Nhìn lại 44 năm quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên Hợp quốc

Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên Hợp quốc(LHQ).Qua 44 năm, quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên Hợp quốc đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy vững chắc lợi ích quốc gia - dân tộc, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước, các đối tác chủ chốt và bạn bè; tranh thủ mọi nguồn lực quan trọng phục vụ công cuộc phát triển đất nước được dư luận trong nước và quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cho rằng, khi mới gia nhập LHQ, đất nước ta đã gặp không ít khó khăn trong quá trình hội nhập với thế giới. Đảng ta đã lãnh đạo đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, nhờ đó đất nước ta đã có những bước tiến vững chắc, hội nhập ngày càng sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, kể từ khi chính thức trở thành thành viên của LHQ, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; công tác xóa đói, giảm nghèo từng bước được chú trọng. Những năm gần đây, vai trò, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trong các mối quan hệ đa phương, song phương ở khu vực và thế giới. Việt Nam đã thể hiện vai trò ngày càng tích cực, chủ động, trách nhiệm trong việc tham gia giải quyết các vấn đề chung trên tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Theo các chuyên gia, trong 44 năm qua, là một thành viên của LHQ, nhất là khi đảm nhiệm các vị trí quan trọng trong tổ chức toàn cầu này, Việt Nam đã chủ động đóng góp tích cực và ngày càng thực chất vào các hoạt động của LHQ trên các nội dung: (1) Đề cao vai trò của LHQ và chủ nghĩa đa phương; (2) Thúc đẩy tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng, hợp tác phát triển giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; (3) Phản đối hành động áp bức, xâm lược, cấm vận đơn phương trong quan hệ quốc tế; (4) Tham gia đóng góp vào quá trình thảo luận, thông qua nhiều nghị quyết, tuyên bố quan trọng của LHQ về hợp tác phát triển, giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, bảo đảm quyền con người…Bên cạnh đó, Việt Nam được xem là một điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và là một quốc gia quyết tâm và nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; đồng thời góp phần thúc đẩy các sáng kiến cải tổ LHQ. Các chuyên gia khẳng định, những đóng góp này chính là cơ sở để Việt Nam được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, cơ quan quan trọng của LHQ, ghi thêm nhiều dấu ấn quan trọng, như: Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp quốc (năm 1997), thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên Hợp quốc (ECOSOC) (nhiệm kỳ 1998 - 2000 và 2016 - 2018), Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014 - 2016), Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (nhiệm kỳ 2008 - 2009 và 2020 - 2021)… Đặc biệt, trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021, Việt Nam đã thể hiện vai trò tích cực, chủ động, trách nhiệm qua những đóng góp thiết thực, được lãnh đạo LHQ, các nước và dư luận quốc tế đánh giá cao.    

Khẳng định vai trò của Việt Nam đối với LHQ, các chuyên gia quốc tế nhấn mạnh, Việt Nam luôn là đối tác mạnh mẽ của LHQ kể từ khi gia nhập vào năm 1977. Việt Nam đã phát huy được vai trò chủ động và tích cực tham gia đóng góp vào công việc chung của LHQ trên tinh thần độc lập, tự chủ, tích cực, trách nhiệm và cân bằng; đóng góp thực chất vào quá trình thương lượng, tìm giải pháp cho các vấn đề chung của cộng đồng quốc tế; thúc đẩy quan hệ song phương với các nước thành viên. Những kết quả này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam và LHQ mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác hai bên; hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển đất nước, hội nhập quốc tế của Việt Nam và góp phần nâng cao vai trò của LHQ trong thời kỳ mới. 

Nhằm góp phần lan tỏa những đóng góp thiết thực, quan trọng của Việt Nam qua 44 năm gia nhập LHQ, công tác tuyên truyền cần chú trọng một số nội dung sau:

Một là, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về quá trình gia nhập và đóng góp của Việt Nam đối với LHQ trong 44 năm qua. Tuyên truyền khẳng định, Việt Nam đang ngày càng tích cực, chủ động và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trên nhiều phương diện, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Hai là, tiếp tục tuyên truyền những hoạt động của Việt Nam trong khuôn khổ thành viên của LHQ, nhấn mạnh vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn song phương và đa phương về các vấn đề chung của khu vực và thế giới, nhất là vấn đề phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Chú ý các hoạt động và kết quả chuyến tham dự Phiên thảo luận chung Cấp cao Khóa họp 76 Đại hội đồng LHQ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (từ 21 đến 24/9/2021).

Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại trong tình hình hiện nay nhằm giúp các nước trong khu vực và thế giới nhận thức đầy đủ hơn về đất nước Việt Nam, về đường lối đối ngoại và vị thế của Việt Nam trong việc góp phần xây dựng cộng đồng quốc tế hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

Bốn là, từ thành tựu và những đóng góp quan trọng của Việt Nam qua 44 năm gia nhập LHQ, cần tuyên truyền nhằm nâng cao lòng tự hào dân tộc; phát huy sức mạnh đoàn kết, ý chí tự lực, tự cườngtinh thần thời đại trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

 

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập