Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp,
nhất là ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Qua đây mới thấy sự sáng tạo và kinh
nghiệm quý trong phòng chống dịch của Bắc Ninh. Đó là thành quả của sự lãnh
đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đoàn kết nhất trí
từ trên xuống dưới, cộng với sự đồng lòng ủng hộ, tin tưởng của nhân dân trong
công tác phòng chống dịch.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Tân Phượng phát
biểu tại Hội nghị trực tuyến thống nhất phương án, thẩm định hồ sơ đề xuất dự
án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô.
Ảnh Dương Hoàn
Mỗi công dân đã thể hiện là một chiến sỹ, nêu
cao tinh thần tương thân, tương ái, đóng góp sức người, sức của cho cuộc chiến
mới. Nơi tuyến đầu chống dịch là gương sáng của các y bác sỹ, các chiến sỹ quân
đội, dân quân, công an, thanh niên tình nguyện...; ở hậu phương là gương các tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân... dành những phần kinh phí đóng góp cho công tác
phòng, chống dịch… Tất cả đã thắp sáng lên truyền thống nhân ái của quê hương
Bắc Ninh-Kinh Bắc, khơi dậy niềm tin để Bắc Ninh tiếp tục chiến thắng trong làn
sóng dịch tái xuất hiện tại Lương Tài và một vài địa phương khác.
Theo cảnh báo của tổ chức y tế thế giới (WHO), dịch COVID-19 với biến thể mới
diễn biến khó lường. Loại vi rút biến thể này có thể xâm nhập vào cơ thể và gây
tử vong cao cho bất kỳ ai không phân biệt tuổi tác, giới tính, thành phần, nghề
nghiệp… Sự lây lan của dịch bệnh ở Bắc Ninh nói riêng, trong nước và thế giới
nói chung rất quan ngại, thậm chí thúc ép các quốc gia, các tổ chức cần thay
đổi nhận thức, cách tiếp cận mới cho sự phát triển trong bối cảnh mới với cuộc
cánh mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế -
xã hội mang tính khách quan trên nền tảng kinh tế tri thức. Hai năm nay, dịch
bệnh đã làm thay đổi mọi hoạt động, đang định hình lại tương lai của mỗi quốc
gia, mọi tổ chức và mỗi con người. Các phương pháp phát triển truyền thống có
thể không còn phù hợp, rõ nhất là lĩnh vực giáo dục và đào tạo, và cung cách
làm việc của các cơ quan hành chính, doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh, gần 2
năm Bắc Ninh phòng, chống dịch cho thấy nhiều chuyển biến tích cực. Chuyển biến
rõ nhất là học online từ học sinh tiểu học đến các trường Đại học, Các cuộc họp
trực tuyến của các cấp, các ngành, nhất là Tỉnh ủy, HĐND, UBND. Họp trực tuyến
thông qua hệ điều hành ứng dụng công nghệ thông tin đã thành phương pháp bắt
buộc, phổ biến thích ứng với yêu cầu đặt ra. Tuy bước đầu khó khăn nhưng chúng
ta đã thành công và trở thành thói quen vừa bảo đảm được công việc, cuộc sống
diễn ra bình thường, năng động hơn, tích cực và sáng tạo hơn.
Vì vậy, vấn đề trách nhiệm, tinh thần của công dân là cực kỳ quan trọng. Mỗi
người có quyết tâm cao độ trong việc bồi đắp, tiếp nhận thông tin, kiến thức
khoa học đó là “Công dân học tập”, cá nhân, tổ chức tiếp tục học tập, học tập
suốt đời, tích lũy kinh nghiệm trên cơ sở và điều kiện nền tảng tri thức, số
hóa công nghệ thông tin. Tỉnh Bắc Ninh có nhiều thuận lợi đó là thành phố số,
thành phố thông minh đã và đang được điều hành, kết nối đồng bộ từ “Trung tâm
điều hành đô thị thông minh” của tỉnh (đặt trong Sở Thông tin và Truyền thông)
đến các cơ sở thông qua mạng xã hội, điện toán đám mây, ứng dụng trí tuệ nhân tạo…
với 6 lĩnh vực cốt lõi, gồm: Nền kinh tế thông minh; Cư dân thông minh; Quản
trị thông minh; Dịch chuyển thông minh; Môi trường thông minh và Cuộc sống
thông minh.
Số người sử dụng internet điện thoại thông minh chiếm trên 70% dân số, đòi hỏi
mỗi người có trách nhiệm công dân, công dân học tập, làm việc cần nghiên cứu và
tìm hiểu 3 năng lực cơ bản do tổ chức văn hóa xã hội thế giới UNESCO khuyến
cáo, đó là: (1) Năng lực tự học và học tập suốt đời; (2) Năng lực sử dụng các
công cụ tương tác; (3) Năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội
đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Nắm chắc các năng lực cơ bản này thì dù có dịch bệnh diễn biến phức tạp đến đâu
thì chúng ta cũng đủ sức chống dịch, chống biến đổi khí hậu góp phần nhỏ bé của
mình vào phát triển kinh tế xã hội bền vững; Thực hiện tốt Kết luận số 49, ngày
10-5-2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 14, ngày 25-5-2021 của
Thủ tướng Chính phủ về “Công dân học tập” đáp ứng nguồn nhân lực trong điều
kiện mới.
Nguyễn Bá Cự
Phó chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học tỉnh