Những dấu mốc quan trọng trong thu ngân sách nhà nước

25 năm với một vùng đất tuy không dài, nhưng cũng đủ thời gian để có đánh giá khách quan nhất về tiến trình phát triển. Với Bắc Ninh là tỉnh nhỏ nhất cả nước, sau 25 năm tái lập trên chặng đường chinh phục khó khăn, khai thác thời cơ, tích cực hội nhập, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội đã thu được nhiều thành quả quang trọng. Trong đó thu ngân sách nhà nước đạt cao, luôn vượt mục tiêu đề ra, với nhiều dấu mốc quan trọng và luôn nằm trong tốp các tỉnh, thành phố có số thu ngân sách cao nhất của cả nước.

Với định hướng đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp, nhiều cơ chế, chính sách được vận dụng linh hoạt góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế từ một tỉnh thuần nông, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế trở thành cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Quy mô kinh tế mở rộng, cơ sở kinh tế tăng nhanh đã góp phần gia tăng các nguồn thu cho ngân sách. Khi mới tái lập tỉnh năm 1997 số thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 198 tỷ đồng, không đáp ứng được nhu cầu chi, ngân sách Trung ương vẫn phải hỗ trợ. Đến năm 2011, mặc dù trong điều kiện khó khăn chung của cả nước, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ 18, song nhờ các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch đồng bộ thu hút được nhiều nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế lớn của thế giới, cùng với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh kinh tế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao 16,24%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, thu ngân sách tăng mạnh tạo một dấu mốc quan trọng (đạt 6800 tỷ đồng). Đây là năm đầu tiên tỉnh tự cân đối ngân sách, có phần điều hòa về Trung ương, Bắc Ninh là tỉnh thứ 13 tự cân đối và có điều tiết về ngân sách Trung ương (7%/năm). Tiếp tục đà tăng đó đến năm 2015, số thu nội địa đạt tới 12.654 tỷ đồng (vượt mốc 10 nghìn tỷ đồng), xếp thứ 11/63 tỉnh; giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng bình quân 15,7%/năm. Năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 33,26 nghìn tỷ đồng, gấp 168 lần năm 1997. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1997-2021 là 23,7%/năm. Tỷ lệ thu ngân sách so với GRDP tăng từ 9,8% năm 1997 lên 14,6% năm 2021; trong tổng thu ngân sách nhà nước, thu nội địa ước đạt 25,5 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 76,7%/tổng thu ngân sách nhà nước và gấp 156 lần năm 1997. Chi ngân sách địa phương được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, thực hiện ưu tiên cho đầu tư phát triển, đã tạo động lực cho phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2021 ước đạt 20,5 nghìn tỷ đồng, gấp 86 lần năm 1997; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1997-2021 là 20,5%/năm, thấp hơn mức tăng thu ngân sách. Song hành với công tác thu, quản lý chi ngân sách địa phương được tăng cường theo đúng các quy định của pháp luật, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm góp phần thiết thực, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, xử lý các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách phát sinh. Tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển đã tăng từ 19,9% năm 1997 lên 47,5% năm 2021; tỷ lệ chi bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong chi thường xuyên tăng từ 1,7% năm 1997 lên 7,9% năm 2021.

 

anh tin bai

Công nghiệp phát triển mạnh tạo động lực tăng thu ngân sách nhà nước.

 

Cùng với kết quả thu ngân sách tạo nguồn lực chính cho đầu tư và phát triển, chất lượng hoạt động tín dụng, ngân hàng được nâng cao góp phần thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thị trường, tạo môi trường đầu tư ổn định và phát triển kinh tế của tỉnh. Năm 1997, toàn tỉnh có 5 chi nhánh ngân hàng cấp 1 và 11 Quỹ tín dụng nhân dân, đến năm 2021 có 165 đầu mối ngân hàng và tổ chức tín dụng, với hơn 1.000 điểm giao dịch được phân bổ rộng khắp toàn tỉnh, góp phần cung cấp vốn tín dụng tạo động lực cho các cơ sở kinh tế mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đến hết năm 2021, tổng nguồn vốn huy động đạt 196,2 nghìn tỷ đồng, gấp 615 lần năm 1997; tổng dư nợ tín dụng đạt 124,2 nghìn tỷ đồng, gấp 349 lần năm 1997; bình quân tăng 30,7%/năm về vốn huy động và tăng 27,7%/năm về vốn tín dụng.
Thu ngân sách tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu chi ngân sách địa phương và điều tiết về Trung ương, giúp tỉnh có nguồn lực để tập trung chi đầu tư phát triển, tích cực thực hiện tái cấu trúc đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn, đặc biệt là tập trung nguồn lực đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách, khởi công nhiều công trình có tính liên kết không gian vùng, tạo động lực Bắc Ninh là cực tăng trưởng Vùng Thủ đô.

 

Nguồn:baobacninh.com.vn

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập