Mộc bản chùa Dâu được công nhận bảo vật Quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 18-1-2024 về việc công nhận 29 bảo vật Quốc gia (đợt 12, năm 2023). Trong đó có bộ Mộc bản hiện được lưu giữ tại chùa Dâu (thị xã Thuận Thành).

 

Mộc bản chùa Dâu được san khắc vào thời Lê Trung Hưng và Tây Sơn kéo dài đến thời Nguyễn. Bản sớm nhất niên đại 1752.
Bộ Mộc bản chùa Dâu hiện còn bảo lưu được 107 tấm mộc bản và 199 mặt ván, được chia làm 13 bộ khác nhau gồm: Cổ Châu hạnh, Cổ châu lục, Cổ Châu nghi, Âm chất giải âm, Nhân quả quốc ngữ, Kỳ vũ kinh, Kỳ vũ hồng ân công văn, Thỉnh Long Vương nghi, Công đức, Mục Liên, Tam giáo, Phù chú, Tồn nghi (ván chưa xác định được tên gọi). Chữ khắc trên mộc bản đều là chữ Hán cổ, chữ Nôm được khắc ngược (âm bản), khi in ra giấy sẽ trở thành chữ xuôi.

Bộ mộc bản chùa Dâu là nguồn di sản tư liệu phong phú giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sự ra đời của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp vùng Dâu, về sự ra đời và phát triển của Phật giáo Việt Nam, về các nghi thức cầu mưa, cầu tạnh, lịch sử nghề khắc in mộc bản, nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ truyền….

Cùng với Mộc bản chùa Dâu, tỉnh Bắc Ninh có tổng số 18 bảo vật, nhóm bảo vật Quốc gia gồm: Bộ tượng Phật Tam thế chùa Bút Tháp, Hương án chùa Bút Tháp và Tòa Cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp (lưu giữ tại chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ, thị xã Thuận Thành); Cửa võng đình Diềm; Bia Tiến sĩ Văn Miếu Bắc Ninh; Tượng phật Adiđà (lưu giữ tại chùa Phật Tích, huyện Tiên Du); Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay (lưu giữ tại chùa Bút Tháp, thị xã Thuận Thành); Bia “Xá Lợi Tháp Minh” (hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh); Rồng đá (Xà thần) (hiện lưu giữ tại đền thờ Lê Văn Thịnh, huyện Gia Bình); Ba pho tượng Tam Thế (hiện được lưu giữ tại chùa Linh Ứng, phường Gia Đông, thị xã Thuận Thành); Bộ tượng 10 linh thú Chùa Phật Tích; Cột đá chạm rồng chùa Dạm; Bộ tượng Phật Tứ Pháp vùng Dâu - Luy Lâu (hiện thờ tại Chùa Dâu, Chùa Phi Tướng, Chùa Dàn, thị xã Thuận Thành); Mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” (lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh); Thạp đồng văn hóa Đông Sơn (thành phố Từ Sơn); Bia đá chùa Tĩnh Lự (huyện Gia Bình), Tượng Quan thế âm chùa Cung Kiệm (thị xã Quế Võ).

Nguồn:baobacninh.com.vn
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập