Kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu năm; khả năng tăng trưởng kinh tế quý II và cả năm 2023
1. Tình hình
kinh tế Việt Nam 5 tháng đầu
năm 2023
Trong năm tháng đầu
năm 2023, kinh tế Việt Nam đã trải nhiều
khó khăn, thách thức xuất phát từ ảnh hưởng của các
yếu tố bên
ngoài củng như nội tại nền kinh tế.
Với sự điều hành, chỉ đạo sát sao của
Chính phủ, hoạt động kinh tế năm tháng đầu năm tiếp
tục đà phục hồi.
Cụ thế:
Từ phía cung, các hoạt động kinh
tế trong nước ổn định: Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
duy trì.
Trong điều kiện thời tiết thuận lợi,
hoạt động sản xuất khu vực NLNTS tập trung vào gieo cấy, chăm sóc lúa
và rau màu vụ đông xuân trên cả nước, chăn nuôi phát triển
ổn định, các hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy
sản đạt kết quả khả quan.
Hoạt động công nghiệp có dấu
hiệu khả quan.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp
(IIP) tháng 05/2023 ước tăng 2,2% so với tháng trước và tăng
0,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 2,9% so
với tháng trước và giảm 0,5% so với cùng kỳ.
Các hoạt động dịch vụ tiếp tục khởi sắc. Tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2023 ước đạt 519 nghìn
tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hình 1. Chi số IIP toàn ngành công
nghiệp
-20.0 -----------------------------
So với cung kỳ năm
trước — So với tháng trước
Nguồn: Tổng hợp từ TCTK
Tuy nhiên, do tình
hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2023 gặp khó khăn, nhu cầu
của các nước đối tác còn hạn chế, đơn hàng xuất khấu giảm đã ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất công nghiệp trong nước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tính chung 5
tháng đầu năm 2023 ước tính vẫn
giảm 2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,1%). Trong đó, ngành
chế biến, chế tạo giảm 2,5% làm giảm 1,7 điểm phần trăm vào
mức tăng chung.
Từ phía cầu, hoạt động xuất
nhập khẩu gặp nhiều
khó khăn mặc dù vẫn duy trì
trong trạng thái xuất siêu. Trong bối
cảnh kinh tế phục hồi
chậm, nhiều quốc gia thực hiện chính sách thắt
chặt tiền tệ làm nhu cầu tiêu dùng
giảm dần đến tình trạng
thiếu đơn hàng tại các DN xuất nhập khẩu
ở Việt Nam. Tính chung cho 5 tháng đầu năm
2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 136,17 tỷ USD, giảm
11,6% so với cùng kỳ năm truớc. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu
năm ước đạt 12637 USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hóa giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, cán cân thương mại hàng
hóa của Việt Nam tiếp tục duy trì xuất siêu trong 5 tháng đầu
năm 2023, ước tính đạt 9,8 tỷ USD (so với mức 0,24 tỷ
USD cùng kỳ năm trước). Mỹ duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 37,2 tỷ USD, trong khi Trung Quốc duy trì
là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu
năm 2023 với kim ngạch ước tính đạt 43,4 tỷ USD
Ngược lại với tình hình ảm
đạm của thương mại quốc tế tiêu dùng trong nước
có xu hướng phục hồi tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu
dùng 5 tháng đầu năm ước đạt
2.527,1 nghìn tỷ đồng, tăng
12,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, dịch vụ
du lịch lử hành tăng 89,4% so với cùng kỳ, dịch vụ lưu
trú và ăn uống tăng 22,1% và
dịch vụ khác tăng 15,8%. Tháng 5 bắt
đầu mùa cao điểm của
hoạt động du lịch góp phần thúc đẩy doanh thu
của ngành. Tuy vậy mức đóng
góp vào tăng trưởng tiêu dùng của
dịch vụ lữ hành khá thấp nên ảnh hưởng
không đáng kể, mà tập trung chủ yếu
là doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 78,9% và tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Giải ngân vốn đầu
tư từ ngân sách nhà nước được tập
trung đẩy mạnh nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong 5 tháng đầu
năm 2023 ước đạt 177 nghìn tỷ đồng, bằng 25,5% kế
hoạch, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 bằng 24,9% và tăng
108%). Trong đó, nguồn vốn đầu tư thực
hiện do Trung ương quản lý ước đạt 33,6 nghìn tỷ đồng,
bằng 25,3% kế hoạch năm và tăng 30,2% so với cùng
kỳ năm trước; vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý
ước đạt được đánh giá
cao về tiềm năng
143,4 nghìn tỷ đồng, bằng
25,6% kế hoạch năm và tăng 15,9% so với
cùng kỳ năm trước.
Đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục
được cải thiện. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê mặc
dù thu hút vốn đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam trong 5 tháng
đầu năm 2023 đạt 10,85 tỷ
USD chỉ bằng 92,7% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng đang
trong đà tăng so với tháng trước. Trong bối cảnh có sự
dịch chuyển về dòng vốn
đầu tư trên
toàn cầu, mặc dù là quốc gia được đánh giá cao về tiềm năng thu hút FDI nhưng Việt Nam cũng đang phải
đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với nhiều quốc gia trong khu vực, đòi hỏi sự
nỗ lực hơn nữa của chính quyền địa phương trong thu hút dòng vốn FDI thời gian
tới.
Chỉ số giá tăng nhẹ so với tháng
trước nhưng áp lực lạm phát trong nước tiếp tục xu hướng giảm. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 5/2023 tăng nhẹ 0,01% so với tháng
4/2023. Tuy nhiệm, mức lạm phát so với cùng kỳ năm trước trong xu hướng giảm.
Hình 2. Biến động chỉ
số CPI so với cùng kỳ và so với tháng trước
Nguồn:TCTK
Theo:Cuốn Thông tin Báo cáo
viên số 6 năm 2023