, sử
dụng nước tiết kiệm, hiệu quả...
Dự
án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính
sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước; tích hợp các
quy định về quản lý nước trong một bộ luật để quản lý, kiểm soát, điều tiết
toàn diện các vấn đề về nước; tạo lập hành lang pháp lý đồng bộ, phù hợp với
thể chế kinh tế thị trường; khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật nhằm
quản lý, bảo vệ tài nguyên nước hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển
bền vững kinh tế - xã hội.
Nguồn:baobacninh.com.vn