Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao trong bối cảnh chuyển đổi số ở nước ta
1. Thực trạng nhân lực công nghệ cao
- Về chất lượng sinh viên tốt nghiệp các
ngành công nghệ cao chưa đáp ứng yêu cầu của nhà
tuyển dụng
Không chỉ thiếu hụt
về số lượng, vấn đề chất lượng nhân lực các ngành công nghệ cao cũng là thách
thức lớn trong quá trình chuyển đổi số quốc gia. Báo cáo về mức độ sẵn sàng cho
nền sản xuất trong tương lai 2018 của Diễn đàn Kinh tế
thế giới (WEF) chỉ ra, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0, hầu hết các chỉ tiêu về nguồn nhân lực của Việt Nam
đều đang ở thứ hạng thấp, về
chỉ số nguồn nhân lực, Việt Nam xếp thứ 70/100, nếu so sánh với các quốc gia
trong khu vực Đông Nam Á, thì Việt Nam xếp sau Singapore, Malaysia,
Thái Lan, Philippines và chỉ xếp hạng tương đương Campuchia.
Về chỉ số lao động có
chuyên môn cao, Việt Nam thuộc nhóm cuối bảng với thứ lạng 81/100. Đây
là thách thức đối với các quốc gia đang phát triển
trong tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 và thực hiện chuyền
đổi số. Hiện nay, theo Bộ Thông tin và Truyền thông,
chỉ có khoảng 16.500 sinh viên trong tổng số 50.000 sinh viên tốt nghiệp chuyên
ngành công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của doanh
nghiệp.
Theo đánh giá thống
kê của Tập đoàn Công nghệ CMC, nhu cầu về nguồn
nhân lực số rất cao, nhưng các trường đại học chưa đáp ứng được, về số lượng,
thực tế mới đáp ứng khoảng 25% nhu cầu, còn chất
lượng chỉ đáp ứng 30% yêu cầu. Năm 2021, bất chấp dịch
Covid-19, nhu cầu nhân lực của Samsung vẫn rất cao. Tập đoàn này đề nghị CMC
cung ứng đến hàng nghìn I nhân sự. Tuy nhiên, thực tế chỉ có
30% nhân lực đạt yêu cầu do Samsung đề ra. Điều này cho thấy, chất lượng nhân
lực số của Việt Nam còn thiếu và yếu.
Với xu hướng Cách
mạng công nghiệp 4.0, Fintech đã và đang
mang tới những sự đổi mới, sáng tạo làm thay đổi bộ mặt của hệ thống ngân hàng –
tài chính truyền thống khi chuyển sang
công nghệ ngân hàng. Theo dự báo của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, đến năm 2025, tín dụng cá
nhân sẽ chiếm khoảng 24% thị trường ứng dụng công
nghệ trong dịch vụ tài chính.Tuy nhiên, ngành
này hiện nay đang phải đối mặt với hướng thiếu hụt
nhân sự chất lượng cao
trong các lĩnh vực chuyên sâu gắn với
ngân hàng và công nghệ. Việc chuyển đổi số ngân hàng
đòi hỏi lực lượng nhân sự nắm vững về các công
nghệ mới nổi. Nguồn nhân lực được đào tạo
trong nước về các lĩnh vực này chưa đáp ứng được khi các chương
trình đào tạo đại học còn thay đổi chậm so với xu thế
Hiện nay, nguồn nhân
lực công nghệ sinh học của Việt Nam đang đi sâu hàng chục
năm so với nhiều nước đang phát triển. Trong lĩnh vực gen thì con
số đào tạo cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này cũng còn hạn chế. Tuy chưa có
con số thống kê chính xác, nhưng với xu hướng chọn
ngành khi thi đại học như hiện nay, chắc
chắn rằng, số lượng nhân lực cho công nghệ sinh
học cũng chưa I mấy khả quan. Trong khi đó, cùng với công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học được coi là làn sóng thứ
5 trong lịch sử phát triển
của khoa học và công nghệ, chúng ta đang thiếu các cán bộ đầu
đàn giỏi, xứng tấm để điểu khiển dàn nhạc
công nghệ sinh học nông nghiệp một cách nhịp nhàng,
giải quyết được những hạn chế, tồn tại mà lĩnh
vực công nghệ sinh học đang gặp phải". Chính
vì vậy, mặc dù mạng lưới các phòng thí nghiệm về
công nghệ sinh học được thành lập ở nhiều nơi, nhưng vẫn
chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong nghiên cứu và
ứng dụng.
- Sự thiếu hụt về
số lượng
Cơ hội để
Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực công nghệ cao rất lớn đã
khiến cho nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này cũng tăng cao. Đánh
giá mặt bằng chung của nguồn nhân lực công nghệ
cao hiện nay, đại diện nhiều doanh nghiệp cho
rằng, chất lượng của lực lượng quan trọng này đã phát triển nhiều so
với 5 -10 năm về trước. Thế nhưng, để so sánh với khu vực và
thế giới, vẫn còn độ vênh khá lớn đòi hỏi những chiến lược dài hơi.
Báo cáo về nhu cầu
nhân lực trên thị trường công nghệ nửa đầu năm 2021
của TopDev (nền tảng tuyển dụng chuyên về ngành công nghệ hàng đầu
ở Việt Nam) chỉ ra rằng, trong năm 2022, Việt Nam cần đến 450.000 nhân lực
trong ngành công nghệ thông tin
(IT).
Theo thống kê của ủy
ban Quốc gia về chuyển đổi số, Việt Nam hiện có hơn 240 trường đại học, trong
đó gần 160 trường có chuyên ngành đào tạo kỹ thuật: công nghệ thông tin, điện
tử - viễn thông, an toàn thông tin. Hàng năm, số lượng sinh viên tốt nghiệp các
chuyên ngành này vào khoảng hơn 50.000. Nếu tính cả đào tạo nghề
ở bậc cao đẳng, trung cấp, con số này vào khoảng hơn 62.000. Nguồn
nhân lực ít ỏi này không đảm bảo cho kế hoạch chuyến đổi số
quốc gia trên mọi lĩnh vực.
- Về bất
cập trong khâu đào tạo và hướng nghiệp trong hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao
Nguyên nhân của tình
trạng có rất ít sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng khi ra trường có thể
làm được việc trong những lĩnh vực được đào tạo có khá nhiều.
Song chắc chắn có nguyên nhân đến
từ những bất cập trong khâu đào tạo và hướng nghiệp cho học sinh. Thời
gian qua, công tác hướng nghiệp chỉ tập trung vào
nhóm ngành kinh tế, chưa chú trọng vào nhóm ngành công nghệ
cao. Công tác hướng nghiệp cũng còn nhiều bất
cập khi mỗi nơi làm một kiểu,
lực lượng hướng nghiệp viên và tài liệu đều thiếu. Vì
vậy, mới có tình trạng khá nhiều sinh viên tốt
nghiệp ra trường không tìm được việc làm và có nhiều
cử nhân, kỹ sư các trường đại học ở Việt Nam chấp
nhận những công việc trái ngành hoặc làm việc ở trình
độ thấp hơn. Theo khảo sát của một trung tâm dự báo nhân lực năm 2019, tỷ lệ
học sinh chọn sai ngành học chiếm khoảng 60%. Chỉ có 5% học
sinh có hiểu biết về ngành chọn
học; 20% có hiểu biết tương đối đầy
đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề
bản thân chọn học. Một khảo sát khác cũng cho kết quả, có đến 65,4% sinh viên
năm thứ nhất tại một số trường đại học chưa hiểu hết
về mục đích, ý nghĩa của ngành học mình lựa chọn; 50,8% không biết
học xong ra làm việc gì và nơi nào tuyển dụng. Chính vì thế,
có đến 75,6% sinh viên cho biết, họ ít thỏa mãn
với sự lựa chọn của mình.
Bên
cạnh đó, chương trình đào tạo tại các trường còn tản mạn, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của
xã hội. Giáo trình và bài giảng còn nặng về lý thuyết, chủ yếu dạy nguyên lý,
cách giải quyết bài toán tổng quát, chưa bám sát được sự phát triển của
công nghệ tiên tiến trên thế giới. Chính vì thế, nguồn nhân lực sau đào tạo có
nền tảng kiến thức lý thuyết, nhưng kỹ năng thực hành, năng lực ứng dụng còn
rất hạn chế, đặc biệt là chưa được tiếp cận với công nghệ mới, tiên tiến đang
diễn ra ở các doanh nghiệp nước ngoài. Nội dung, phương thức đào tạo trong nhà
trường và nhu cầu của các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực còn
một khoảng cách khá xa, đào tạo chưa bám sát và chưa gắn với thực tiễn về phía
đơn vị sử dụng nguồn nhân lực. Quy mô đào tạo còn mang tính tràn lan, không có
tính định hướng, nặng về số lượng, chưa đáp ứng thực chất theo nhu cầu. Mô hình
đào tạo theo đơn đặt hàng, theo địa chỉ của các đơn vị sử dụng lao động còn ít,
dẫn đến tình trạng đầu ra đào tạo nguồn nhân lực thiếu cân đối với
nhu cầu thực tế.
2. Một số nhiệm vụ, giải
pháp
Những vấn đề
đặt ra đối với phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao trong bối cảnh chuyển
đổi số ở nước ta hiện nay là cần những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng
được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng
dụng công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao, quản lý hoạt động công nghệ cao, vận
hành các thiết bị, dây chuyền sản xuất sản phẩm
công nghệ cao. Tuy nhiên, với nhiều bất cập trong khâu đào tạo, định hướng nghề nghiệp, nguồn nhân lực công nghệ cao ở nước ta còn gặp nhiều
khó khăn, bất cập. Việc tìm ra giải pháp để có thể
đáp ứng nhu cầu ngày càng
lớn đối với nguồn nhân lực công nghệ cao trong bối cảnh chuyển đổi số ở nước ta là một
đòi hỏi hết sức cấp thiết. Để góp phần phát triển nhân
lực công nghệ cao đáp ứng yêu cầu chuyên đổi số ở
nước ta giai đoạn tới, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đổi mới, nâng cao chất lượng đào
tạo nhân lực công nghệ cao
Bộ Giáo dục và Đào tạo
cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông cần
hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng đào tạo nhân lực ngành
công nghệ, cải tiến chương trình, tài liệu giảng dạy, nâng
cao chất lượng đội ngũ giảng viên, thực hiện chuyển giao công
nghệ giữa các doanh nghiệp và nhà trường kết nối doanh
nghiệp với nhà trường để sinh viên được thực hành, thực tập tại doanh nghiệp
cùng nhau xây dựng năng lực về đào tạo lại, đào tạo
liên tục trong chuyên môn... để tránh chồng chéo giữa
nhà trường và doanh nghiệp.
Cần
chuẩn hóa các nội dung kiến thức đào tạo một cách liên tục để đáp ứng được yêu
cầu đối với nhân
lực ngành công nghệ cao, việc chuẩn hóa này phải được thực hiện
kết hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Thông tin và
Truyền thông; giữa nhà trường và doanh nghiệp để cập
nhật kịp thời kiến thức kỹ năng mới nhất.
Ngoài việc chú trọng
đào tạo chuyên môn, các trường, đơn vị đào tạo cần
đẩy mạnh đào tạo về
kỹ năng đối với sinh viên công nghệ cao, đặc biệt là các kỹ
năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và ngoại ngữ,
bởi ngoại ngữ là yếu tố then chốt và đang là điểm thắt chặt lớn nhất và là rào
cản nhân lực công nghệ cao tiếp cận với kiến thức mới của thế thới và khu vực.
Về
phía cơ sở đào tạo, cần coi trọng việc nâng cao trình độc chuyên môn, nghiệp vụ
của giảng viên, giảng viên cần được thực tế nhiều hơn tại các đơn vị sản xuất .
Tiếp nữa là các cơ sở đào tạo cẩn mở rộng hơn việc hợp
tác quốc tế trong đào tạo bồi dưỡng và
nâng cao trinh độ chuyên môn, lựa chọn những cán bộ, sinh
viên đủ năng lực phẩm chất đi học tập, nghiên cứu chuyên sâu
những ngàng mới của thế giới. t
Thứ hai, tập trung làm tốt công tác
hướng nghiệp đối với học sinh
Hoạt động hướng nghiệp
hiện nay rất quan trọng, giúp cho học sinh, sinh viên, người
lao động có điều kiện xác định nghề
nghiệp tương lai trên cơ sở đánh giá năng lực
bản thân. Tuy nhiên, để làm tốt công tác này, phải có
sự kết hợp đồng bộ giữa cơ quan quản lý nhà nước về
giáo dục và đào tạo với lao động - việc làm, như: các hiệp hội
ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp, các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy
nghề, các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động, phụ
huynh, học sinh… Làm tốt được điều này sẽ giải
quyết được cán cân cung - cầu lao
động hợp lý.
Bên cạnh đó, bản thân
mỗi cá nhân cũng cần xác định việc học
ở nhà trường chỉ là giai đoạn đầu của quá
trình học tập suốt là đời trong một xã hội hiện đại, nên sinh viên sau khi
tốt ngiệp phải
có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng
cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập,
lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới
để không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp...
trong khi chờ các cơ quan chức năng có những giải pháp hỗ trợ giúp giải quyết
việc làm. Có như vây, sinh viên ra trường mới không lo thất nghiệp và dễ
dàng vượt qua được những yêu cầu khắt
khe của doanh nghiệp.
Thứ ba, tăng cường liên
kết giũa doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo nhân
lực công nghệ cao
Hiện nay, để có nguồn
nhân lực công nghệ cao phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, các địa phương như TP.
Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều
chương trình, như gửi lao động đi đào tạo ở
nước ngoài hoặc đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong nước, liên
kết đào tạo vừa học vừa làm theo nhu cầu
của doanh nghiệp… Chẳng hạn, Trường Đại học Bách
khoa TP. Hồ Chí Minh đã có một chương trình lựa chọn, bồi
dưỡng những sinh viên ưu tú nhất của trường để tạo
nguồn nhân lực cho ngành thiết kế
vi mạch, nhằm cung ứng lực lượng cơ hữu cho các doanh
nghiệp khi cần. Đây là một kinh nghiệm hay cần
được nhân rộng thực hiện trên phạm cả nước chứ không
riêng bất kỳ một địa phương nào. Bởi vấn đề nguồn
nhân lực chất lượng cao khống chỉ ảnh hưởng một vài
doanh nghiệp hay một vài lĩnh vực kinh tế nhất định hay một vài địa phương, mà
còn là vấn đề đang được xã
hội quan tâm. Việc liên kết giữa các trường
đại học, doanh nghiệp và viện nghiên cứu là một thực tế tất yếu khi đào tạo
phải theo nhu cầu, theo đơn "đặt hàng" của doanh
nghiệp, cũng như các doanh nghiệp có thể yêu cầu
và hỗ trợ cho các trường, trung tâm đào tạo để phục vụ cho chính mình. Các trường
phải liên tục cập nhật thông tin, cải cách chương
trình giảng dạy, đầu tư trang thiết bị mới. Với sự hợp tác tốt
giữa doanh nghiệp và nhà trường thì vấn đề khát
nguồn nhân lực công nghệ cao sẽ được giải quyết một cách hữu hiệu trong thời
gian không xa.
Thứ tư, tạo nhiều cơ chế
từ phía cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo điều
kiện cho công tác đào tạo nhân lực công nghệ cao
Nhằm đáp ứng được yêu
cầu của xã hội về nhân lực công nghệ cao, Chính phủ nên có cơ chế, chính sách
cho mối liên kết này bằng cách cho phép trường đại học đào tạo cơ bản (còn gọi
là đào tạo phần cứng) và các doanh nghiệp gửi nhu cầu
đến các trường (đào tạo phần mềm). Trong "đào tạo phần
cứng", các trường có thể cập nhật những thông tin mới của ngành công nghệ
cao vào chương trình giảng dạy, cải cách, đổi mới một số chương trình trong khả
năng và trang bị thêm thiết bị mới; trong khi "đào tạo phần
mềm" thì có thể bổ sung các môn học tự chọn cho sinh viên và cách tốt nhất
là theo đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp.
Song song với đó, hàng loạt các cơ
chế, chính sách hỗ trợ giữ người
tài cũng cần được bổ sung, như: chính sách tuyển dụng đội ngũ cán
bộ nghiên cứu sinh, thực tập sinh, chuyên gia khoa học
công nghệ học tập và làm việc ở trong và ngoài nước,
nhất là các chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu
đàn trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công
nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật
liệu mới… tạo môi trường thuận lợi, điều
kiện vật chất để cán bộ khoa học - công nghệ phát
triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng
đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình. Nâng
cao năng lực, trình độ và phẩm chất
của cán bộ quản lý khoa học công
nghệ ở các ngành, các cấp. Đổi mới công tác tuyển
dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ khoa
học - công nghệ dựa trên những giá trị đóng góp nổi bật
trong nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ
thuật. Ban hành chính sách đãi ngộ gắn với chăm lo, bồi
dưỡng và sử dụng hiệu quả đội ngũ trí thức.
Không nên quan niệm đãi ngộ
giới trí thức giống như các cơ chế, chính sách với
người có công hay đối tượng chính sách.
Nguồn:Báo cáo viên số 10 năm 2022