Một số kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Một số kết quả nổi bật: Sau 15 năm thực hiện
Nghị quyết, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trong cơ cấu
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cải thiện rõ rệt đời sống nông dân và người dân
nông thôn. Nhiều chỉ tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2020 đã đạt và vượt như: Thu
nhập của người dân nông thôn tăng gấp 4,5 lần so với năm 2008 (chỉ tiêu là 2,5
lần), số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 62,4% (chỉ tiêu là khoảng 50%), tỷ lệ hộ
nghèo ở khu vực nông thôn giảm bình quân 1,21%/năm (chỉ tiêu là giảm từ
1-1,5%). Nông nghiệp được cơ cấu theo hướng hiện đại, duy trì và phát triển
theo hướng toàn diện cả về quy mô và trình độ sản xuất, chất lượng tăng trưởng,
bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; quy mô xuất khẩu nông sản tăng mạnh;
công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn phát triển nhanh; cơ cấu kinh tế, cơ cấu
nông thôn chuyển đổi tích cực; nông thôn đổi mới, khang trang, văn minh hơn, kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, điều kiện sinh sống của phần lớn người dân nông
thôn được cải thiện rõ rệt; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần, năng lực
làm chủ của người dân được nâng cao; tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông
nghiệp, nông thôn tiếp tục đổi mới, phù hợp với kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa và tiến trình hội nhập quốc tế; hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng
dụng khoa học công nghệ được triển khai hiệu quả hơn; cơ chế, chính sách, pháp
luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng được hoàn thiện; năng lực
lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp được nâng cao, công tác lãnh đạo
của Đảng có nhiều đổi mới…
Hạn chế, yếu kém: Nông nghiệp chưa phát
triển bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, sản xuất chủ yếu vẫn dựa
vào nông hộ nhỏ; chất lượng, hiệu quả, năng xuất lao động chưa cao; xây dựng
nông thôn mới còn nặng về đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa chú ý đúng mức đến phát
triển sản xuất, tạo sinh kế, việc làm cho người dân; thu nhập phần lớn nông dân
còn thấp, chênh lệch giữa thành thị với các vùng, miền còn lớn; một số chỉ tiêu
không đạt, như: tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành nông nghiệp giai đoạn
2008 - 2020 đạt 3,01%/năm (chỉ tiêu là 3,5 - 4%/năm); tỷ lệ lao động nông thôn
qua đào tạo đạt 44,5% (chỉ tiêu là trên 50%); lao động nông nghiệp trong tổng
lao động xã hội là 33,1% (chỉ tiêu là 30%)…
Nhiệm vụ, giải pháp thời
gian tới:
Nâng cao vai trò, vị thế làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh
thần của nông dân và người dân nông thôn; phát huy dân chủ, bảo đảm các quyền
và lợi ích hợp pháp của nông dân và người dân nông thôn; phát triển nền nông
nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học -công nghệ
tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; đổi mới mạnh mẽ, đột phá
trong tổ chức sản xuất; phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; xây dụng nông thôn theo
hướng hiện đại gắn với đô thị hóa, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, vì lợi
ích của người dân; hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn, bảo dảm sự đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện thu hút mọi nguồn lực
xã hội, nhất là về đất đai, đầu tư, tín dụng, khoa học - công nghệ; tạo đột phá
trong ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo
nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo
vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu,
phòng chống thiên tai; chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường,
thu hút nguồn lực và khoa học - công nghệ; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Hội nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp ở
nông thôn…
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy