Nguyên tắc xác định người trúng cử

Theo Điều 78 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) quy định, người trúng cử phải là người ứng cử và có số phiếu bầu phải đạt quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ.

Ảnh minh họa.

Nguyên tắc xác định người trúng cử như sau:

- Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ và chỉ được công nhận khi đã có quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bầu cử, trừ trường hợp bầu cử lại mà số cử tri đi bầu cử vẫn chưa đạt quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri thì kết quả bầu cử lại được công nhận mà không tổ chức bầu cử lại lần thứ hai.

- Người trúng cử phải là người ứng cử có số phiếu bầu đạt quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ.

- Trường hợp số người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ nhiều hơn số lượng đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu bầu cao hơn.

- Trường hợp cuối danh sách trúng cử có nhiều người được số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.

Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ Bầu cử phải lập các loại biên bản sau đây:

- Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử ĐBQH tại khu vực bỏ phiếu;

- Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh tại khu vực bỏ phiếu;

- Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện tại khu vực bỏ phiếu;

- Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử đại biểu HĐND cấp xã tại khu vực bỏ phiếu.

Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử gồm các nội dung: Tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu (theo danh sách cử tri tại khu vực bỏ phiếu được cập nhật đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu, thống kê riêng theo tổng số cử tri có quyền bầu cử đại biểu ở cấp tương ứng); số lượng cử tri đã tham gia bỏ phiếu (riêng cho mỗi loại biên bản); số phiếu phát ra (riêng cho mỗi loại biên bản); số phiếu thu vào (riêng cho mỗi loại biên bản); số phiếu hợp lệ (riêng cho mỗi loại biên bản); số phiếu không hợp lệ (riêng cho mỗi loại biên bản); số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử (riêng cho mỗi loại biên bản); những khiếu nại, tố cáo nhận được, những khiếu nại, tố cáo đã giải quyết và kết quả giải quyết (riêng cho mỗi loại biên bản); những khiếu nại, tố cáo chuyển đến từng loại Ban Bầu cử (tương ứng với từng loại việc bầu cử cụ thể); việc xác định tỷ lệ phần trăm cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri trong từng loại biên bản phải căn cứ vào số cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri có quyền bầu cử ĐBQH, tổng số cử tri có quyền bầu cử đại biểu HĐND ở từng cấp. Mỗi loại biên bản được lập thành 03 bản, có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký Tổ Bầu cử và 02 cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu. Biên bản được gửi đến Ban Bầu cử tương ứng và UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã chậm nhất là ngày 26/5/2021 (hoặc 03 ngày sau ngày bầu cử).

Sau khi nhận, kiểm tra Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử của các Tổ Bầu cử và tình hình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có), Ban Bầu cử ĐBQH lập biên bản xác định kết quả bầu cử ĐBQH khóa XV ở đơn vị bầu cử mà mình phụ trách.

Biên bản xác định kết quả bầu cử ĐBQH khóa XV tại đơn vị bầu cử ĐBQH gồm các nội dung: Số lượng ĐBQH được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử; số lượng người ứng cử ĐBQH; tổng số cử tri của đơn vị bầu cử; số lượng cử tri đã tham gia bỏ phiếu, tỷ lệ so với tổng số cử tri của đơn vị bầu cử; số phiếu phát ra, số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử (có tỷ lệ % so với tổng số phiếu hợp lệ); danh sách những người trúng cử ĐBQH khóa XV tại đơn vị bầu cử; tóm tắt những việc xảy ra, kiến nghị về việc bầu cử thêm, bầu cử lại (nếu có); những khiếu nại, tố cáo do các Tổ Bầu cử giải quyết; những khiếu nại, tố cáo do Ban Bầu cử ĐBQH giải quyết; những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ủy ban Bầu cử, Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Biên bản xác định kết quả bầu cử ĐBQH khóa XV ở đơn vị bầu cử được lập thành 03 bản, có chữ ký của Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban Bầu cử. Biên bản được gửi đến Hội đồng Bầu cử quốc gia, Ủy Ban Bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh chậm nhất là ngày 28/5/2021 (hoặc 05 ngày sau ngày bầu cử).

Sau khi nhận, kiểm tra Biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử của các Tổ Bầu cử và tình hình tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có), Ban Bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2016 ở đơn vị bầu cử mà mình phụ trách.

Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 của Ban Bầu cử ở đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh gồm những nội dung: Số lượng đại biểu HĐND cấp tỉnh được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử; số lượng người ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh; tổng số cử tri của đơn vị bầu cử; số lượng cử tri đã tham gia bỏ phiếu, tỷ lệ so với tổng số cử tri của đơn vị bầu cử; số phiếu phát ra; số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử (có tỷ lệ % so với tổng số phiếu hợp lệ); Danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 tại đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh; tóm tắt những việc xảy ra, kiến nghị về việc bầu cử thêm, bầu cử lại (nếu có); những khiếu nại, tố cáo do các Tổ Bầu cử giải quyết; những khiếu nại, tố cáo do Ban Bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh giải quyết; những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ủy ban Bầu cử ở cấp tỉnh, Hội đồng Bầu cử quốc gia.

Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh ở đơn vị bầu cử được lập thành 04 bản, có chữ ký của Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban Bầu cử. Biên bản được gửi đến Ủy ban Bầu cử ở cấp tỉnh, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh chậm nhất là ngày 28/5/2021 (hoặc 05 ngày sau ngày bầu cử).

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập