Một số kết quả phát triển truyền thông số ở Việt Nam
 

Truyền thông số là dạng phương tiện được mã hóa/số hóa ở định dạng máy có thể đọc được. Nội dung truyền thông số có thể được tạo lập, phân phối, xem và lưu trên các thiết bị kỹ thuật số. Một số phương tiện kỹ thuật số có thể kể đến, như: phần mềm, trang web tương tác, trò chơi điện tử, hình ảnh kỹ thuật số và sách điện tử. nó được phân biệt với các phương tiện truyền thông truyền thống gồm sách in, báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông tương tự.

          Đối chiếu với hình thức truyền thông truyền thống, thì ưu điểm chính của truyền thông số là có thể tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách thường xuyên, lâu dài nhằm tác động, lôi kéo đối tượng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Đặc biệt chi phí cho hoạt động truyền thông số thấp hơn nhiều so với truyền thông truyền thống. Truyền thông số đòi hỏi người thưc hiện phải có kỹ năng và kiến thức nền tảng về kỹ thuật số. Cùng với đó, hình thái truyền thông số tốn nhiều thời gian cho việc tối ưu hóa các chương trình hành động, thiết kế nội dung tiếp thị. Một đặc trưng khác của truyền thông số là có tính cạnh tranh cao, mang tính chất toàn cầu, nên khách hàng mục tiêu dễ dàng thắc mắc, phàn nàn, khiếu nại và nếu doanh nghiệp chậm phản hồi hoặc phản hồi tiêu cực thì sẽ dễ bị chỉ trích.

Truyền thông số luôn điều chỉnh nhanh đến mức độ người dùng được tiếp cận các mặt hàng mới theo quá trình cập nhật thông tin từng ngày của doanh nghiệp. Cũng chính lý do đó, những chuyên gia truyền thông số có thể là chuyên gia truyền thông online toàn cầu, nhà phát triển website, phát triển mặt hàng kỹ thuật số hoặc là những người làm maketing.

  1. Một số kết quả phát triển truyền thông số thời gian qua

Những năm qua, ở nước ta mức sống người dân được nâng cao, cùng với sự phát triển công nghệ đã làm gia tăng nhanh chóng lượng người sử dụng intenet. Biểu đồ 1 cho thấy, xuất phát điểm với 0,25% dân số sử dụng intenet năm 2020, chỉ sau 2 thập kỷ, tỷ lệ này tăng lên tới hơn 70%, đưa Việt Nam nằm trong danh sách 20 quốc gia trên thế giới có lượng người sử dụng intenet lớn nhất. Trung bình một người trong độ tuổi 16-64 dành gần 7 tiếng một ngày sử dụng intenet. Đây là những điều kiện thuận lợi để truyền thông số phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, chiếm ưu thế tuyệt đối so với các hình thức truyền thông truyền thống.

Theo báo cáo “thị tường quảng cáo số Việt Nam 2021: Chiến lược đón đầu và đột phá” của Adsota và SOL Premier (2021), Việt Nam có tới 155 triệu thuê bao di động. Việc hầu hết mọi người đều sở hữu điện thoại thông minh và dành khá nhiều thời gian của mình vào các phương tiện truyền thông xã hội đã thay đổi rất lớn ngành truyền thông, tọa nên làn sóng mạnh mẽ trong việc chuyển đổi từ những phương thức truyền thông số sang kỹ thuật số.

Với ưu thế riêng của mỗi kênh, truyền thông có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng cụ thể. Trong đó, giới trẻ là đối tượng tham gia tương tác lớn nhất trên các kênh truyền thông số, đặc biệt là mạng xã hội. Mạng xã hội trở thành kênh cập nhật thông tin phổ biến của đổi tượng học sinh, sinh viên. Hơn 86% sinh viên sử dụng mạng xã hội và/hoặc báo điện tử để cập nhật thông tin. Trong khi đó, tỷ lệ đối với báo in là chưa đến 6%.

Có thể thấy rằng, với tốc độ phát triển nhanh chóng và đa dạng, truyền thông số đã và đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Truyền thông số đã, đang và sẽ tác động lớn đến các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, như:

(i) Truyền thống số có tác động tích cực tới nền kinh tế. Truyền thông số trên nền tảng internet tạo điếu kiện thuận lợi cho các dự án khởi nghiệp. Truyền thông số cung cấp cho các doanh nghiệp những phương án truyền thông hiệu quả, đa dạng, chi phí thấp, nhanh chóng và tiện lợi, qua đó giúp làm giảm rào cản gia nhập thị trường.

Đại đa số các doanh nghiệp lớn, nhỏ lựa chọn sử dụng các kênh truyền thông số, trong đó phổ biến nhất là mạng xã hội. Theo khảo sát của Q&Me Vietnam Market Research, 94% các doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm và hình ảnh công ty.

Truyền thông số có tính hai chiều, cho phép tương tác giữa đối tượng và chủ thể. Các kênh truyền thông dựa trên nền tảng internet, một mặt, có chức năng chuyền tải thông điệp của chủ thể tới đối tượng; mặt khác, lưu trữ phản hổi của đối tượng đối với thông điệp, sản phẩm đó. Đứng từ góc độ người bán, truyền thông số cho phép các doanh nghiệp thực hiện đồng thời việc quảng cáo và điều tra, nắm bắt nhu cầu khách hàng - góp phần làm giảm chi phí và tăng hiệu quả marketing. Ở chiều ngược lại, thông tin rộng  rãi trên các phương tiện truyền thông đem đến cho người mua  nhiều lựa chọn hơn và tiết kiệm thời gian tìm kiếm.

Tuy nhiên, truyền thông số đang phát triển mạnh mẽ, nở rộ, nhưng đa phần các doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng và chưa khai thác hết được sức mạnh của phương thức này. Do đó, công tác truyền thông số còn thiếu hiệu quả, manh mún, chưa đồng bộ và thiếu chiến lược dài hạn, dẫn đến việc dễ bị ảnh hưởng khi các nền tảng lớn, như: Facebook, Google... thay đổi.

Đa số các doanh nghiệp không hiểu được mô hình triển khai truyền thông số tổng thể, không nắm được những quy trình thực thi và tập trung vào những điều quan trọng, dẫn tới việc thực thi luôn bị vụn vặt và chắp vá, tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực. Cũng có nhiều doanh nghiệp vì không có kiến thức và kinh nghiệm, nên không đủ kiên trì theo đuổi thực thi truyền thông số khi thấy việc triển khai bước đầu chưa đem lại hiệu quả. Chính điều này là rào cản làm cho doanh nghiệp không đi đến cuối con đường của truyền thông số.

(ii) Truyền thông số có ảnh hưởng đáng kể tới đời sống xã hội. Truyền thông thực chất là quá trình trao đổi tương tác thông tin giữa người với người về các vấn đề xã hội, từ đó tăng vốn hiểu biết chung, hình thành hoặc thay đổi nhận thức thái độ, chuyển đổi hành vi cá nhân/nhóm/xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển. Với khả năng siêu kết nối trong siêu không gian và thời gian, truyền thông số không chỉ có vai trò điều hòa và kiểm soát xã hội, mà còn kết nối sức mạnh trí tuệ, cảm xúc của công chúng, cộng đồng và người dân nói chung trong quá trình khơi dậy tài nguyên mềm và phát triển sức mạnh mềm, trong đó có sức mạnh kinh tế của quốc gia.

Khả năng tác động mạnh mẽ của truyền thông số tới đời sống tinh thần của người dân đã đặt ra đồng thời cả thách thức và cơ hội đối với báo chí truyền thông. Báo chí, với sứ mệnh tuyên truyền đúng đắn, đầy đủ, kịp thời về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội, tạo nội lực để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đổi mặt với một câu hỏi lớn: làm thế nào để giữ vững vị trí trong "trận địa thông tin" trong bối cảnh truyền thông số, đặc biệt là kênh mạng xã hội, đang chiếm ưu thế trong cả việc phát tán thông tin tới các tầng lớp trong xã hội. Thực tế cho thấy, thách thức ấy đã thúc đẩy quá trình tích hợp truyền thông số vào các hoạt động báo chí truyền thống ở nước ta. Trong tổng số 816 cơ quan báo chí trong cả nước tính đến năm 2021, có tất cả 145 báo và tạp chí điện tử, chiếm gần 20%. Con số này dự kiến sẽ còn tăng nhanh trong xu thế chuyển đổi số. Các cơ quan phát ngôn chính thức của Chính phủ, các bộ, ngành hay cơ quan công quyền các cấp đều đang nhanh chóng thích nghi với xu hướng mới, thực hiện truyền thông rộng rãi trên nhiều kênh, bao gồm cả mạng xã hội.

Lao động trong lĩnh vực truyền thông số nói riêng và lao động Việt Nam nói chung còn hạn chế, yếu kém vè năng lực thực hành và ứng dụng công nghệ số vào quá tình hoạt động thực tiễn. Việt Nam cũng thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Báo cáo của WEF (2018) cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu về nguồn nhân lực của Việt Nam đều đang ở thứ hạng thấp. Về chỉ số nguồn nhân lực, Việt Nam xếp thứ 70/100; nếu so sánh với cá quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thì việt Nam xếp sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và chỉ xếp hạng gần tương đương Campuchia. Về chỉ số lao động có chuyên môn cao, Việt Nam thuộc nhóm cuối bảng với thứ hạng 81/100. Chỉ số về chất lượng đào tạo nghề cũng ở mức thấp (80/100) và trong ASEAN chỉ đứng vị trí 92 của Campuchia.

  1. Đề xuất một số giải pháp

Trong cuộc sống hiện đại, xu hướng truyền thông số hóa đã trở thành một phần không thể thiếu. Xu hướng đó mở ra những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi nhà quản lý cần nắm bắt và thích nghi với sự phổ cập hóa, hiện đại hóa và tính mở của truyền thông số. Mặc dù nước ta có nhiều tiềm năng nhưng vẫn chưa phát huy được hết khả năng và tận dụng tối đa hiệu quả của hoạt động truyền thông số. Do đó, trong thời gian tới, để thúc đẩy sự phát triển của truyền thông số, cần thực hiện tốt nội dung sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện chính sách và quy định về bảo vệ quyển sở hữu trí tuệ nhằm xây dựng môi trường pháp lý bảo đảm cho sự phát triển của truyền thông số. Đây là động lực quan trọng thúc đẩy các chủ thể truyền thông tham gia một cách chủ động và sáng tạo, tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thứ hai, nâng cao trình độ kĩ thuật số (digital literacy) của người dân, đảm bảo môi trường xã hội lành mạnh trong xu thế phát triển truyền thông số. Các chính sách, chương trình nhằm phổ quát và nâng cao khả năng sử dụng các thiết bị điện tử (thông minh), truy cập internet, bảo mật dữ liệu cá nhân, chắt lọc thông tin... cần được triển khai rộng rãi. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng văn hóa mạng lành mạnh nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển truyền thông số ở Việt Nam.

Thứ ba, cần đảm bảo môi trường kỹ thuật số và công nghệ thuận lợi cho sự phát triển truyền thông số. Trung ương và các địa phương cần chú trọng hiện đại hóa mạng lưới viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế, đảm bảo cung cấp các dịch vụ với chi phí phù hợp và độ tin cậy cao. Đồng thời, triển khai các dự án nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin như trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương. Việc hoàn thiện, đồng bộ và nâng cao hạ tầng công nghệ sẽ giúp người dùng bảo mật thông tin, đồng thời mang lại những thành quả cho Nhà nước, doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh hình ảnh và uy tín trên thị trường.

Bên cạnh đó, cần nâng cấp thiết bị, phần mềm, công cụ liên quan tới hệ thống mạng và website; xây dựng chính sách an ninh toàn diện cho các cơ quan, doanh nghiệp và khách hàng trong cả hiện tại và tương lai.

Nguồn: Cuốn Thông tin Báo cáo viên số 12 năm 2022

 

 

 

 


Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập