Quản lý đất đai sát thực tiễn, phù hợp với sự phát triển

Tài nguyên đất đai là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội bền vững. Việc khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên đất đai là đòi hỏi cấp thiết bảo đảm ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Trước những tồn tại, bất cập của Luật Đất đai năm 2013 có sự chồng chéo, thiếu thống nhất, tạo kẽ hở cho tổ chức, cá nhân lợi dụng, tham nhũng gây nhiều sai phạm trong sử dụng đất, Chính phủ có nhiều chính sách đổi mới trong quản lý đất đai, sát thực tiễn, phù hợp với sự phát triển.

Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 16-6-2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khẳng định: “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Theo đó, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được thực hiện theo hướng tiếp cận tổng hợp, liên ngành và trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước thống nhất quản lý, phân bổ và sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả,  phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.
Đổi mới chính sách đất đai, biến đất đai thành nội lực, nguồn lực quan trọng cho mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển thì nguyên tắc cơ bản là phải hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan đến sử dụng đất. Chính vì vậy, hàng hoạt chính sách mới được thực thi và ban hành. Trước hết phải khẳng định: Luật Đất đai năm 2020 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2022 thực sự trở thành kim chỉ nam cho công tác quản lý đất đai ở thời kỳ mới khi công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã có tầm nhìn dài hạn, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn chặt với quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị, phát triển nông thôn và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

anh tin bai

Sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai thúc đẩy sự phát triển bền vững.

 

Quy hoạch sử dụng đất luôn đi trước một bước, làm cơ sở cho quy hoạch lĩnh vực, ngành có sử dụng đất, bảo đảm tính đồng bộ, hài hòa giữa mục tiêu phát triển và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái. Dần hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất; mở rộng đối tượng giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, bảo đảm tính công khai, minh bạch, tránh xảy ra tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, áp dụng các phương pháp tiên tiến trong định giá đất theo cơ chế thị trường, bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất, của Nhà nước và của nhà đầu tư, tiến tới ổn định thị trường bất động sản.
Tỉnh Bắc Ninh đang đẩy mạnh xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai; đo đạc, lập hồ sơ địa chính đất đai nhằm hình thành hệ thống thông tin sử dụng đất tập trung và thống nhất, ứng dụng công nghệ hiện đại trong đo đạc, lập bản đồ địa chính, xây dựng bản đồ địa chính hướng tới công nghệ số. Rà soát, đánh giá, xác định thủ tục hành chính phù hợp, triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và công bố danh mục dịch vụ công tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, nhằm đẩy mạnh việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai trực tuyến, giảm chi phí, đi lại cho người dân, doanh nghiệp. Ngành Tài nguyên và Môi trường cũng đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tăng cường công tác quản lý đất đai, nhất là công tác quản lý đất đai ở cấp xã, thôn, bảo đảm sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm. Việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện đúng trình tự, thủ tục, công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời tham mưu giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về tình trạng đất đai; tập trung thanh tra, kiểm tra các dự án chậm đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất kém hiệu quả; xử lý các trường hợp giao đất trái thẩm quyền, lấn, chiếm đất.  
Kế hoạch sử dụng đất dự kiến năm 2022 của các huyện, thành phố đăng ký gồm 1.342 dự án, tổng diện tích thu hồi, chuyển mục đích sử dụng khoảng 4.686,7 ha. Tỉnh đang tập trung tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các huyện, thành phố trong công tác quản lý và sử dụng đất, nhất là việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021- 2025 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tích hợp quy hoạch sử dụng đất vào quy hoạch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục đôn đốc tiến độ thực hiện dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tại các địa phương, nhằm siết chặt công tác quản lý đất đai, tạo sự phát triển hài hòa, bền vững.

                                                                                                                              Nguồn:baobacninh.com.vn

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập