Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
Ngày
29/8/2022, Tỉnh ủy Bắc Ninh ban hành Nghị quyết số 71-NQ/TU của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh khóa XX về xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững (Thông tin SHCB trích đăng một số nội dung của Nghị quyết).
(Đăng tiếp kỳ trước)
II. Nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu
1. Tăng cường sự
lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn
xã hội trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải
xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu hội
nhập và phát triển bền vững là mục tiêu hàng đầu, là nhiệm vụ thường xuyên,
liên tục để giữ vững ổn định và tạo động lực cho sự phát triển. Việc lãnh đạo,
chỉ đạo phải quyết liệt, có chương trình, kế hoạch cụ thể, gắn trách nhiệm của
từng cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.
Đề cao tinh thần nêu gương của cấp ủy, chính quyền
các cấp và trong từng tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng, nội dung
quan trọng là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", tự chuyển hóa".
Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
cho cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng
và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh.
Chú trọng yếu tố văn hoá và con người trong chính trị, kinh tế, xã hội, đảm
bảo an ninh, quốc phòng. Tăng cường xây dựng văn hoá công vụ, văn hoá giáo dục
đi trước một bước.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước về văn hóa; tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thuận lợi để phát triển
văn hóa, con người Bắc Ninh
Thực
hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa; ngăn chặn, xử lý
nghiêm những hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa; tăng cường thanh tra nhà
nước về quản lý văn hóa, xã hội.
Rà
soát, sửa
đổi, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách của tỉnh về phát triển văn hóa,
con người Bắc Ninh trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, hội nhập quốc tế.
Tăng cường quản lý báo chí và xuất bản, nhất là môi trường
mạng Internet phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo
định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho các tầng lớp nhân dân, nhất là cho thanh
niên, thiếu niên.
3. Xây dựng con người Bắc
Ninh phát triển toàn diện, kết hợp chặt chẽ, hài hoà giá trị truyền thống và
giá trị hiện đại
Xây dựng, hoàn thiện các chuẩn mực
giá trị phẩm chất, đạo đức người Bắc Ninh - Kinh Bắc trong đó chú trọng tới các
yếu tố như: Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giàu lòng yêu quê
hương, đất nước; có ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên; có lối sống
lành mạnh, trọng nghĩa, trọng tình, trung thực, đoàn kết, sáng tạo...
Chú trọng phát triển giáo dục và đào
tạo, khoa học và công nghệ, y tế, thể dục thể thao để nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao tầm vóc, trí tuệ, tuổi thọ, tâm hồn,
tình cảm cao đẹp.
Chấn chỉnh kịp thời việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hành các hoạt
động mê tín dị đoan, gây mất an ninh trật tự.
Phát động và thực hiện có hiệu quả phong trào thi
đua “Học tập, lao động, sáng tạo”, xây dựng “Gương người tốt việc tốt” và các
điển hình tiên tiến gắn với các phong trào thi đua yêu nước được triển khai
trên địa bàn tỉnh.
* Xây dựng môi trường và đời sống văn hoá phong
phú, lành mạnh
* Bảo tồn và phát huy
giá trị các di sản văn hóa
trên địa bàn tỉnh
* Phát triển sản phẩm, dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh
* Chủ động quảng bá, chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa trong nước và thế giới
4. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động
văn hóa
Đăng cai tổ
chức các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch với quy mô quốc gia và
quốc tế; phát
huy giá trị các di sản được UNESCO, quốc gia ghi danh, góp phần quảng bá hình ảnh
quê hương, đất nước và con người Bắc Ninh.
Ưu tiên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao
ở cơ sở, đảm bảo sự công bằng trong hưởng thụ văn hóa của mọi người dân.
Xây dựng và nâng cao chất lượng văn hóa đọc trên địa bàn
tỉnh; kết nối chặt chẽ hoạt động thư viện tỉnh với thư viện huyện, thành phố,
thư viện trường học và tủ sách cơ sở xã, phường, thị trấn.
Đổi mới phương thức hoạt động của Hội
Văn học - Nghệ thuật tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho văn nghệ sĩ chủ động tìm
tòi, sáng tạo để có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật, phản ánh
chân thật, sâu sắc đời sống và thành quả công cuộc đổi mới của người dân Bắc
Ninh.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động
của Bảo tàng tỉnh, bảo tàng các huyện, thành phố, hệ thống thư viện và các
trung tâm văn hóa hiện có.
Phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hoạt động của các
cơ quan báo chí và truyền thông trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Bắc Ninh.
5. Tập trung huy động và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội để phát triển văn hoá, con người Bắc Ninh
Tăng cường huy động và sử dụng hiệu
quả, có trọng tâm, trọng điểm nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và của toàn xã
hội để đầu tư xây dựng và phát triển văn hóa, con người.
Tiếp tục huy động nguồn lực xã hội
hóa để phát triển chỉnh trang đô thị, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông
thôn mới kiểu mẫu, đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, giáo
dục, y tế, tập trung chủ yếu ở cơ sở.
Nâng cao chất
lượng đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, nhất
là cán bộ quản lý từ tỉnh đến cơ sở, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ và kỹ năng tham mưu.
Nguồn:Cuốn Thông tin sinh hoạt chi bộ số 10 năm 2022