Hoàng Quốc Việt với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
 

Đồng chí Hoàng Quốc Việt (19051992)

Hoàng Quốc Việt tên khai sinh là Hạ Bá Cang, lớp cán bộ tiền bối của Đảng và dân tộc, người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh. Đồng chí tham gia cách mạng từ năm 1925, hoạt động ở nhiều địa bàn suốt Bắc - Trung – Nam, qua nhiều nhà tù đế quốc và được rèn luyện, trưởng thành trong đấu tranh cách mạng. Đồng chí Hoàng Quốc Việt người chiến sĩ cộng sản bất khuất, trung kiên, một tấm gương sáng về tinh thần đấu tranh cách mạng; sống liêm khiết, giản dị, chân thành và cởi mở; luôn quan tâm đến người lao động, tính nguyên tắc kết hợp với tính linh hoạt; nghiêm khắc nhưng cũng rất khoan dung, độ lượng được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta yêu mến và kính trọng.

Trong suốt gần 70 năm (1925-1992) hoạt động, đồng chí được Đảng, Nhà nước giao nhiều nhiệm vụ quan trọng: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 10/1930), Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ (năm 1937), Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng (tháng 8/1945), Ủy viên Bộ Chính trị (năm 1951), phụ trách công tác Dân vận, Mặt trận, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Dù bất kỳ ở cương vị nào đồng chí cũng toàn tâm, tận lực khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (năm 1950-1978) trong điều kiện kinh tế đất nước khó khăn, có lúc một số cán bộ, đảng viên thiếu đấu tranh, sa sút ý chí chiến đấu, không giữ vững bản chất cách mạng dẫn đến tình trạng để phung phí vật tư, nguyên liệu, tài sản của nhà nước; thậm chí có người đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm của công; một số phần tử xấu lợi dụng sơ hở trộm cắp tài sản của nhà nước, kinh doanh trái phép, gây rối trật tự, an ninh xã hội… Đồng chí Hoàng Quốc Việt đã tham mưu với Đảng, Nhà nước ra nhiều văn bản để ngăn chặn, như: Nghị quyết 195 “Kiên quyết và thẳng thắn chống hành động tham nhũng, ăn cắp của công…”; “Không được dấu diếm sai lầm hoặc báo cáo không đúng sự thật”… Theo đồng chí, phong trào chống tham nhũng lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng mới thành công, phải thực hành dân chủ, làm cho quần chúng hiểu rõ và căm ghét; tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng triệu triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi; không để cho tệ nạn tham ô, lãng phí quan liêu còn chỗ ẩn nấp.

 Với Hoàng Quốc Việt, đồng chí căm ghét nhất tệ quan liêu lãng phí, ăn cắp của công. Đồng chí Tâm Đan viết: “Hễ mỗi lần anh Việt bước lên bục nói chuyện chúng tôi lại thì thầm nói với nhau rằng: Cụ lại sắp chửi bọn ăn cắp đấy”! Có thể nói rằng, sau Bác Hồ, cùng với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, anh Hoàng Quốc Việt sớm nhìn ra cái nguy hại của tệ quan liêu, đục khoét tiền của dân, của một số cán bộ có chức, có quyền”[1].

 Khi được giao nhiệm vụ làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng chí yêu cầu cán bộ kiểm sát phải công minh, chính trực, phải khách quan thận trọng, khiêm tốn. Với đức tính “Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư”, đồng chí nổi tiếng về xét xử công minh, giải quyết nhiều vụ việc có lý, có tình, sát hợp với lòng người, nhưng cũng rất nghiêm khắc với một số cán bộ có chức, có quyền quan liêu, hống hách, tham ô công quỹ, trù dập quần chúng.

Được Trung ương Đảng giao phụ trách công tác Dân vận, Mặt trận từ năm 1947, trực tiếp làm Chủ tịch, Chủ tịch danh dự Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1976 – 992), đồng chí luôn tận tâm, dốc sức hoàn thành tốt nhiệm vụ; coi công tác Mặt trận là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, quyết định thành bại của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đồng chí Hoàng Tùng viết: “Với Hạ Bá Cang từ các đồng chí Trường Trinh, Lê Duẩn đến những lớp đảng viên đàn em bao giờ cũng coi Anh là một tấm gương sáng và công lao to lớn của Anh đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, Đảng và Nhà nước. Trước sau như một đối với đồng chí, đồng bào Anh rất mực thủy chung. Suốt đời anh sống giản dị, ghét cay, ghét đắng thói hợm hĩnh, những người chỉ chăm lo cho lợi ích cá nhân. Đối với những kẻ phạm tội không chút nể nang, Anh đề nghị cơ quan pháp luật trừng trị thật nghiêm khắc để làm gương cho những người khác, Hạ Bá Cang là một người Cộng sản bậc thầy về phẩm chất Cộng sản chủ nghĩa[2].

Ngày nay trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, tư tưởng về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí của nhà cách mạng, Hoàng Quốc Việt vẫn còn nguyên giá trị, nó là nền tảng, cốt lõi giá trị đạo đức cho cán bộ, đảng viên soi sáng trong rèn luyện và thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

          Nhận trọng trách từ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ nguyên Giáp - Tổng tư lệnh của chiến dịch, cùng với các đồng chí của mình đã bằng mọi cách huy động tổng lực của quân và dân cả nước vào trận quyết chiến. Với tinh thần “quyết chiến, quyết thắng”, bằng sức người là chính, bộ đội ta đã kéo những khẩu pháo nặng hơn 2 tấn qua núi cao. Bộ đội và dân công của ta sử dụng hơn 21.000 chiếc xe đạp thồ, được gọi với tên là “binh chủng xe đạp thồ” hoạt động trên suốt chiều dài gần 1.500km. Lực lượng xe đạp thồ được biên chế thành từng đoàn theo địa phương, mỗi đoàn có nhiều trung đội, mỗi trung đội từ 30 đến 40 xe, chia thành các nhóm khoảng 5 xe để hỗ trợ nhau khi qua đèo, vượt dốc cao. Đội quân xe đạp thồ xuất hiện ở Điện Biên là một sự kỳ diệu chưa từng có trong lịch sử chiến tranh, không chỉ ở Việt Nam mà cả lịch sử chiến tranh thế giới… Tài tình hơn, sau khi đã cân nhắc trong 11 ngày đêm, Đại tướng quyết định chuyển từ phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” để tiêu diệt và làm suy yếu dần đối phương, đồng thời giảm thương vong ở mức thấp nhất cho bộ đội. Chính vì vậy, trải qua 3 đợt tấn công liên tục bắt đầu từ 13/3, sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, kiên cường, đến ngày 7/5/1954, quân ta đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch, đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp lúc bấy giờ - một “pháo đài khổng lồ không thể công phá” của quân đội thực dân Pháp đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Tướng Đờ-cát-tơ-ri, bộ tham mưu và sĩ quan, binh lính tập đoàn cứ điểm đã đầu hàng Việt Minh vô điều kiện, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.

         

                                                                                                           Nguồn:Cuốn TTSHCB số 4 năm 2023
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập