Một số gợi mở khôi phục thị trường lao động Việt Nam dưới tác động của dịch Covid-19 ​
         1. Tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động

Đại địch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến thị trường lao động Việt Nam, khiến số người có việc làm giảm sâu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao. Nhiều chủ sử dụng lao động lâm vào tình cảnh nợ nần, phá sản… Nguồn cung cho thị trường lao động bị suy giảm, cơ sấu việc làm và chuyển dịch trong thị tường bị đảo chiều.

Năm 2018, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước là 2%. Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,17%. Tuy nhiêm, khi đại dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm trong tất cả các ngành và tại mọi miền trong nước từ nông thôn đến thành thị. Theo đó, quý II/2020, khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tập, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng và đặc biệt là việc áp dụng quy định giãn cách toàn xã hội càng làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Tính riêng trong quý III/2021, cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến họ bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… So với quý trước đó, số lao động chịu tác động xấu bởi đại dịch Covid-19 trong quý III tăng 15,4 triệu người. Hầu hết những người bị ảnh hưởng nằm trong độ tuổi lao động, từ 25 đến 54 tuổi, chiếm 73,3% tổng số lao động chịu ảnh hưởng. Trong tổng số hơn 28,2 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, có 4,7 triệu người bị mất việc, chiếm 16,5%; 14,7 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh, chiếm 51,1%; 12,0 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 42,7% và 18,9 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 67,2%.

Theo đánh giá khảo sát của Tổng cục Thống kê được thực hiện trong năm 2021 cho thấy, gần một nửa số người đang có việc làm (48,7%) cho biết, công việc của họ gặp khó khăn do đại dịch. Hơn 2/3 tổng số người thất nghiệp (80,9%) cho biết công việc của họ bị bệnh dịch gây hại. Cuối cùng, trong số 23,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên không tham gia hoạt động kinh tế, 14,5% cho biết phải chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch.

Quý IV/2021, sau khi phủ rộng vắc-xin mũi 2 và các biện pháp giãn cách xã hội đã được nới lỏng , nền kih tế đã có tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, số người tỏng độ tuổi thiếu việc làm trong độ tuổi là gần 1,5 triệu người, giảm 381,1 nghìn người so với quý trước và tăng 635,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,37%, giảm 1,09 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,55 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn.          

 Đây là quý thư 3 liên tiếp thị trường lao động  chứng kiến tình trạng  tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Tình trạng này trái ngược với xu hướng thị trường lao động trong những năm trước đại dịch Covid-19. Trong quý I/2022, mặc dù cả nước vẫn còn hơn 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên chu tác động tiêu cực ca đại dịch Covid-19, nhưng con số này đã giảm mạnh so với quý trước. Đây là mức giảm mạnh nht được ghi nhận k từ khi đt nước chứng kiến sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Trong tổng số hơn 16,9 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch có 0,9 triệu người bị mất việc chiếm 1,2%; 5,1 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xut kinh doanh, chiếm 6,7%- 5,7 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phi ngh giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 7,6% và 13,7 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 18,3%. Đng bằng sông Hng và Đông Nam Bộ vẫn là hai vùng có tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng nhiu hơn so với các vùng khác. Số lao động ở 2 vùng này cho biết, công việc của họ bị ảnh hưởng do đại dịch chiếm ln lượt là 25,7% và 23,9%; cao hơn đáng kể so với con số này ở vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, tương ứng là 18,8% và 14,4%. Thành thị vẫn là khu vực có số lao động chịu thiệt hại nhiều hơn nông thôn. Có 25,8%  lao động khu vực thành thị bị ảnh hưởng tiêu cực, trong khi đó tỷ lệ này ở nông thôn là 20,5%. Đa phn những người có công việc bị tác động xấu bởi đại dịch Covid-19 trong thời gian qua có độ tui khá trẻ, từ 25 đến 54 tuổi, chiếm 73,8%.    

      Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiu thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam, như: bị chia ct cục bộ giữa các vùng, các địa phương, gây ra thiếu lao động cho sản xuất, kinh doanh. Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khiến việc di chuyển giữa các vùng trở nên khó khăn hơn, gia tăng sự mất cân đối cung cầu lao động cục bộ, gây ra áp lực về giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt, dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều nơi, trong đó có các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo ra một làn sóng dịch chuyển lao động lớn chưa từng có từ các thành phố lớn, như: Thành phố H Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương về các địa phương khác trên cả nước. Điều này cũng tạo ra lo ngại về thiếu hụt lao động tại các thành phố lớn sau đại dịch.

    Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều thách thức với thị trường lao động Việt Nam, song cũng tạo ra nhiều cơ hội lớn để thị trường lao động phát triển. Đó là cơ hội để các doanh nghiệp sắp xếp, cơ cấu sản xuất kinh doanh phù hợp với Cách mạng công nghiệp 4.0, cơ hội điều chỉnh, phân bổ lại lao động giữa các vùng, các ngành kinh tế, góp phn nâng cao năng sut, thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số, kinh tế xanh. Đồng thời, đây là cơ hội phát triển các hình thức giao dịch việc làm, đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đào tạo gắn với nhu cu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Vì vậy, cn có giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, thách thức và tận dụng thời cơ để từng bước khôi phục và phát triển thị trường lao động Việt Nam trong trạng thái bình thường mới.

2. Một số giải pháp cn thực hiện

Tính đến thời điểm hiện nay, đại dịch Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên diễn biến vẫn còn rất phức tạp. Trong bối cảnh này, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều ch trương chính sách nhằm ứng phó với dịch bệnh, phát triển kinh tế đi đôi với chăm lo phúc lợi, an sinh xã hội. Cùng với việc thực hiện các nghị quyết và quyết định của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sdụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trong thời gian tới cn thực hiện các giải pháp sau:

Một là, cn ban hành những chính sách khuyến khích các địa phương thiết lập các kênh thông tin chính thống, chuyên ngành đ cập nhật cho doanh nghiệp và người lao động về chiến lược phát triển kinh tế, các chính sách h trợ lao động và thu hút lao động, các kế hoạch v xét nghiêm, kiểm soát bệnh dịch của địa phương để họ xây dựng và thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát trin sản xuất. Cùng với đó, chính quyn địa phương rà soát lại cung – cu lao động ở địa phương để phối hợp với trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức tư vấn cho người dân đi làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có nhu cu tuyển dụng trong tỉnh hoặc ở thị trường các tỉnh, thành phố.

Hai là, thúc đẩy các xu thế chuyển dịch lao động tìm kiếm việc làm theo không gian, thời gian trên thị trường lao động. Các xu thế đó bao gm: từ việc làm ở khu vực nông thôn, nông nghiệp sang việc làm ở khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ; từ việc làm ở khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức; dịch chuyển lao động từ các khu vực bên ngoài vào bên trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Ba là, các doanh nghiệp cn động viên, chia sẻ với người lao động để vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Đng thời, tập trung vào việc hoàn thiện quy trình làm việc và văn hóa công sở để tạo động lực cải thiện tính hòa nhập, kết nối và tăng năng suất lao động của người lao động. Điu này vô hình chung, tạo ra một nguồn công việc tiềm năng trong lĩnh vực nhân sự trong quy trình xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhân sự cho doanh nghiệp để song hành với những thay đổi trong doanh nghiệp khi ứng phó với đại dịch.

Bn là, thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp nhằm tiếp tục kiểm soát và đẩy lùi dịch Covld-19, nhất là tại thành phố lớn, các địa phương có nhiều khu công nghiệp. Đẩy mạnh chiến lược tiêm vắc-xin nhắc lại cho người dân, giữ cơ chế miễn dịch cộng đng.

Năm là, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, cải cách quy trình, th tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách h trợ đơn giản thuận tiện, kịp thời nhằm kích thích nền kinh tế, cũng như nhu cu sử dụng lao động. Hơn nữa hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cn có những chính sách ưu tiên và khuyến khích vì đây sẽ là lực lượng phục hi nhanh hơn so với các loại hình khác và tạo nhiều chỗ làm việc để thu hút người lao động

Nguồn: Cuốn Thông tin Báo cáo viên số 10 năm 2022

 

 

 

 


Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập