Khi ý Đảng hợp lòng Dân

Sau 25 năm tái lập, Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực; nhiều chỉ tiêu, mục tiêu của tỉnh cao hơn mức bình quân chung và nằm trong tốp đầu của cả nước, tạo tiền đề để tỉnh đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đạt được thành tựu to lớn ấy, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ là đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp và quyết định đến mọi mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh...

anh tin bai

Sau 25 năm, hệ thống giao thông của tỉnh được xây dựng hiện đại và thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

 

Nhớ lại hình ảnh những con đường và hệ thống giao thông của tỉnh nhà sau 25 năm, đồng chí Ngô Đình Loan, nguyên Bí thư Tỉnh ủy giai đoạn 1997-2000 không khỏi bồi hồi: “Đó là mạng lưới đường xá lạc hậu, không đồng bộ, mặt đường xấu, đang xuống cấp trầm trọng nên việc đi lại trên tất cả các tuyến đường rất khó khăn. Bắt tay vào công cuộc xây dựng tỉnh nhà trong bề bộn công việc, Tỉnh uỷ Bắc Ninh thấy rằng cần phải ưu tiên “quy hoạch đi trước” nên đã sớm triển khai một loạt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp, đô thị....”.

Cũng ngay đầu năm 1997, Tỉnh ủy đã chỉ đạo khẩn trương lập quy hoạch phát triển hệ thống giao thông, đồng thời có kế hoạch, định hướng những việc cần thiết nhằm khôi phục hệ thống giao thông. Nghị quyết số 01/TV - TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển giao thông ban hành tháng 1-1997 và sau đó là Nghị quyết số 11 của HĐND tỉnh được thông qua với quan điểm: hạ tầng giao thông phải đi trước một bước, đảm bảo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đã cho thấy sự nhanh nhạy trong công tác chỉ đạo điều hành. Với tinh thần chủ động vào cuộc sát sao, Bắc Ninh đã thực hiện hàng loạt giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực. Trong 25 năm qua, hàng trăm nghìn tỷ đồng được đầu tư và đến nay các tuyến đường huyết mạch nhanh chóng được triển khai xây mới và nâng cấp mở rộng, hàng loạt cầu nối hai bờ sông Đuống, sông Thái Bình, sông Cầu được hoàn thành… giúp Bắc Ninh tăng cường liên kết với cả khu vực đồng bằng sông Hồng cũng như với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài ra, tỉnh cũng đã nỗ lực đầu tư các tuyến đường liên huyện, liên xã và nhất là hệ thống giao thông nông thôn đã góp phần tích cực vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.
Phát triển các khu, cụm công nghiệp cũng được tỉnh sớm coi trọng, giai đoạn 1997 - 2000, trong bối cảnh mới tái lập, điều kiện kinh tế rất khó khăn, tiềm lực hạn chế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra phương hướng đặc biệt quan trọng là “Tập trung mọi nguồn lực tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Hướng chủ yếu là phát triển mạnh công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...”. Trong giai đoạn này, Bắc Ninh thực hiện chính sách “trải thảm đỏ” và “đi tắt đón đầu”, tập trung ưu tiên các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Tháng 12-2000, Khu Công nghiệp Tiên Sơn-Khu công nghiệp tập trung đầu tiên của tỉnh được khởi công xây dựng, đến nay Bắc Ninh đã có 16 khu công nghiệp, 35 cụm công nghiệp với hơn 7 nghìn ha (các khu, cụm công nghiệp giải quyết việc làm ổn định cho hàng trăm nghìn lao động). Hiện, Bắc Ninh đang có 1.717 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 21,24 tỷ USD của 38 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh, với nhiều tập đoàn kinh tế lớn, như: Samsung, Canon, Pepsico, Amkor, ABB…  Có thể thấy, chủ trương đúng đắn đã nhận được sự ủng hộ tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và sự đồng thuận của người dân. Khi “ý Đảng” hợp “lòng dân”, việc khó mấy cũng thành, các khu công nghiệp có bước phát triển đột phá ngoạn mục, trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI vùng đồng bằng sông Hồng và cả miền Bắc.
Đó chỉ là hai lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong 25 năm qua. Có được kết quả đó, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ là đặc biệt quan trọng. Trong mọi giai đoạn phát triển của tỉnh, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy từng nhiệm kỳ đều chủ động trong xây dựng chương trình toàn khóa; trọng tâm là phát triển kinh tế-xã hội và công tác xây dựng Đảng. Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ trong các nghị quyết của Trung ương và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đề ra, lựa chọn những vấn đề lớn, trọng tâm, nổi bật để bàn bạc, thống nhất và ra các quyết nghị phù hợp. Hằng tháng, hằng quý đều lựa chọn các vấn đề quan trọng, vấn đề nóng, bức xúc trong Đảng, hệ thống chính trị, trong nhân dân để đưa ra thảo luận và ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Chú trọng đổi mới phương pháp lãnh đạo, phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành thường xuyên chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các cơ quan, đơn vị; chấn chỉnh kịp thời nhiều vướng mắc, hạn chế, yếu kém. Lãnh đạo cơ quan chính quyền cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, giải pháp để thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ khá toàn diện. Kiên trì đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc, cải cách hội họp, sơ kết, tổng kết, tránh hình thức trong các cơ quan đơn vị, tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong thi hành công vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng đề ra.
Có thể khẳng định, sau 25 năm kể từ khi tái lập đến nay, Bắc Ninh đã có những bước chuyển lớn, tạo nên những diện mạo mới với những thành tựu đáng tự hào trên các lĩnh vực, khẳng định vị thế và sức vươn trên con đường hội nhập, phát triển. Kết quả ấy có được là nhờ sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, năng động, sáng tạo và hiệu quả của Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ, sự đoàn kết, đồng lòng và nỗ lực của toàn thể nhân dân trong tỉnh; sự giúp đỡ và ủng hộ to lớn của Trung ương, các bộ, ban, ngành, địa phương trong toàn quốc và người con Bắc Ninh đang sinh sống, làm việc trong nước và ngoài nước.

Nguồn:baobacninh.com.vn

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập