Những năm qua, hoạt động từ
thiện ở nước ta ngày càng lan tỏa sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, góp phần tích
cực cùng Đảng, Nhà nước giải quyết những khó khăn cho người nghèo, người có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người dân ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu thốn về
vật chất, tinh thần, nhất là trong hoàn cảnh bị thiên tai, dịch bệnh... Ngoài
đóng góp bằng giá trị vật chất, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, hoạt
động từ thiện còn góp phần truyền cảm hứng về tình cảm yêu
thương con người, nghĩa đồng bào, tinh thần tương thân tương ái, thắt chặt tinh
thần đoàn kết trong Nhân dân. Những
hoạt động thiện nguyện này thường được quảng bá rộng rãi trên truyền thông, báo
chí, mạng xã hội, trở thành một trào lưu thu hút sự tham gia của nhiều nghệ sỹ.
Các tầng lớp nhân
dân đánh giá cao việc các nghệ sĩ có tên tuổi đứng ra kêu gọi, vận động
đóng góp và tổ chức các hoạt động từ thiện đến người dân ở các địa phương gặp
khó khăn, nhất là Nhân dân vùng
bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh nhằm chia sẻ những đau thương, mất mát, giúp đỡ
người dân sớm vượt qua giai đoạn khó khăn. Nhiều nghệ sĩ đã không quản ngại đường
xá xa xôi, nguy hiểm đến với Nhân dân vùng bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra, trực
tiếp trao tận tay bà con những món quà đầy ý nghĩa. Những việc làm thiết thực của
nghệ sĩ đã xây dựng một nét văn hóa đẹp trong lòng người hâm mộ.
Tuy nhiên, do hoạt động từ thiện của nghệ sĩ
còn thiếu những quy định, ràng buộc chặt chẽ về mặt tổ chức, pháp luật, nên đã nảy
sinh khá nhiều bất cập. Nhiều nghệ sĩ cũng đã gặp phải nghi vấn từ cộng đồng về
sự minh bạch giữa số tiền họ nhận được từ quyên góp và số tiền họ trao đến tay
người nhận, khiếndư luận không khỏi băn khoăn về hoạt động từ thiện
của nghệ sĩ đang gây nhiều tranh cãi. Do đó, các tầng lớp nhân dân mong muốn các nghệ sĩ cần
minh bạch các hoạt động từ thiện của mình. Bởi
vì, chỉ có sự minh bạch, chi tiết, cụ thể, người nghệ sĩ mới thực sự trở thành
người đại diện cho các hoạt động từ thiện chân chính.
Theo dư luận, việc lực lượng công an chủ động nắm bắt thông tin về những hoạt
động từ thiện của nghệ sĩ, nếu xác định, phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan cảnh
sát điều tra sẽ vào cuộc làm rõ. Nhiều người dân cho rằng, nếu cơ quan cảnh sát
điều tra, Bộ Công an vào cuộc sẽ giúp cho việc từ thiện đi đúng hướng, tránh vụ
lợi từ hoạt động này.
Theo các chuyên gia pháp luật, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản pháp luật quy định việc vận động, tiếp nhận, phân bổ sử dụng nguồn đóng góp
từ thiện[1]. Trước hiện tượng một số cá
nhân đứng ra kêu gọi quyên góp và làm từ thiện gây ra nhiều tranh cãi trong dư
luận xã hội thời gian vừa qua, ngày 06/9/2021, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn
của Bộ Công an cho biết, khi có dấu hiệu về việc chiếm đoạt tài sản, tiền, hàng
từ hoạt động quyên góp, ủng hộ, cơ quan chức năng sẽ xem xét xử lý theo quy
định của pháp luật. Gần đây, Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử của người hoạt động
trong lĩnh vực nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch soạn thảo đã đưa
ra Quy tắc trong công tác xã hội, trong đó yêu cầu nghệ sĩ có trách nhiệm: công
khai, minh bạch thông tin trong các hoạt động xã hội, tích cực đóng góp cho
cộng đồng và tạo ấn tượng tốt đẹp trong Nhân dân; phát huy uy tín cá nhân để
lan tỏa các giá trị nhân văn, những việc làm tốt, hình ảnh đẹp, hành vi ứng xử
văn hóa trong xã hội đến cộng đồng. Đây là những yêu cầu đúng đắn và cần thiết
của ngành chức năng trong bối cảnh hiện nay.
Việc các tổ chức, cá nhân,
trong đó có những người nổi tiếng, có ảnh hưởng trong xã hội tích cực tham gia
các hoạt động thiện nguyện là rất đáng trân trọng. Với ảnh hưởng của mình, sự
vào cuộc thông qua việc làm nhân văn, ý nghĩa của họ có khả năng truyền cảm
hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Chủ động minh bạch việc làm từ thiện chính là cách
thức để các cá nhân nói trên thể hiện trách nhiệm và nhân cách của mình, đó là:
biết tôn trọng, luôn có trách nhiệm với từng đồng tiền quyên góp của người hâm
mộ, thể hiện bằng việc chi tiêu đúng người, đúng mục đích, kịp thời với người
có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, việc phản ánh, kiến nghị hay tố cáo các cá
nhân thiếu minh bạch trong công tác từ thiện cũng phải được tiến hành theo đúng
quy định của pháp luật. Xem xét và xử lý nghiêm tình trạng sử dụng mạng xã hội
để chia sẻ những thông tin tiêu cực, thiếu căn cứ về vấn đề này, gây ảnh hưởng
đến tâm trạng, dư luận xã hội.
Để tránh những tiêu cực trong
hoạt động thiện nguyện, các tổ chức, cá nhân tham gia cần phải tổ chức, thực
hiện một cách chuyên nghiệp trên cơ sở pháp luật, như: phải có tài khoản riêng
cho hoạt động từ thiện, công khai các khoản quyên góp, các địa chỉ hỗ trợ từ
thiện, giá trị các khoản hỗ trợ với hóa đơn, chứng từ hợp pháp và hợp lý...
Những hành vi lợi dụng, trục lợi từ thiện khi bị phát hiện cần xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luật. Đồng thời, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thiện nguyện cùng với hệ thống
pháp luật, quy định đầy đủ, chuyên nghiệp cũng là yếu tố quan trọng để công tác
này ngày càng lan tỏa mạnh mẽ và thực hiện hiệu quả hơn.
Từ thực trạng vấn đề
làm từ thiện của một số cá nhân, nghệ sĩ trong thời gian qua, công tác tuyên
truyền cần chú ý một số nội dung sau:
Một là, thông tin, tuyên
truyền sâu rộng
đến các tầng lớp nhân dân về cáccuộc phát động quyên góp, ủng
hộ từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội các cấp. Tuyên truyền cần khẳng định, đây là một
nét đẹp văn hóa,
thể hiện tính nhân văn, tinh thần đoàn kết, thương yêu, đùm bọc, sẻ chia
trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Hai là, tuyên truyền, lan toả những hình ảnh đẹp từ các hoạt động từ thiện có ý nghĩa, gắn tình thương và trách nhiệm với cộng đồng
của các cá nhân có lòng hảo tâm nói chung, văn nghệ sĩ nói riêng. Đồng thời,
phê phán, lên án những người lợi dụng hoạt động từthiện để sử dụng sai mục đích
nguồn đóng góp, trục lợi hay đánh bóng tên tuổi.
Ba là, theo dõi, nắm bắt
tình hình dư luận xung quanh các vụ việc liên quan đến hoạt động từ thiện trong
thời gian gần đây để kịp thời cung cấp, lan toả thông tin chính thống, định hướng dư luận. Đồng tình, ủng hộ việc
xem xét xử lý những hành vi sai phạm trong hoạt động này.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Nghị định số
64/2008/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp
tự nguyện; Bộ Tài chính cho biết, đang hoàn thiện hồ sơ xây dựng Nghị định thay
thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các
nguồn đóng góp tự nguyện.