Một số dự báo về kinh tế thế giới và rủi ro suy thoái có thể xảy ra

1. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội thế giới đã trải qua giai đoạn hi phục đáng khích lệ và đã chuẩn bị một số điều kiện cn cho sự phục hồi trong dài hạn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là một số bất lợi như rủi ro lạm phát và sâu hơn là suy thoái kinh tế. Với việc kinh tế thế giới có thật sự rơi vào suy thoái hay không phụ thuộc vào lựa chọn của các bên trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, cũng như căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Trong hơn 2 năm qua, kinh tế thế giới đã trải qua nhiu biến cố lớn với cú sốc kép từ đại dịch Covid-19 và căng thẳng địa - chính tri, quân sự với điểm nóng là cuộc xung đột Nga - Ukraine, cùng với đó là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc và chính sách "Zero Covid" chống dịch của Trung Quốc đã làm trầm trọng hơn các thách thức với chuỗi cung ứng toàn cu.

Đu năm 2020, đại dịch Covid-19 khởi phát, sau đó bùng nổ trên toàn cu đã gây đình trệ, thậm chí đóng băng đáng kể các hoạt động kinh tế trong một thời gian dài, đặc biệt trong giai đoạn đu của dịch. Các hoạt động kinh tế đình trệ trên cả phía cung và phía cu. Chuỗi cung ứng toàn cu bị gián đoạn khi các nước tiến hành các chính sách chống dịch và áp đặt các lệnh phong tỏa, hay nhẹ hơn là các hạn chế lưu thông ở các mức độ khác nhau, tại những thời điểm khác nhau. Cùng với đó, dịch bệnh làm cho nguồn nhân lực nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực logistics bị thiếu hụt nghiêm trọng, không thể bổ sung kịp thời. Hệ quả là, chuỗi cung ứng bị gián đoạn ở cả khâu cung ứng đầu vào sản xuất, cũng như việc đưa hàng hóa, dịch vụ đến với th trường đu ra.

V phía cầu, một mặt, dịch Covid-19 làm cho việc tiếp cận hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng khó khăn; mặt khác, hệ quả của dịch bệnh đã khiến thất nghip gia tăng. Chẳng hạn, thất nghip tại Mỹ đã tăng phi mã từ khoảng 4% cuối năm 2019 lên khoảng 12% - 14% vào tháng 04/2020, ngay giai đoạn đu của đại dịch, khiến cho thu nhập của các cá nhân và hộ gia đình nói chung bị tổn thương nghiêm trọng.

Sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhanh và mạnh ngay từ giai đoạn đu cũng làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin kinh doanh và tiêu dùng, nền tảng của tăng trưởng kinh tế. Trong 6 tháng từ tháng 02 - 7/2020, chỉ số Niềm tin kinh doanh (BCI) và Nim tin tiêu dùng (CCI) đã giảm 2% - 3%, gây ra thách thức cho việc duy trì vòng quay kinh doanh tiêu dùng.

Trong bối cảnh đó, các nước đã nhanh chóng triển khai các gói h trợ, kích thích kinh tế trên cả phía cung cũng như phía cầu. Tại Mỹ, Chính phủ đã có những phản ứng chính sách về tiền tệ cũng như tài khóa. Các biện pháp kích thích v tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang (FED) bao gổm: cắt giảm lãi suất, tín dụng và mua tài sản, thay đổi các quy định điều tiết. Ngay trong tháng 3/2020, FED đã cắt lãi suất tiêu chuẩn hai lần, ln đu 0,5% và ln thứ 2 là 1 % (FED, 2020). Đây là một hành động đáng kể trong chính sách tin tệ từ phía FED, bởi t chức này đã không áp dụng mức tăng/giảm lớn như vy (>0,25%) trong mỗi ln điu chỉnh lãi suất kể từ cuộc đại khủng khoảng 1929-1933.

Về mặt tài khóa, ngay trong tháng 3/2020, Chính phủ Mỹ đã thông qua 3 gói cứu trợ chính, trong đó gói CARE (Coronavirus Aid, Relief and Economic Security Act) ở giai đoạn 3 có giá trị gn 2,08 nghìn tỷ USD (80% ca tổng 4 gói) là lớn nhất và một gói bổ sung vào tháng 4/2020, hay còn gọi là "giai đoạn kích thích 3,5”, với tổng giá trị lên đến gn 239 nghìn tUSD.

Một s điu chỉnh và b sung trong chính sách hỗ trợ phục hi kinh tế ca Mỹ và các nước tiếp diễn cho đến gn đây, khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra làm giá dầu và năng lượng nói chung tăng phi mã, từ trên dưới 70 USD/thùng tháng 11-12/2021 lên hơn 120 USD/thùng ở một số thời điểm và hiện nay đang giữ ở mức trên dưới 100 USD/thùng. Cùng với đó là chính sách “Zero Covid" ca Trung Quốc và những hệ quả bất lợi ca các kích thích kinh tế nóng như lạm phát đối với các nước, đặc Biệt là Mỹ và Châu Âu – những nước triển khai sớm các gói kích thích. Tất cả những vấn đề này đã gây nên một sức ép kép đối với nn kinh tế thế giới trong đà hồi phục, làm trầm trọng hơn những vấn đ cn giải quyết khi đang phải đối mặt với bài toán giữa tăng trưởng và lạm phát. Điều này làm dấy lên những lo ngại v một cuộc suy thoái toàn diện, khi những vấn để cũ chưa được giải quyết đã xuất hiện những vấn đ mới.

Các biện pháp ca các quốc gia đã phần nào có hiệu quả, duy trì sức cu, hỗ trợ và thúc đẩy cung, giữ kết nối cung – cu để chờ đợi thời điểm các hoạt động nói chung, hoạt động kinh tế nói riêng trở lại bình thường, bt đu giai đoạn phục hồi kinh tế. Tất nhiên, cùng với hiệu ứng tích cực của các biện pháp hỗ trợ, kích thích kinh tế, vẫn còn tiềm ẩn khả năng lạm phát khi tiền được "bơm" vào nn kinh tế nhiều hơn khả năng hấp thụ và chuyển hóa của nó. Rủi ro lạm phát là một vấn đế hiện hữu khi các nn kinh tế lớn như Mỹ và EU, nơi các gói hỗ trợ và kích thích kinh tế được triển khai sớm và tích cực nhất.                   

   V mặt tích cực, các gói kích thích đã có tác động tích cực đến việc làm, niềm tin kinh doanh, tiêu dùng và đấu tư nói chung. Nim tin kinh doanh và tiêu dùng tăng liên tục từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021 trở về mức trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Bên cạnh đó, thất nghiệp sau mấy tháng đu tăng phi mã lên hơn mức 10%, đã bắt đu giảm từ giai đoạn tháng 8 -10/2020 và đến tháng 12/2021 đã trở về mức xấp xỉ 4% trước đại dịch. Nhất quán với các diễn biến đó, các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hi phục mạnh mẽ trong năm 2021, đạt gn 1.600 nghìn tỷ USD, vượt qua trạng thái trước dịch, cao hơn các năm 2018 -2019 và xấp xỉ mức đỉnh năm 2017 của giai đoạn 5 năm 2017 - 2022

    Năm 2021, sự tăng trưng kinh tế thế giới khá tích cực, đạt mức 6,1%. Trong đó, các nước phát triển đạt 5,2%, các nước mới nổi và đang phát triển đạt mức 6,8%, còn các nước châu Á tăng trưởng mạnh mẽ nhất ở mức 7,3%. Đây là mức tăng trưởng dương rất đáng khích lệ, đặc biệt so với năm 2020 khi kinh tế thế giới tăng trưởng âm ở mức - 3,1%, trong đó các nước phát triển là - 4% và các nước mới nổi và đang phát triển là - 2,1%.

Thời gian gn đây, sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, mang theo những hệ lụy v giá du và năng lượng nói chung, mức siêu lạm phát của kinh tế Mỹ được nhc đến nhiều hơn, cùng với đó là việc giá năng lượng tăng với mức lạm phát 34,6% vào tháng 5/2022 và 41,6% vào tháng 6/2022.

Trong bối cảnh đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã có những điu chỉnh trong dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cu. Theo dự báo mới của IMF, kinh tế toàn cầu s tăng trưởng 3,6% năm 2022 và năm 20 23. Trong đó, các nước phát triển được dự báo tăng trưởng 3,3% năm 2022 và 2,4% năm 2023, giảm ln lượt 0,6% và 0,2% so với dự báo trước; các nước mới nổi và đang phát triển được dự báo tăng trưởng 3,8% năm 2022 và 4,4% năm 2023, giảm lần lượt 1% và 0,3% so với dự báo trước.

Tất cả những điu chỉnh trong dự báo đó đương nhiên là có cơ sở và thể hiện rủi ro về một cuộc suy thoái sâu, khi các vấn đ v xung đột địa - chính trị, rủi ro khủng hoảng năng lượng làm trầm trọng thêm những vấn đ phát sinh do đại dịch Covid-19 và hiệu ứng phụ của các gói kích thích kinh tế gây ra.

Lạm phát vốn dĩ đã bắt đầu tăng từ tháng 3/2021 và đã sớm ở mức khá cao, xấp xỉ 6% vào tháng 9/2021 và 7,5% tháng 01/2022, thời điểm trước thi xung đột Nga- Ukraine diễn ra. Phù hợp với diễn biến vè lạm phát, niềm tin kinh doanh và tiêu dùng, sau thời gian hồi phục từ tháng 7/2022 – 7/2021 đã bắt đầu suy giảm trở lại từ tháng 7/2021, rất lâu trước khi cú sốc kép xung đột Nga Ukraine. Đối phó với rủi ro này, từ giữa năm 2021 các nước, đặc biệt là Mỹ đã lên kế hoạch và khởi động các biện pháp thắt chặt tin tệ và tài khóa bao gm việc nâng lãi suất.

Với các phân tích nêu trên cho thấy, mức lạm phát hiện nay không quá cao so với mức trước khi có cú sốc kép. Nói cách khác, những vấn đ liên quan đến lạm phát cao đi với nn kinh tế hiện nay xuất phát từ những rủi ro có nguyên nhân căn bản. Chính sách tiền tệ thắt chặt và chi phí sinh hoạt tăng cao là các nguyên nhân cơ bản liên quan đến rủi ro kinh tế rơi vào suy thoái trong thời gian tới.

2. Điểm lại diễn biến kinh tế thế giới 2 năm vừa qua kể t khi đại dịch Covid-19 diễn ra và sau đó là xung đột Nga - Ukraine khởi phát từ tháng 02/2022, có thể đúc kết một số vấn đề đáng chú ý:

Một là, mặc dù rủi ro suy thoái là hiện hữu, có thể nhận thấy một số điểm sáng: (1) Mặc dù cả ch số niềm tin kinh doanh và tiêu dùng cùng suy giảm từ tháng 7/2021, tuy nhiên niềm tin kinh doanh suy giảm ở mức độ vừa phải hơn. Như vậy, một mặt, cần tiếp tục thúc đẩy niềm tin kinh doanh, mặt khác, cn xác định được niềm tin tiêu dùng là đối tượng chính cn tác động để duy trì vòng quay tiêu dùng - đầu tư; (2) Tương thích với nhận định v niềm tin kinh doanh ở trên, FDI khôi phục mạnh mẽ trong năm 2021, đạt xấp xỉ của mức đỉnh 5 năm trước đại dịch, lên gn 1.600 nghìn tỷ USD. Đây là mt xu thế cần tiếp tục theo dõi và thúa đẩy; đẩy; (3) Giá du mặc dù đã có lúc tăng 120 USD/thùng, nhưng hiện nay đã chững lại và giữ ở mức trên dưới 100 USD/thùng. Đây có phải là dấu hiệu khủng hoảng xung đột Nga - Ukraine và nhưng hệ lụy liên quan đến năng lượng và giá dầu nói riêng có thể được kiêm soát? Đối với vấn đ này, cn có những phân tích cụ thể với nhiều dữ liệu và thông tin hơn.

Hai là, rủi ro về một cuộc suy thoái kinh tế có thể xảy ra. Rủi ro đó đã xuất hiện từ giữa năm 2021 khi lạm phát bắt đầu tăng ở các nền kinh tế lớn và đã bắt đu các gói kích thích, hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 như Mỹ và các nước EU.

Ba là, cú sốc kép liên quan đến xung đột Nga - Ukraine và những hệ lụy như vấn đề giá dầu và rủi ro khủng hoảng năng lượng làm trầm trọng thêm những vấn đề mà hiệu ứng phụ của các gói kích thích kinh tế gây ra. Tuy nhiên, vấn đ căn bản và dài hạn vẫn nằm ở tự thân các chính sách khôi phục kinh tế sau đại dịch của các nước. Nhằm làm rõ hơn điều này, cần nhấn mạnh, lạm phát trong lĩnh vực năng lượng đã ở mức cao 27,0% vào tháng 01/2022, trước khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine cũng cho thấy, giá dầu WTI tăng liên tục từ tháng 7/2020, một thời gian ngắn sau khi đại dịch nổ ra và sớm trở về mức trước đại dịch là trên dưới 60 USD/thùng vào tháng 3 - 4/2021. Hai tháng trước khi xung đột nổ ra, giá du đã tăng từ 60 USD/thùng lên xấp xỉ 80 USD/thùng. Trước đại dịch Covid-19, giá dầu không ở mức thấp; điu đó cũng cho thấy, vấn đ năng lượng và chuyển đổi năng lượng là vấn đế có tính lịch sử, lâu dài.

 

                                          Nguồn:Cuốn Thông tin Báo cáo viên số 9 năm 2022

 

 

 

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập