Hiệu quả từ công tác tuyên truyền
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT, từng bước hình thành văn hóa giao thông của người Bắc Ninh, tỉnh huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật với nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp, tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về giao thông của cán bộ, nhân dân.

Cán bộ Phòng CSGT Công an tỉnh tuyên truyền về trật tự ATGT cho học sinh.

 

Tuyên truyền sát thực tế trong các nhà trường

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết số 87 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 71 của UBND tỉnh về xây dựng “Tỉnh ATGT” là hình thành văn hóa giao thông đặc trưng của người Bắc Ninh. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị tham gia công tác tuyên truyền, đặc biệt hướng tới học sinh, sinh viên trong các nhà trường, góp phần hình thành chuẩn mực văn hóa giao thông, ý thức tự giác chấp hành pháp luật và ứng xử văn minh khi tham gia giao thông.
Ngành Giáo dục và Đào tạo đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục ATGT, văn hoá giao thông thông qua giảng dạy lồng ghép trong các môn học chính khoá, mô hình thực tế, các hoạt động ngoại khoá… tổ chức ký cam kết đối với 100% gia đình, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, học sinh sinh viên về chấp hành Luật giao thông; xây dựng Bộ tài liệu dành cho cha mẹ hướng dẫn học sinh tham gia giao thông an toàn đăng tải trên website và triển khai tại 507 cơ sở giáo dục đến gần 358 nghìn lượt phụ huynh học sinh; phối hợp với lực lượng công an, chính quyền, các đoàn thể địa phương bảo đảm tốt ATGT tại khu vực trường học kết hợp với tuyên truyền trật tự ATGT cho phụ huynh, học sinh…
Trong 1 năm thực hiện Nghị quyết 87, Ban ATGT tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức 94 buổi tuyên truyền an toàn giao thông cho hơn 47 nghìn học sinh và giáo viên các trường học trên địa bàn tỉnh. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các quy định của Luật Giao thông đường bộ bám sát việc tham gia giao thông hàng ngày của học sinh như: Đội mũ bảo hiểm và sử dụng mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông; các mức xử phạt đối với số lỗi vi phạm thường gặp như: Điều khiển xe không có giấy phép lái xe, chở quá số người quy định, không có gương chiếu hậu, điều khiển xe chạy quá tốc độ; học sinh đi xe đạp dàn hàng ngang, đùa nghịch dưới lòng đường, lạng lách, đánh võng…
Các trường học, cơ sở giáo dục cũng chủ động khuyến khích học sinh cùng tham gia công tác tuyên truyền về trật tự ATGT thông qua các cuộc thi, phong trào văn hóa văn nghệ, sử dụng mạng xã hội tạo điều kiện cho các em được tương tác, chủ động đưa ra những bình luận và chia sẻ các thông tin, hình ảnh liên quan. Đây là một trong những hình thức tuyên truyền trật tự ATGT phát huy hiệu quả tích cực đặc biệt là với giới trẻ - chuyển tải được các thông điệp về văn hóa giao thông một cách nhanh nhất, rộng nhất và hiệu quả nhất.

Lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân

Ngay khi Nghị quyết 87 ban hành, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt triển khai nghiêm túc, lồng ghép thự hiện nhiệm vụ công tác bảo đảm trật tự ATGT với các nhiệm vụ chuyên môn, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và vận động mọi người dân tích cực tham gia bảo đảm trật tự ATGT được tăng cường bằng nhiều hình thức, bao trùm từ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đến công nhân, người lao động, học sinh, sinh viên, tăng ni, phật tử, giáo dân, gia đình, dòng họ...
Các địa phương nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự ATGT. Các tổ chức thành viên và ban ATGT địa phương thực hiện toàn diện, đồng bộ, liên tục các chủ trương, giải pháp tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo đảm trật tự ATGT; quán triệt các chủ trương, chính sách pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT trong cán bộ, công chức và dân cư; xây dựng hình thức và nội dung phù hợp để tuyên truyền trong nhân dân, nhận thức rõ hiểm họa TNGT để họ tự giác chấp hành.
Ban Quản lý các KCN tỉnh hướng dẫn 1.037 doanh nghiệp trong các KCN với gần 204.000 người lao động ký cam kết chấp hành trật tự ATGT; phối hợp với Công đoàn các khu công nghiệp tổ chức 3 lớp tuyên truyền ATGT cho Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải, phối hợp với Ban ATGT tỉnh tổ chức tuyên truyền tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh cho khoảng hơn 5.400 cán bộ, công nhân, tuyên truyền 129 buổi lưu động bằng xe ô tô tại bến xe, chợ, khu đông dân cư, thị trấn, các khu công nghiệp…
Các cơ quan thông tấn, báo chí tăng thời lượng, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT; linh hoạt phương thức tuyên truyền trên trang thông tin điện tử, hạ tầng số, mạng xã hội. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị kết hợp vận động, hướng dẫn, lồng ghép việc thực hiện mục tiêu bảo đảm trật tự ATGT với các chương trình, kế hoạch hoạt động trên các trang mạng nội bộ, nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo… qua đó tạo kênh thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT nhanh chóng, kịp thời.
Một trong những biện pháp mà lực lượng CSGT toàn tỉnh kiên trì thực hiện thời gian qua đó là quyết liệt xử lý nghiêm các vi phạm giao thông kết hợp chặt chẽ với công tác tuyên truyền thông tin các quy định của pháp luật về trật tự ATGT trên các tuyến đường để người vi phạm nắm và chấp hành nghiêm theo phương châm “khi dân cần, dân khó có CSGT”… Lực lượng công an cũng phối hợp với Đoàn thanh niên các xã phường thị trấn đồng loạt ra quân treo khẩu hiệu logo tuyên truyền “Đã uống rượu bia, không lái xe” tại các đầu ngõ, khu dân cư, ngã ba, ngã tư, cổng trường học, lối vào các khu, cụm công nghiệp, làng nghề… góp phần tạo nét đặc trưng riêng của Bắc Ninh, tác động trực tiếp đến ý thức của người tham gia giao thông, tạo được dư luận tốt góp phần giúp người dân hiểu, đồng tỉnh, ủng hộ cùng các cấp ngành chung tay vì mục tiêu xây dựng “Tỉnh ATGT”.

- Theo: baobacninh.com.vn -
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập