Một số kỹ năng nhận diện thông tin xấu, độc trên Internet, mạng xã hội
Thông
tin xấu, độc là những thông tin có nội dung sai trái, bị bóp méo, xuyên tạc sự
thật, lẫn lộn đúng sai, thật giả hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa với dụng
ý xấu, chưa được kiểm chứng gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức. Thông tin xấu,
độc có nội dung phản cảm, soi mói,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân; xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; bịa đặt, vu cáo, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp
cao của Đảng nhà nước, quân đội, công an và gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, đoàn kết
dân tộc, tôn giáo, đe dọa an ninh quốc gia. Đích hướng đến của thông tin xấu,
độc là kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự; vi phạm chuẩn mực đạo đức,
văn hóa, thuần phong mỹ tục, kích động đồi trụy,
bạo lực, lừa đảo trên mạng,
đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát vi rút.
Gây
nhiễu loạn thông tin, tạo tâm lý hoài nghi, hoang mang trong nhân dân. Trước
vô vàn thông
tin xấu độc,
bịa đặt lan truyền trên
internet, mạng xã hội làm cho cán bộ, đảng viên, người dân dần dần hoài
nghi vào những thông tin thật, chính thống được hệ thống chính trị, cơ quan báo chí truyền thông đưa ra.
Suy
giảm niềm tin của nhân dân vào chế độ, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý,
điều hành của bộ máy nhà nước các cấp. Với
nội dung, chiêu bài chủ đạo là hạ thấp vị thế, uy tín, vai trò lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp; hạ bệ thần tượng;
thổi phồng một số hạn chế, yếu kém trong quản lý kinh tế, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực … các thông tin xấu,
độc đang tác động, làm suy giảm niềm tin của một bộ phận nhân dân thiếu hiểu biết, gây tâm lý bất mãn, chống đối chính quyền. Thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ mỗi cán bộ, đảng viên.
Ảnh
hưởng đến tình hình an ninh trật tự, an ninh quốc phòng, an toàn xã hội trong nước. Nhiều vụ việc
đáng tiếc đã xảy ra làm minh chứng nổi
bật cho tác động của hoạt động chống phá từ các thế lực thù địch thông qua internet, mạng xã hội, tiêu biểu như: Vụ
Mường Nhé (Điện Biên năm 2011);
vụ biểu tình, gây rối, chống chính quyền, đập phá
trụ sở cơ quan nhà nước năm 2016 xảy ra tại nhiều tỉnh miền Trung,
đặc biệt tại Bình Thuận nhân sự cố môi trường Formosa … Ảnh hướng của thông tin xấu, độc có nguy cơ dẫn
đến mất phương hướng trong lựa chọn các giá trị, lối sống và niềm tin, đạo đức,
nhân cách của cá nhân và cộng đồng xã hội, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Gây
thiệt hại về kinh tế - xã hội, tính mạng con người. Chưa có con số
thống kê chính
thức nhưng hệ lụy và những hậu quả nặng nề về
kinh tế từ những
hoạt động chống
phá của các thế lực thù địch nhưng rõ ràng thiệt
hại là rất lớn. Nhiều nhà máy, công xưởng, xí nghiệp, doanh nghiệp
bị đình trệ hoạt động trong thời gian dài, công nhân mất việc làm, không có thu nhập, gánh nặng xã hội, tệ nạn
xã hội … gia tăng, phát triển. Nhiều người vô tội bị chết hoặc bị bắt do thiếu
hiểu biết …
Phá
hoại bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của người Việt Nam. Ảnh hưởng
đến hình ảnh đất nước, con người, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
Hình ảnh đất nước Việt Nam hòa bình, con người thân thiện, uy tín, vị thế của
Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn. Môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện, ổn định
của nước ta trong mắt nhiều nhà đầu tư nước ngoài bị hạ thấp, nhiều nhà đầu tư
đã chạy khỏi thị trường Việt Nam, trong khi đó nhiều nhà đầu tư có ý định thực
hiện các dự án tại Việt Nam cũng cân nhắc, lưỡng lự.
Những thông
tin xấu độc trên internet
và mạng xã hội do các thế lực
phản động, chống đối, cơ hội chính trị và những cá nhân thiếu hiểu biết tung ra
có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng dư luận xã hội gây nghi ngờ, gieo rắc
sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin
của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Việc nhận diện, vạch trần và đấu tranh vô hiệu hóa những phương thức, thủ đoạn của
các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng để đưa
thông tin xấu độc, giả mạo là rất quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh mạng, giữ
gìn trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng.
Khi
tiếp cận thông tin trên không gian mạng trước hết cần kiểm tra, đánh giá những thông tin như:
Một là, xem xét kỹ các tiêu đề, những thông tin xấu,
độc thường có tiêu đề hấp dẫn, đặc biệt là những thông tin trong tiêu đề giật
title, gây sốc. Xác định đối tượng tán phát để nắm rõ thông tin bắt nguồn từ
các đối tượng phản động, chống đối, cá nhân thiếu hiểu biết.
Hai
là, chú ý tới các đường dẫn liên kết: Đây là dấu hiệu cảnh báo về tin
giả khi chúng ta phát hiện đường dẫn tới các trang web giả mạo hoặc trông gần giống với địa chỉ/đường
dẫn của một trang web chính thống.
Ba là, kiểm chứng cơ sở nguồn tin xem thông tin
đó đến từ nguồn nào, thông tin đấy từ đâu đánh giá. Nếu đến từ một người lạ,
thông tin không rõ ràng cần cảnh giác, có thể xem mục giới thiệu để kiểm tra. Đồng
thời kiểm tra tên miền của trang mạng
đăng tải thông tin, thường nguồn phát thông tin xấu độc là những trang mạng có
tên miền nước ngoài như: “.com”,
hay “.org”, …, không có đuôi
tên miền “.vn”. Sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm kiếm các bài viết trên các
trang mạng chính thống (Thông tin chính phủ, Báo Nhân Dân …) có nội dung tương tự để đối chiếu, kiểm chứng hoặc xin tham vấn của các chuyên gia trên từng lĩnh vực.
Bốn là, đánh giá về hình thức, nội dung: Thông tin
xấu độc hay bị lỗi chính tả hoặc có bố cục lộn xộn, các hình ảnh, video-clip trong thông tin xấu độc thường
bị chỉnh sửa, cắt ghép,
thay đổi nội dung, ngày tháng
của sự kiện thường bị thay đổi. Thông tin xấu độc thường chứa hình ảnh hoặc video
bị chỉnh sửa. Đôi khi bức ảnh được các đối tượng
cố tình đưa ra khỏi bối cảnh gốc gây nhầm lẫn, lầm thưởng cho người
xem. Do vậy chúng ta cần sử dụng tính năng tìm kiếm ảnh, đối chiếu với nguồn ảnh gốc (nếu có), xác định thời gian khởi
tạo, dung lượng, kích thước để đối chiếu
với các thông tin đối tượng đưa ra.
Phát
hiện các trang mạng phản động, chống đối do cá nhân, tổ chức tạo lập thông qua
công tác nắm tình hình, giám sát thông tin trên mạng xã hội từ đó nghiên cứu,
phân tích, đánh giá xác định tính chất của
các thông tin xấu độc, xác định nội dung, giải pháp đấu tranh phù hợp với yêu cầu
thực tiễn là một trong những yêu cầu quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, nhất là
trên không gian mạng hiện nay. Để thực hiện có hiệu quả yêu cầu này đòi hỏi
cán bộ thực hiện nhiệm vụ cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm chắc đường lối, quan điểm, chủ trương lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như thành thạo các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên
môn; không tiếp xúc với các
thông tin có nội dung trái chiều, kích động đi ngược lại với quan
điểm của Đảng, Nhà nước, pháp luật và truyền thống, bản sắc người Việt Nam.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy