Những kết quả nổi bật trong việc thực hiện một số chỉ tiêu quan trọng về chuyển đổi số 5 tháng đầu năm 2023
Ngày 18/3/2022 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TU về Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trên cơ sở đó, ngày 08/6/2022 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 313/KH-UBND để triển khai thực hiện Nghị quyết này. Theo đó, các chỉ tiêu về: Xử lý văn bản điện tử; Cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh kiến nghị của nhân dân” được xác định là những chỉ tiêu chuyển đổi số quan trọng, được đo lường thường xuyên trong đánh giá chuyển đổi số của các cấp, các ngành và các địa phương.

Thực hiện Thông báo kết luận số 36/TB-UBND ngày 24/4/2023 của đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn tại Hội nghị đánh giá sơ kết 01 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TU và Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Trên cơ sở dữ liệu từ các nền tảng số dùng chung cấp tỉnh, Sở Thông tin và Truyền đánh giá kết quả thực hiện 5 tháng đầu năm 2023 (số liệu từ ngày 1-1đến 31-5-2023) đối với 03 chỉ tiêu quan trọng trên như sau:

Về xử lý văn bản điện tử

Tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc và ký số văn bản điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đạt và vượt chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 17/NQ-CP giai đoạn 2021-2025 đề ra, cụ thể: Tỷ lệ trung bình cấp tỉnh đạt 95,55% (tăng 0,08% so với kỳ báo các trước); cấp huyện đạt 95,94% (tăng 0,06%), cấp xã đạt 97,62% (giảm 0,04%). Phần lớn các cơ quan thực hiện tốt, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; tuy nhiên, còn một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đạt chỉ tiêu. 03 đơn vị có tỷ lệ cao nhất gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (99,96%); Sở Tư pháp (99,88%) và Sở Tài chính (99,84%)…

Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Từ tháng 5-2023, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh trên cơ sở được hợp nhất giữa Cổng DVC và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh chính thức đưa vào sử dụng. Theo đó, trên hệ thống của tỉnh niêm yết 02 loại dịch vụ công trực tuyến là DVC trực tuyến một phần và DVC trực tuyến toàn trình theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24-06-2022 của Chính phủ (thay thế cho DVCTT mức độ 1,2,3,4).

Tỷ lệ DVC trực tuyến toàn trình của tỉnh là 25,49% (do các sở, ban, ngành công bố, cấu hình trên Hệ thống giải quyết TTHC tỉnh) và 35,12% (do Văn phòng UBND tỉnh cấu hình trên Cổng DVC Quốc gia). Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn tỉnh là 26,63 (giảm 2,92%), trong đó: tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến cấp tỉnh là 51,68 % (giảm 7,02%); tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến cấp huyện là 15,90 (tăng 0,8%). 03 Đơn vị đạt tỷ lệ cao nhất là: Sở Kế hoạch và Đầu tư (100%); Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (98,2%); Sở Thông tin và Truyền Thông (97,9%)…

Số liệu DVC trực tuyến của tỉnh có sự chênh lệch lớn giữa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và Cổng DVC Quốc gia do công tác kiểm soát TTHC chưa được quan tâm như: Chưa cập nhật danh mục DVC trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia; các Sở, ban, ngành chưa cập nhật thường xuyên thông tin DVC thuộc lĩnh vực quản lý trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh. Đối với tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến cấp huyện rất thấp, đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo quyết liệt nhằm cải thiện chỉ tiêu tối thiểu đạt 50%.

Về tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị của nhân dân

Qua theo dõi của Sở Thông tin và Truyền thông, người dân đã tích cực tham gia phản ánh, kiến nghị được gửi tới các cơ quan, đơn vị; một số phản ánh, kiến nghị đã được xử lý kịp thời, được người dân, dư luận hưởng ứng, ghi nhận và đánh giá cao. Tổng số PAKN được tiếp nhận là 1309, tổng số PAKN đã xử lý là 1184, tỷ lệ xử lý đạt 90,45% (tăng 6,69%). Trong đó, thành phố Bắc Ninh tiếp nhận số PAKN nhiều nhất với 618 PAKN, huyện Gia Bình tiếp nhận ít PAKN nhất với 10 PAKN. 03 địa phương đạt tỷ lệ xử lý cao nhất gồm: huyện Lương Tài; huyện Tiên Du và thị xã Quế Võ...

Trong 5 tháng đầu năm, các địa phương đã tích cực xử lý có hiệu quả các PAKN tồn đọng tiếp nhận trước năm 2023 với hơn 100 PAKN được xử lý (đạt hơn 80%); tổng số PAKN tiếp nhận trước năm 2023 tồn đọng chưa xử lý còn lại là 3978 (giảm 39 PAKN)... Các vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất là: Rác thải, chất thải; công trình xây dựng; chiếu sáng; vỉa hề, lề đường; ùn tắc.  Mức độ hài lòng trung bình đạt 3,19/5 điểm (tăng 0,04 điểm), trong đó huyện Gia Bình đạt được sự hài lòng của người dân cao nhất (4,5 điểm). Thời gian trung bình xử lý PAKN là 8,21 ngày/PAKN (tăng 0,12 ngày), trong đó: huyện Tiên Du có thời gian trung bình xử lý PAKN nhanh nhất (5 ngày/PAKN).

Với những kết quả trên, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các sở, ban, ngành, các địa phương tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm đẩy mạnh thực hiện, quyết tâm hoàn thành kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh đã đề ra.

Nguồn:baobacninh.com.vn
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập