Nâng cao trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng

Để làm tốt công tác bảo vệ người tiêu dùng (NTD) cần phải nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức xã hội; phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công tác bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD… Nhân dịp ngày Quốc tế vì NTD (15-3), phóng viên Báo Bắc Ninh có cuộc trao đổi với ông Hoàng Tuấn Anh, Phó Giám đốc Sở Công Thương, Chủ tịch Hội Bảo vệ NTD tỉnh xung quanh vấn đề này.

anh tin bai

Nhiều người tiêu dùng đã chú trọng việc kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm hàng hóa trước khi chọn mua.

 

Phóng viên: Từ khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được thông qua, công tác bảo vệ NTD có những chuyển biến như thế nào, thưa ông?
Ông Hoàng Tuấn Anh: Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được Quốc hội ban hành năm 2010 đã khẳng định vai trò của Nhà nước, cũng như các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ NTD. Luật đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền lợi NTD. Hình thành hệ thống văn bản pháp luật, hệ thống cơ quan quản lý từ Trung ương tới địa phương; mạng lưới các Hội Bảo vệ NTD và một số thành tựu trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ NTD, tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm lỗi, bảo hành và thực thi các trách nhiệm của doanh nghiệp theo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
Chính phủ và Bộ Công Thương ban hành các Nghị định, Quyết định cũng như nhiều văn bản hướng dẫn Luật, góp phần thay đổi mạnh mẽ, kiến tạo nền tảng cơ bản để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Các cơ quan chức năng và tổ chức xã hội về bảo vệ NTD tích cực vào cuộc, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho NTD. Qua đó, NTD được tôn trọng hơn, tính công khai minh bạch trong mua-bán được cải thiện. Thực hiện việc bảo vệ NTD từ “gốc” - bảo vệ theo chuỗi sản xuất phân phối, hàng hóa có truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Các đơn vị bán lẻ từng bước xây dựng được thương hiệu thông qua công tác phục vụ và bảo vệ NTD. Song kết quả trên vẫn chưa đáp ứng được mong đợi bởi các hành vi vi phạm quyền lợi NTD với quy mô, phạm vi ngày càng rộng, hình thức tinh vi và phức tạp hơn.

Phóng viên: Theo ông, trước yêu cầu mới phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ NTD
Ông Hoàng Tuấn Anh: Các cấp, các ngành và toàn xã hội cần sự vào cuộc đồng bộ. Xây dựng và phát huy hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD bảo đảm tính ổn định, thống nhất, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật phục vụ đắc lực cho việc thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh và bền vững, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của NTD một cách rộng rãi... Làm được như vậy thì công tác bảo vệ NTD mới đạt được hiệu quả như mong đợi và thiết thực hơn.  

anh tin bai

Cơ quan chức năng kiểm tra và tuyên truyền, hướng dẫn Siêu thị Trường Giang ở phường Hương Mạc (thành phố Từ Sơn) thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.


Phóng viên: Với vai trò là cầu nối trong việc bảo vệ quyền lợi của NTD, Hội có những khuyến cáo gì dành cho NTD, thưa ông?
Ông Hoàng Tuấn Anh: Với vai trò cầu nối trong việc bảo vệ quyền lợi của NTD, Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh phối hợp tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD thông qua các hình thức treo băng zôn, phát tờ rơi, tổ chức hội thảo, tọa đàm, trao đổi với doanh nghiệp và NTD để nâng cao kiến thức về Luật Bảo vệ NTD; công khai số điện thoại nóng của Hội để NTD liên hệ, phản ánh khi các quyền bị xâm hại… Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày quyền của NTD Việt Nam (15-3) với các hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong mua sắm.  Nhờ vậy, thói quen, nhận thức của NTD trong mua sắm, tiêu dùng cũng thay đổi theo hướng chú trọng nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như phản ánh đến cơ quan quản lý Nhà nước khi quyền lợi bị xâm hại. Tuy vậy, nhận thức của nhiều NTD về quyền và trách nhiệm của mình trong tiêu dùng chưa cao; e ngại kiến nghị, phản ánh, khiếu nại tới cơ quan chức năng khi quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại. Tâm lý NTD còn dễ dãi trong lựa chọn mua hàng, tạo cơ hội cho hàng hóa kém chất lượng xuất hiện.
Về phía NTD cần phải nắm Luật, nắm vững các quyền lợi trong mua sắm và cách thức giải quyết tranh chấp để bảo vệ mình thành công. Các nghĩa vụ khi mua hàng, sử dụng dịch vụ, NTD cũng cần phải nắm rõ. Khi mua phải hàng hóa kém chất lượng, thay vì im lặng bỏ qua, NTD nên mạnh dạn lên tiếng bằng cách thông tin, phản ánh kịp thời những bằng chứng cụ thể về sự vi phạm chất lượng hàng hoá với các cơ quan chức năng, tổ chức bảo vệ NTD. Hành động này không chỉ bảo vệ cho mình mà còn bảo vệ cho cộng đồng, toàn xã hội.

                   Nguồn:baobacninh.com.vn

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập