Mở ra cơ hội mới cho kinh tế năm 2023

Sự phục hồi trong năm 2022 đến từ việc nới lỏng giãn cách xã hội, thực hiện các gói hỗ trợ tài khóa và tăng trưởng xuất khẩu tích cực sẽ tạo động lực giúp kinh tế Bắc Ninh có nhiều triển vọng trong năm 2023. Tỉnh đặt mục tiêu, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 93,262 tỷ USD, tăng 1,7% so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu 50,870 tỷ USD, tăng 5%; nhập khẩu 42,392 tỷ USD. Dự báo tăng trưởng kinh tế 2023 đạt 6,5% - 7,0% so với ước thực hiện năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt 69,5 triệu đồng, tăng 4,2 triệu đồng so với ước thực hiện năm 2022, tăng 6,4%.

anh tin bai

Khu vực công nghiệp là động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023.

 

Nhìn lại năm 2022 cho thấy, tất cả các thị trường xuất khẩu đều phục hồi so với năm 2021. Trong đó, các thị trường là đối tác ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Việt Nam tăng trưởng ở mức cao, như: EU tăng 23,5%; khu vực Đông Nam Á tăng 23,3%... tạo cơ hội cho xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh trong năm qua. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của tỉnh đạt 91,7 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2021, trong đó, xuất khẩu tăng 7,9%; nhập khẩu tăng 13%.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được chính thức triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 2018, với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Toàn tỉnh công nhận thêm 60 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, lũy kế đến nay, có 93 sản phẩm OCOP, trong đó 34 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 59 sản phẩm đạt hạng 4 sao; triển khai xây dựng đề án thí điểm 3 mô hình OCOP du lịch cộng đồng.
Cùng với việc kiểm soát tốt dịch bệnh các hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh vào cuối năm tạo nên nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn tỉnh... Tuy nhiên, dù nền kinh tế đang có đà phục hồi mạnh mẽ, nhưng những bất định cũng gia tăng khiến tăng trưởng kinh tế và xuất nhập, khẩu có thể chậm lại và thu hút vốn đầu tư nước ngoài chưa có đột phá rõ rệt sẽ là những thách thức đặt ra trong năm tới.
Năm 2023 nền kinh tế được dự báo có triển vọng tích cực sau khi ghi dấu sự ổn định vào cuối năm 2022, với nhiều chỉ số vĩ mô tươi sáng trong bối cảnh thế giới đối mặt với nhiều khó khăn. Phát huy các thành công, không chủ quan, tự mãn và khai thác tốt hơn động lực từ nền tảng đã có, chủ động vượt qua các thách thức, tỉnh táo nhận diện đúng để hành động - đúng cả trong kinh doanh và trong quản lý, cả vĩ mô và vi mô.
Theo nhận định của các cơ quan tham mưu, kinh tế Bắc Ninh năm 2023 có thể diễn ra theo 2 kịch bản. Kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế có thể chỉ ở mức 6,5% nếu các yếu tố rủi ro lấn át xu hướng phục hồi đã thiết lập trong năm 2022. Kịch bản 2 được đánh giá khả quan hơn, tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức 7% trong điều kiện quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi hơn, các tác động từ bối cảnh quốc tế không quá lớn.
Từ nhận định này cho thấy, nhiệm vụ của năm 2023 là khá nặng nề, trong bối cảnh khó khăn trong nước và thế giới. Các cấp, ngành, địa phương cần khai thác tốt, hiệu quả không gian chính sách khá đầy đủ và hoàn thiện. Từ Nghị quyết 68, Nghị quyết 43 đến các Nghị quyết 02 hằng năm và Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 12-5-2020 của Chính phủ về cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh; Nghị quyết 31, Nghị quyết 54 về cải cách kinh tế… và nhất là Chỉ thị số 01 của UBND tỉnh về những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Tập trung giải quyết những vấn đề rất căn cơ như giải ngân đầu tư công “điểm nghẽn” ở đâu phải xử lý cho triệt để.
Năm 2023 đầu tư công được xác định là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng khi nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm. Nhất là trong điều kiện hiện nay, dư địa của chính sách tiền tệ không còn nhiều, dư địa của chính sách tài khóa còn tương đối tốt, việc nới thêm chính sách tài khóa cho đầu tư công là một giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, đầu tư công cần đi đúng hướng, đúng lĩnh vực, đúng tiến độ để phát huy hiệu quả khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế.
Trong khi thực hiện những giải pháp đã có thì cần tiếp tục bám sát khó khăn của doanh nghiệp để kịp thời có biện pháp khắc phục; nâng cao tính minh bạch của môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh. Tiếp tục giải quyết “nút thắt” thể chế bởi vì “điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là nhiều cơ chế quản lý, chính sách pháp luật chưa thật sự đồng bộ, còn chồng chéo nên ảnh hưởng đến nhiều hoạt động đầu tư kinh doanh…Cuối cùng các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần tái cấu trúc mạnh mẽ hơn nữa hoạt động sản xuất, đầu tư, tăng cường chuyển đổi số và quản trị rủi ro để bứt phá từ phân khúc giá trị thấp sang những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao.

                                                                                                                      Nguồn:baobacninh.com.vn

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập