Khẳng định vai trò, vị thế trong công cuộc phát triển của quê hương
Phát huy truyền thống vẻ vang của Ngành Ngân
hàng Việt Nam qua 71 năm xây dựng và trưởng thành (6-5-1951 – 6-5-2022), 25 năm
qua kể từ khi tái lập tỉnh, Ngành Ngân hàng tỉnh Bắc Ninh đã luôn nỗ lực vươn
lên, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
với những bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện, khẳng định vai trò và vị thế,
đóng góp tích cực và hiệu quả vào công cuộc phát triển nhanh, bền vững theo hướng
CNH, HĐH của tỉnh, được Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành và nhân dân ghi nhận,
đánh giá cao và được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý.
Năm 1997, cùng với tái
lập tỉnh, Ngành Ngân hàng tỉnh Bắc Ninh được tái lập và nhanh chóng đi vào hoạt
động ổn định, không ngừng phát triển lớn mạnh, vượt bậc cả về mạng lưới, quy mô
hoạt động, chất lượng tín dụng, công nghệ và dịch vụ hiện đại tiện ích… khẳng
định vai trò, vị thế tiên phong, huyết mạch của nền kinh tế, đóng góp tích cực
và hiệu quả vào đẩy mạnh công cuộc phát triển nhanh, bền vững của tỉnh, đưa Bắc
Ninh trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về nhiều chỉ tiêu kinh tế -
xã hội...
Khi mới tái lập, Ngành
Ngân hàng tỉnh chỉ có 4 chi nhánh ngân hàng và 11 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở,
đến nay Bắc Ninh đã thu hút được gần 40 chi nhánh ngân hàng, 26 QTDND, 01 tổ
chức tài chính vi mô, 01 chi nhánh công ty tài chính, 01 văn phòng đại diện NH
nước ngoài cùng với gần 4.000 điểm giao dịch, hệ thống máy ATM, POS trải rộng
khắp các trung tâm huyện lỵ, khu công nghiệp, khu tập trung dân cư và các vùng
nông thôn... đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có mật độ ngân hàng dày nhất chỉ sau
các thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng với sự phát triển về mạng lưới, quy
mô và chất lượng nguồn nhân lực của ngành cũng không ngừng nâng lên. Đến nay,
toàn hệ thống có khoảng 2.500 cán bộ, nhân viên, người lao động, trong đó ở các
ngân hàng và TCTD chủ yếu có trình độ ĐH và trên ĐH. Đội ngũ cán bộ, nhân viên,
người lao động trong hệ thống ngân hàng tỉnh ngày càng được trưởng thành, có phẩm
chất đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn cao, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của quá trình hội nhập. Các ngân hàng, TCTD trên địa bàn đã có sự đầu
tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, hiện đại hóa công nghệ và hạ tầng kỹ thuật theo
chuẩn mực quốc tế, đồng thời tích cực đổi mới mô hình quản lý, nâng cao năng
lực quản trị, điều hành hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, xây dựng
văn hóa doanh nghiệp, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu… nhằm xây dựng và phát
triển ngân hàng theo hướng hiện đại, phục vụ ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn
cho mọi thành phần kinh tế và dân cư, đồng thời đẩy nhanh quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của tỉnh.
Các đồng chí lãnh đạo
tỉnh chúc mừng cán bộ ngân hàng tỉnh Bắc Ninh nhận Kỷ niệm chương Ngành Ngân
hàng Việt Nam
Đến tháng 3 năm 2022,
tổng nguồn vốn huy động của toàn Ngành Ngân hàng tỉnh ước đạt khoảng 203.000 tỷ
đồng, tăng hơn 4 lần so với năm 2015, tăng gấp hơn 1.017 lần so với đầu năm
1997; Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế ước đạt 135.000 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so
với năm 2015, tăng gấp gần 470 lần so với đầu năm 1997; Tỷ lệ nợ xấu luôn thấp
hơn giới hạn cho phép. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ tín dụng hàng năm
luôn cao hơn mức tăng trưởng bình quân của ngành trong toàn quốc và chuyển dịch
theo hướng tích cực, tập trung đầu tư vốn cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
nhất là những lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, của tỉnh, hỗ trợ
tích cực cho doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, trong bối cảnh tác động tiêu
cực của đại dịch COVID-19, Ngành Ngân hàng tỉnh đã chủ động, tích cực tham mưu,
đề xuất và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh và đời sống dân sinh theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ,
NHNN và của tỉnh...
Có thể khẳng định,
những năm qua, Ngành Ngân hàng tỉnh Bắc Ninh đã luôn bám sát các mục tiêu, định
hướng, sự chỉ đạo điều hành của NHNN Việt Nam và của tỉnh, từ đó chủ động, linh
hoạt triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp quản lý, điều hành... nên mọi
chủ trương, chính sách về tiền tệ, tín dụng ngân hàng đã luôn được triển khai
nghiêm túc, hiệu quả, hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh luôn được duy trì
tăng trưởng ổn định, an toàn, đóng góp tích cực vào thực hiện thắng lợi các mục
tiêu phát triển của tỉnh. Đặc biệt, các Ngành Ngân hàng tỉnh đã thường xuyên
củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng các tổ chức Đảng, Đoàn thể
vững mạnh, đẩy mạnh các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể thao và nhất là tích cực tham gia các hoạt động xã hội, vì cộng đồng, chăm
lo các gia đình chính sách... tạo hình ảnh tốt đẹp trong lòng nhân dân và được
các cấp, ngành, đoàn thể trong tỉnh ghi nhận, đánh giá cao.
NHNN Chi nhánh tỉnh ủng
hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do bão lũ năm 2020
Phát huy những kết quả
đó, trong giai đoạn 2022-2025, Ngành Ngân hàng tỉnh sẽ tiếp tục bám sát các mục
tiêu, định hướng, nhiệm vụ của tỉnh và của NHNN Việt Nam, tập trung thực hiện
tốt một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nhằm quyết tâm thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao. Theo đó, sẽ tiếp tục duy trì, nâng
cao vị thế của Chi nhánh NHNN trong việc tổ chức triển khai các công cụ chính
sách theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam và của tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi mục
tiêu kép, vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa duy ổn định và hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế. NHNN tỉnh sẽ chỉ đạo các ngân hàng, TCTD hoàn thành tốt các
mục tiêu tăng trưởng tín dụng được giao phù hợp với năng lực thực tế của từng
đơn vị, bảo đảm việc mở rộng đi đôi với chất lượng tín dụng và an toàn hoạt
động ngân hàng; triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tín dụng để tháo gỡ
khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh
tế... NHNN tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm
túc các cơ chế, chính sách về tiền tệ, hoạt động doanh nghiệp theo quy định của
Chính phủ và Thống đốc NHNN, nhất là Chỉ thị về tổ chức thực hiện chính sách
tiền tệ và bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Trong đó, tập
trung vốn ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, các dự án,
công trình trọng điểm của tỉnh; thực hiện quyết liệt các biện pháp tháo gỡ khó
khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; đẩy mạnh kết nối
ngân hàng - doanh nghiệp dưới hình thức “Ký kết hỗ trợ vốn vay tháo gỡ khó khăn
cho doanh nghiệp; cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp…”; triển khai Chương trình cho vay
khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch
theo Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ…
Bên cạnh đó, NHNN tỉnh
cũng thường xuyên nắm bắt thông tin, phối hợp với các cấp, ngành chức năng để
tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng nhằm giúp
doanh nghiệp và doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn, gắn kết hơn... Tăng cường
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện tốt các phương
án bảo đảm an toàn cho hoạt động tiền tệ, tín dụng, an toàn tài sản của doanh
nghiệp, TCTD và khách hàng; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng,
tội phạm trong lĩnh vực doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
về chủ trương, định hướng, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động
doanh nghiệp để tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, giúp ngành NH hoạt
động an toàn, hiệu quả, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp
phần đắc lực vào công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.
Nguồn:baobacninh.com.vn