Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thời kỳ hậu Covid-19
Trong hai năm 2020 -2021, đại
dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực nhiều chiều đến đời sống kinh tế - xã hội
của nước ta, tăng trưởng kinh tế (GDP) đã giảm mạnh so với các năm trước đại
dịch. Sang năm 2022, nền kinh tế đang dần phục hồi với sự điều hành hiệu quả
của Chính phủ trong bối cảnh bình thường mới. Để nền kinh tế phục hồi nhanh và
bền vững hơn nữa, các giải pháp trọng tâm , cấp thiết cần tập trung triển khai
trong thời gian tới, gồm: giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát;
củng cố hệ thống y tế; đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; có chính
sách cụ thể hỗ trợ ngành du lịch phục hồi…
1. Một số kết quả đạt được đáng khích lệ
Năm 2019, GDP đạt kết
quả ấn tượng, với tốc độ tăng
7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra
từ 6,6% - 6,8%. Động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm
2019 tiếp tục là ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo và các ngành dịch vụ, thị trường. Năng suất lao động của
toàn nền kinh tế theo giá năm 2019 đạt 110,4 triệu đồng/lao
động; theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 6,2% do lực lượng lao động được
bổ sung và số lao động có việc làm năm 2019 tăng cao.
Năm
2020, do chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nên GDP năm
2020 chỉ tăng 2,91 %. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh
hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, thì đây là thành công lớn của
Việt Nam, bởi đây là mức tăng trưởng thuộc nhóm các quốc gia ghi nhận GDP tăng
trưởng cao nhất trên thế giới. Có được kết quả
tích cực này là nhờ Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành và triển
khai nhiều chính sách quan trọng, để thực hiện mục
tiêu kép là vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Qua thực tế cho thấy,
tính đúng đắn, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng, chống
dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ
thống chính trị trong thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch
bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, năng suất lao động của
toàn nền kinh tế theo giá năm 2020 đạt 117,9
triệu đồng/lao động theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,4%, do trình độ
của người lao động ngày càng được nâng cao, khi tỷ lệ lao động qua đào tạo có
bằng cấp, chứng chỉ năm 2020 đạt 24,1%, cao hơn mức 22,8% của năm 20198.
Một số tác động tiêu
cực của đại dịch Covid-19, năm 2021, GDP chỉ tăng 2,58%. Quý III/2021,
nhiều địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã
hội kéo dài để phòng, chống dịch bệnh nên đã ảnh hựởng
xấu đến tăng trưởng kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, tín
hiệu tích cực là năng suất lao động của toàn nền
kinh tế theo giá năm 2021 ước đạt 171,3 triệu đồng/lao
động; theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2021 tăng 4,71%, do trình độ của
người lao động được cải thiện, khi tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng
chỉ năm 2021 đạt 26,1%, cao hơn mức 25,3% của năm 202010.
Vì vậy, tăng trưởng
GDP của Việt Nam trong các năm 2020 và 2021 đều dưới 3%,
mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Theo đánh
giá của Ngân hàng Thế giới, trong thời gian tới, tăng trưởng
GDP của Việt Nam sẽ bật tăng trở lại từ tốc
độ tăng trưởng 2,58% của năm 2021 lên
5,5% vào năm 2022, sau đó ổn định về mức khoảng
6,5%...
Với tình hình dịch
Covid-19 được kiểm soát, cùng với việc Chính phủ đã triển khai đồng bộ các giải
pháp quyết liệt, hiệu quả, nên bức tranh kinh tế những tháng
đầu năm 2022 có nhiều chuyển
biến tích cực. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2022, Người phát
ngôn của Chính phủ cho biết, về tình hình kinh tế -
xã hội, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thống nhất
nhận định; trong 6 tháng đầu năm 2022, đất nước
ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức, song dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự ủng hộ, giám sát của
Quốc hội, sự chung sức, đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị,
người dân và doanh nghiệp; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương đã chỉ đạo, điều hành quyết
liệt, thống nhất, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.
Bên cạnh những vấn đề thường xuyên, nhiều vấn đề
tồn đọng và mới phát sinh được tập trung xử lý hiệu quả, tình hình kinh tế - xã
hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2022 khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, tăng
trưởng ấn tượng, kinh tế đang phục hồi toàn diện, nhiều chỉ số vượt kế hoạch đề ra.
Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2022, các đại biểu
tham dự cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn còn nhiều khó khăn cần khắc phục, nhiều thách thức cần vượt qua. Trong đó, nổi lên là dịch Covid-19 tiếp tục
diễn biến khó lường với các biến chủng mới lây lan nhanh hơn, làm tăng nguy cơ
bùng phát dịch trở lại. Ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro; áp lực lạm phát tăng; việc triển
khai các chương trình mục tiêu quốc gia, giải ngân vốn ở đầu tư công, xây dựng văn bản hướng dẫn và giải ngân vốn một
số chính sách trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế còn chậm. Hoạt động
sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều vấn đề xã hội phát sinh,
trong đó có tình trạng thiếu vật tư, thiết bị y tế; nhiều cán bộ, nhân viên y
tế trong khu vực công lập xin nghỉ việc, chuyển công tác. Đời sống của một bộ
phận người dân còn gặp nhiều khó khăn...
2. Cần triển khai
đồng bộ, hiệu quả một số giải pháp
Nhằm tận dụng có hiệu quả các cơ hội mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trong
thời kỳ hậu Covid-19, cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp sau:
(1) Nghiên cứu giảm thuế, khuyến khích đầu tư tư nhân. Dịch bệnh, chiến tranh, xung đột... khiến
giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao, làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn chồng chất. Việc giảm thuế sẽ hỗ trợ trực tiếp
cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Chính phủ nên có nhiều
cải cách theo hướng bình đẳng trong các chính sách đối
với doanh nghiệp tư nhân trong tiếp cận vốn, cơ hội đầu
tư, thị trường...
Bên cạnh đó, cần có chính sách cụ thể
hỗ trợ ngành Du lịch phục hồi
và tăng trưởng, trong bối cảnh đây là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất bởi đại
dịch Covid 19. Việc phong tỏa, đóng cửa kéo dài khiến cho các nhà đầu tư dừng
triển khai nhiều dự án, nguồn nhân lực nghỉ
việc hàng loạt và một lượng lớn không quay trở
lại làm việc. Thị trường nhiều nước chưa mở cửa trở
lại hoăc mở cửa dè chừng, khiến cho quá trình phục hồi
của ngành Du lịch Việt Nam vẫn đối
mật với nhiều khó khăn, thách thức
(2) Quyết
liệt đẩy mạnh tiến độ giải
ngân vốn đầu tư công,
phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất có thể trong
5 năm tới. Các dự án trọng điểm có quy mô lớn, với sức
lan tỏa rộng cần được quan tâm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành,
nhằm tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế
trong thời gian tới và có cơ chế khuyến khích khai thác tối
đa thị trường trong nước, nhanh chóng tận dụng sự mở
cửa của từng thị trường nước ngoài. Việt Nam với dân
số gần 99 triệu người, chiếm
1,24% dân số thế giới, đứng thứ 15 trên bảng
xếp hạng dân số toàn cầu năm
2022, nên thị trường trong nước cần sự chiếm lĩnh mạnh mẽ của các doanh nghiệp
nội địa trước khi chờ đợi sự mở cửa dần dần của các
thị trường trên thế giới.
(3) Có hướng dẫn
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa chính ngạch sang Trung Quốc, bởi đây là thị trường
rộng lớn và còn rất nhiều tiềm năng với Việt Nam, nhưng hiện không còn dễ tính
như những năm trước và thực hiện có hiệu quả kiểm soát chặt chẽ lạm phát. Bài học từ các đợt suy thoái kinh tế trên thế giới hầu hết
đều có nguyên nhân từ lạm phát. Do đó, Chính phủ cần kiểm soát để tránh đầu tư
tràn lan; rà soát dòng tiền đầu tư để đảm bảo hiệu quả; giám sát chặt tăng
trưởng tín dụng nói chung, tín dụng bất động sản nói riêng.
(4) Tiếp tục củng cố hệ thống y tế, đẩy nhanh hoạt động tiêm chủng
vắc-xin ngừa Covid-19 trên toàn quốc. Bên cạnh đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu và
tiêm phòng vắc-xin Covid-19 cho nhóm trẻ từ 5 đến 11 tuổi, cần nghiên cứu, xem
xét việc tiêm phòng vắc-xin Covid-19 cho nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Hệ thống y tế
nước ta cần được củng cố toàn diện đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe toàn dân
trước nguy cơ bùng phát các đợt dịch Covid-19 với các biến chủng mới, cũng như
trước nguy cơ của các loại dịch bệnh khác trong tương lai; đồng thời dỡ bỏ gần
như hoàn toàn các quy định phòng, chống dịch, cần đảm bảo tuyên truyền để người
dân tiếp tục thực hiện tốt việc phòng ngừa lây lan dịch bệnh. Mỗi gia đình, mỗi
người dân luôn nâng cao ý thức phòng, chống dịch bằng cách đeo khẩu trang, khử
khuẩn, tiêm phòng vắc-xin Covid-19 đầy đủ. Bộ Y tế cần theo dõi sát sao tình
hình các đợt dịch với biến chủng mới, đánh giá nguy cơ theo khuyến cáo của Tổ
chức Y tế thế giới, từ có hướng dẫn cụ thể về phòng, chống dịch hiệu quả, phù
hợp với từng thời kỳ. Việc dỡ bỏ dần các quy định phòng, chống dịch, đồng thời
nâng cao ý thức tự bảo vệ của người dân trước dịch bệnh, là tiền đề để khơi
thông hoàn toàn các hoạt động kinh tế trong nước, cũng như mở cửa đầy đủ với
các nước trên thế giới.
Nguồn:Cuốn Thông tin
Báo cáo viên số 9 năm 2022