Kỷ niệm 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 – 05/6/2022)
Sinh
ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân Việt Nam rơi vào cảnh
thống khổ lầm than, được kế thừa truyền thống yêu nước, bất khuất của quê
hương, gia đình, khi còn là một thiếu niên 15 tuổi Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái
Quốc, Hồ Chí Minh) đã sớm biết nỗi đau mất nước, nỗi thống khổ của đồng bào,
sớm có chí đuổi giặc cứu nước. Sau khi nghiên cứu con đường cứu nước của cụ
Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, với nhạy cảm chính trị của một trí tuệ mẫn
tiệp. Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành quyết tâm đến tận “sào huyệt” của chủ
nghĩa tư bản để tìm hiểu họ làm ăn ra sao, sẽ trở về giúp đồng bào cứu nước.
1. Hành trình ra đi tìm đường cứu
nước
Ngày 2/6/1911, Nguyễn Tất Thành đến Cảng Nhà Rồng xin làm việc ở tàu Đô
đốc Latusơ Tơrêvin của hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs réunis).
Ngày 3/6/1911, anh được giới thiệu và nhận vào làm phụ bếp trên tàu Đô đốc
Latusơ Tơrêvin, nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới là Văn Ba. Ngày
5/6/1911, từ Bến Nhà Rồng, với tên Văn Ba trong công việc là người phụ bếp chính
thức lên đường sang Pháp. Không khoác áo thân sĩ, ra đi trong tư cách một người
lao động, khởi nghiệp với đôi bàn tay trắng, nhưng lại có một ý chí mãnh liệt,
một nghị lực phi thường, một mình với cuộc hành trình 30 năm đi tìm con đường
cứu nước, giải phóng dân tộc.
2. Bước chuyển từ chủ nghĩa
yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin
Từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành
đã đi qua Singapore, Colombo, vượt Hồng hải, qua Suez Pháp. Vòng quanh châu Âu,
châu Phi, châu Mỹ, châu Á qua các nước Bồ đào nha, Tây Ban nha, Algerie,
Tunisie, cửa biển Đông Phi, qua Cong go, Dahomey, Guinée, Sénégal, vượt Đại Tây
dương đến Hoa Kỳ, xuống Nam Mỹ, tới Arhentina…Tiếp đó, trở lại Anh, đến Pháp
qua Đức, tới Liên xô, Trung Quốc, sang Thái Lan… tất cả hành trình hơn 30 nước.
Là người dân thuộc địa, ra nước
ngoài hòa mình vào cuộc sống lao động và đấu tranh của vô sản ở chính
quốc, có gần 10 năm bôn ba khảo sát thuộc địa của đế quốc Anh, Pháp, Đức nên
Người hiểu biết về bản chất chung và màu sắc riêng của mỗi nước đế quốc. Nhờ
vốn hiểu biết thực tế đó, cùng với tư duy độc lập, tự chủ, đã giúp Người không
rơi vào các khuynh hướng cơ hội, nhưng cũng không đễ dàng chấp nhận một cách
giáo điều, những công thức lý luận không phù hợp với thực tế các nước thuộc
địa, nhất là các nước phương Đông.
Cuối năm 1917 Nguyễn Tất Thành từ Anh
trở lại Pháp vào lúc cuộc cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và giành được thắng
lợi, mở ra cho con đường giải phóng dân tộc, giành độc lập cho loài người. Nǎm
1919 tại Hội nghị hòa bình Véc-xây (Versailles) Pháp, thay mặt những người
Việt Nam yêu nước, dưới ký tên Nguyễn Ái Quốc (tên mới của Nguyễn Tất Thành) đã
gửi “Bản Yêu sách Tám điểm” đòi quyền bình đẳng về pháp lý và quyền tự do, dân
chủ tối thiểu cho Nhân dân Việt Nam. Cuối năm 1919, Nguyễn Ái Quốc tham gia
Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng duy nhất ở Pháp, tỏ ý quan tâm đến số phận các
dân tộc thuộc địa và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp.
Tháng 7/1920 qua báo Nhân đạo
(L'Humanité- Pháp), Nguyễn Ái Quốc đọc được tác phẩm “Luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I Lê nin. Nhờ đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ánh
sáng cho con đường giải phóng dân tộc mình trong sự nghiệp giải phóng tất cả
các dân tộc bị áp bức. Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản (Quốc tế
III). Đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái
Quốc: Từ chủ nghã yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin, từ người yêu nước thành
người cộng sản.
3.
Quá trình hoạt động thực tiễn, lý luận, cụ thể hóa và vận dụng chủ nghĩa
Mác-Lênin vào thực tiễn các dân tộc
Trong quá trình tìm đường cứu nước
Nguyễn Ái Quốc đã đi qua các châu lục, khảo sát nhiều nước thuộc địa và những
nước tư bản thời bấy giờ. Người đã tham gia nhiều hoạt động thực tiễn và lý
luận rất sôi nổi như: tham gia Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp,
tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, viết bài và tham gia xuất bản báo
(tờ Le Paria), viết bài tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin về Việt Nam và các
nước thuộc địa. Người đã tiếp xúc nhiều nhà tư tưởng nhưng tất cả chưa mang lại
lời giải cho cách mạng Việt Nam, chỉ có Lê nin và Quốc tế III là ủng hộ phong
trào giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa, nên trong tác phẩm Đường Kách
mệnh Người chỉ rõ: Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất
là chủ nghĩa Mac-Lê nin. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh khẳng định cách
mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng Nga, tức
là phải đặt nó trong quỹ đạo cách mạng vô sản. Con đường cách mạng Việt Nam phải
trải qua hai giai đoạn: dân tộc cách mệnh và thế giới cách mệnh. Đường Kách
mệnh đã đặt cơ sở cho sự hình thành đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc của
cách mạng Việt nam theo đường lối cách mạng vô sản; đánh dấu sự chấm dứt cuộc
khủng hoảng về đường lối cứu nước từ cuối thế kỷ XIX cho đến những năm 20 của
thế kỷ XX. Chính cương, Sách lượt vắn tắt và các văn kiện hợp nhất thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, do Nguyễn Ái Quốc thảo ra, đã đánh dấu sự hình thành cơ
bản tư tưởng của Người về con đường cách mạng Việt Nam, trở thành Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn gốc tạo nên mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam.
4. Trở về Tổ quốc lãnh đạo Cách
mạng Tháng Tám thành công mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam
Sau khi tìm ra con đường cứu nước,
giải phóng dân tộc đúng đắn, ngày 28/01/1941 Nguyễn Ái Quốc đã vượt
qua biên giới Việt – Trung, đặt chân lên mãnh đất địa đầu Tổ quốc. Người chủ
trì Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách
lược, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp. Hội
nghị chỉ rõ “sau khi đánh đuổi được Pháp – Nhật sẽ thành lập một nước Việt Nam
dân chủ mới...”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã làm nên cuộc tổng
khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công. Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba
Đình, Người đã long trọng đọc bản Tuyên gôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Mở ra một kỷ
nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ đã vươn lên làm chủ vận mệnh của mình.
5. Ý nghĩa lịch sử và giá trị
thời đại của Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
Ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác-
Lênin, Người đã đặt nền móng cho lý luận cách mạng Việt Nam trong thời đại mới: Chấm dứt khủng hoảng về đường lối cứu nước. Tìm thấy
đường lối phát triển đúng đắn cho dân tộc, phù hợp với tiến bộ của nhân loại và
xu thế của thời đại. Hồ chí Minh đã đem ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin soi
đường cho phong trào yêu nước, chủ ngĩa yêu nước truyền thống của Việt Nam vươn
lên tầm thời đại. Trở thành biểu tượng sáng ngời trong hai cuộc kháng
chiến lừng lẫy của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong
công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội.
Quá trình ra đi tìm đường cứu nước đã hình thành
chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh: Đó là sự
tổng hòa của tư tưởng yêu nước Việt Nam chân chính; truyền thống, tinh hoa văn
hóa dân tộc ta với hệ tư tưởng tiên tiến giai cấp công nhân mà chủ nghĩa Mác –
Lênin là đại diện cốt yếu là tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc.
Tìm
ra con đường cứu nước chính là nguồn cội, nền tảng đem lại những thành tựu vĩ
đại trong lịch sử dân tộc ta: Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ,
với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng
lẫy năm châu chấn động địa cầu năm 1954; Chiến thắng 30/4/1975 giải phóng hoàn
toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.Thắng lợi
của công cuộc 35 năm đổi mới, đất nước ta chưa bao giờ có một “cơ đồ, tiềm lực,
uy tín và vị thế trên thế giới” như ngày hôm nay.
Dù Người đã đi xa, nhưng Đảng ta, dân
tộc ta nguyện sẽ mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của
Người, xây dựng thành công Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục
tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy