Để báo, tạp chí của Đảng là ngọn cờ tư tưởng, là cầu nối tin cậy giữa Đảng với nhân dân
Bài viết
“Cần phải xem báo Đảng” ngắn gọn nhưng súc tích, khái quát cao như phong cách
viết vốn có của Bác. Đến nay, sau 68 năm bài báo ra đời, câu chuyện Bác nêu vẫn
còn tính thời sự và có giá trị gợi mở cho chúng ta suy nghĩ về 2 vấn đề: một
là, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của báo Đảng; hai là, về “bệnh lười” đọc
báo Đảng của cán bộ, đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng
Việt Nam. Ảnh: Internet
“MỘT
KHUYẾT ĐIỂM TO” CẦN PHẢI “SỬA CHỮA NGAY”
Ngày 22/6/1954, Bác viết
bài “Cần phải xem báo Đảng” đăng trên Báo Nhân dân số 179.
Ngay phần mở đầu Bác đã chỉ ra: “Đảng ta mạnh vì Đảng ta tư tưởng nhất
trí, hành động nhất trí, suốt từ trên xuống dưới. Tờ báo của Đảng có nhiệm vụ
làm cho tư tưởng và hành động thông suốt và thống nhất… Tờ báo Đảng như những
lớp huấn luyện giản đơn, thiết thực và rộng khắp. Nó dạy bảo chúng ta những
điều cần biết, cần làm về tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác. Hàng
ngày nó nâng cao trình độ chính trị và năng suất công tác của chúng ta.”. Bác
cho rằng, “Nếu cứ cắm đầu làm việc, mà không xem, không nghiên cứu báo Đảng,
thì khác nào nhắm mắt đi đêm; nhất định sẽ lúng túng, vấp váp, hỏng việc…”(1)
Bác phê bình: “Có những
đồng chí mượn cớ quá bận việc, hoặc cớ này cớ khác mà không chú ý xem báo Đảng.
Đó là che giấu bệnh lười, đó là một khuyết điểm to, cần phải sửa
chữa ngay”(2). Bác cũng “mách” cho cách để
chữa bệnh lười: "...Vô luận
công việc bận thế nào, nếu khéo sắp xếp thì nhất định có thời gian xem báo”. Vậy những ai cần “chăm” xem báo Đảng
nhất? Bác cũng nêu: “Cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng, toàn thể đảng viên và
cốt cán cần phải xem báo Đảng”(3).
Bài viết “Cần phải xem báo Đảng” ngắn gọn nhưng súc
tích, khái quát cao như phong cách viết vốn có của Bác. Đến nay, sau 68 năm bài
báo ra đời, câu chuyện Bác nêu vẫn còn tính thời sự và có giá trị gợi mở cho
chúng ta suy nghĩ về 2 vấn đề: một là, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của báo
Đảng; hai là, về “bệnh lười” đọc báo Đảng của cán bộ, đảng viên. Từ đó, suy
nghĩ về mối quan hệ giữa cơ quan báo Đảng với bạn đọc, công chúng của
mình. Trong nền báo chí cách mạng
Việt Nam, báo Đảng là những báo nào, như thế nào thì gọi là báo Đảng và báo
Đảng thời công nghệ 4.0 hôm nay khác gì và cần những điều kiện gì so với báo
Đảng khi Bác viết bài “Cần phải xem báo Đảng”?
Nếu mỗi chủ
thể không nhìn nhận đúng việc cần làm, phải làm, sẽ có thể dẫn đến làm suy yếu
tiếng nói của Đảng, ngọn cờ tư tưởng của Đảng, diễn đàn của nhân dân cũng là
làm suy yếu đi một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng ta.
NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, TIÊN PHONG, CHỦ LỰC, NÒNG CỐT, TIN CẬY
Nền báo chí cách mạng Việt Nam
ra đời đến nay là 97 năm kể từ khi Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra tờ Thanh Niên
ngày 21/6/1925. Kể từ đó, báo chí nước nhà là lực lượng tuyên truyền, cổ động,
tổ chức tập thể việc thực hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, thực sự phụng sự Đảng, Tổ quốc và dân tộc. Tính Đảng là một
thuộc tính căn bản, tiên quyết của nền báo chí cách mạng và của bất cứ tờ báo
nào. Trong một phạm vi hẹp, có tờ báo, tạp chí được quen gọi là “báo Đảng” bởi
tính chất đặc thù về cơ quan chủ quản, nhiệm vụ tiên phong trong tuyên truyền,
là ngọn cờ tư tưởng, lý luận của Đảng, gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng,
đồng hành cùng sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc.
Những tờ báo Đảng, cơ quan ngôn
luận của Trung ương Đảng đã định vị và khẳng định bề dày “thương hiệu” qua quá
trình lịch sử cách mạng như báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản,… Báo Nhân dân ra đời 11/3/1951, kế tục sự nghiệp vẻ
vang của các tờ báo Thanh Niên, Tranh Đấu, Cờ Giải Phóng, Sự Thật là “ngọn cờ
trên mặt trận báo chí của Đảng, là tờ báo được quần chúng rất tin cậy”(4).
Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
kế tục vai trò huấn luyện công tác và lý luận của những tạp chí buổi đầu cách
mạng như Tạp chí Đỏ (1930), Tạp chí Cộng sản (1931, 1934, 1943, 1954), Tạp chí
Bôn-sơ-vích (1934)… Từ buổi đầu lịch sử cách mạng, các tờ
báo Đảng này và những tờ báo của các chi bộ cộng sản trong một số nhà tù lớn đã
làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức giai cấp, đấu tranh giai cấp và
xây dựng lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho quần chúng lao động; tuyên truyền chủ
nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng dân quyền của Đảng, kiên quyết chống đế
quốc, phong kiến, chống chủ nghĩa cải lương của giai cấp tư sản và chủ
nghĩa dân tộc tư sản. Từ đó, chuẩn bị điều kiện để đón thời cơ đưa cách mạng
tiến lên những cao trào mới mà đỉnh cao là Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong
những giai đoạn lịch sử tiếp theo, đã phục vụ tích cực cho xây dựng Đảng, góp phần
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, kháng chiến chống thực dân Pháp, đánh đổ đế
quốc Mỹ và tay sai, xây dựng XHCN ở miền Bắc, hoàn thành cách mạng giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước, phục vụ công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng
hành cùng dân tộc trong giai đoạn phát triển và đổi mới.
Bên cạnh đó, hệ thống các báo
Đảng, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, lực lượng vũ trang,
báo, tạp chí của các ban Đảng Trung ương và tạp chí lý luận của hệ thống các
trường Đảng,... Mỗi tờ báo, tạp chí đều có bề dầy lịch sử, đều phát huy vai trò
dẫn dắt, định hướng về tư tưởng, hành động của xã hội trong triển khai các nghị
quyết của Đảng; đáp ứng nhu cầu hiểu rõ quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đi đầu trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch…
Sau 97 năm ra đời và phát
triển, báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng lớn mạnh, đổi thay trên nhiều
phương diện, phát triển nhanh chóng về số lượng, số đầu báo, tạp chí; xuất hiện
thêm nhiều loại hình báo chí điện tử, báo chí đa phương tiện, đa nền tảng, tích
hợp, hội tụ… Nhiều cải tiến về nội dung, hình thức, công nghệ in ấn, phương
thức thông tin, nền tảng công nghệ, kéo theo đó là sự thay đổi về phương thức
tiếp nhận thông tin, thói quen và nhu cầu tiếp cận. Trong bối cảnh đó, các báo,
tạp chí Đảng với tư cách là cơ quan ngôn luận, cơ quan lý luận chính trị của
các cấp ủy Đảng cũng đã thường xuyên đổi mới, cải tiến. Bài toán đổi mới đặt ra
cho báo và tạp chí Đảng hiện nay là phải giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa
tính đảng, tính định hướng, tính chiến đấu, tính khoa học, tính chuyên ngành,
tính dự báo, tính nhân dân, tính chính thống, chính xác, chuẩn mực với tính hấp
dẫn, tính thuyết phục, hiện đại và chuyên nghiệp…
NHẬN
DIỆN MỘT SỐ BIỂU HIỆN CHƯA ĐÚNG
Thứ
nhất, là tư duy “xem nhẹ” việc mua
và đọc báo, tạp chí lý luận chính trị ở một bộ phận cấp ủy, cán bộ, đảng viên.
Có những cấp ủy không sử dụng kinh phí được quy định để mua báo, tạp chí Đảng
mà dùng vào việc việc khác, hoặc có mua nhưng không đọc, nghiên cứu. Đương
nhiên, báo, tạp chí chính trị không phải là loại hình báo giải trí, nên khó hấp
dẫn, thu hút người đọc. Nhưng đối với cán bộ, đảng viên, độ hấp dẫn của báo,
tạp chí Đảng trước tiên đến từ sự cần thiết, tính định hướng, tính chính thống.
Có đọc, có nghiền ngẫm thì mới trang bị được “phương pháp tư duy, phương pháp
nhận thức, phương pháp tư tưởng, có phương pháp đúng thì sẽ có nhận thức đúng,
đánh giá đúng vấn đề và giải quyết đúng vấn đề”(5). Đúng như Bác đã
chỉ ra, các đồng chí “mượn cớ”, hoặc cớ này, cớ khác, thực chất là “che giấu
bệnh lười”. Nguy hiểm hơn, với nhận thức và ứng xử “xem nhẹ” đó có thể vô hình
trung làm đánh mất vai trò, suy yếu sức mạnh tiếng nói của Đảng, triệt tiêu một
công cụ quan trọng trong phương thức lãnh đạo của Đảng.
Thứ
hai, một số tờ báo, tạp chí trong
tư duy đổi mới, chưa đồng bộ giữa đổi mới công nghệ và đổi mới đội ngũ, nâng
cao chất lượng thông tin. Đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bắt kịp
công nghệ phải bắt đầu từ con người, từ đổi mới tư duy và năng lực tiếp nhận
cái mới, làm chủ công nghệ, tổ chức thông tin “đúng” và “trúng” với yêu cầu
nhiệm vụ và nhu cầu của bạn đọc.
Thứ
ba, trong sự hào hứng với sự phát
triển của công nghệ, đón bắt xu hướng, chuyển đổi số, xuất hiện khuynh hướng
chạy theo sự phát triển của các loại hình báo chí mới mà chưa nhận thức đầy đủ
về tầm quan trọng và những thế mạnh đặc thù của các loại hình báo chí truyền
thống như báo, tạp chí in, mà các kênh thông tin khác, nhất là báo mạng không
thể thay thế được(6).
Thứ
tư, trong triển khai quy hoạch
báo chí một số nơi có biểu hiện lắp ghép cơ học, chưa tính toán kỹ giải pháp để
thực hiện mục tiêu quy hoạch là để đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động.
|
Đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban
Bí thư và Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy
Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao giải Nhất cho PGS, TS Trần Đình
Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng.
|
KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ NÒNG CỐT, CHỦ LỰC TRONG XÂY DỰNG ĐẢNG
Trước những yêu cầu phát triển
mới của đất nước, yêu cầu xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh về chính trị, tư
tưởng, đạo đức và tổ chức càng quan tâm đến củng cố và phát triển báo, tạp chí
Đảng, người viết xin góp bàn một số vấn đề sau:
Một
là, nhận thức rõ vai trò, vị
trí, tầm quan trọng đặc biệt của báo, tạp chí Đảng là vũ khí tư tưởng sắc bén
của Đảng, ngọn cờ đầu trong công tác tư tưởng, lý luận, củng cố và tăng cường
sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội và lòng tin của nhân dân
đối với Đảng, Nhà nước. Các cấp ủy Đảng là cơ quan chủ quản phải luôn quan tâm,
theo dõi sát sao, tạo điều kiện, nguồn lực về mọi mặt để tờ báo phát triển xứng
tầm, có vị thế xứng đáng với vai trò, nhiệm vụ.
Hai
là, các cơ quan báo chí phải
thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ người làm báo, đổi mới nội dung, hình
thức, có chiến lược phát triển theo hướng tiếp cận công nghệ hiện đại; xây dựng
đội ngũ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, tinh thông nghiệp
vụ, có khả năng nắm bắt và hành nghề trong hệ sinh thái công nghệ số.
Ba
là, trong đổi mới, phục vụ
Đảng, phục vụ công chúng phải luôn “lắng nghe” để “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói,
mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng”(7).
Lắng nghe bạn đọc là cán bộ, đảng viên và nhân dân, hiểu rõ tâm lý, hành vi,
nhu cầu của công chúng báo chí trong thời kỳ hiện nay.
Bốn
là, thực hiện quy hoạch báo
chí, tinh gọn để nâng cao chất lượng, hiệu quả. Triển khai nghiêm túc Quyết
định số 362/QĐ-TTG ngày 3/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát
triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, Kết luận 26-KL/TW ngày
29/12/2017 của Ban Bí thư về “Kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả tạp chí
các ban đảng Trung ương hiện nay”. Nhất quán quan điểm của Đảng và
Nhà nước, quy hoạch là để báo chí phát triển lành mạnh, đúng định hướng, nâng
cao chất lượng, tránh “nặng về sắp xếp mà chưa coi trọng đổi mới, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động”(8).
Năm
là, phát triển “hệ
sinh thái” các loại hình báo chí đa phương tiện, đa nền tảng, phát huy vai trò
của sản phẩm báo in truyền thống với sản phẩm báo chí công nghệ hiện đại. “Báo
giấy còn cần phải song hành dài lâu cùng báo, tạp chí điện tử, không phải ở
thói quen hay sự luyến tiếc bởi những thứ có tính chất cảm tính ấy sẽ phai nhạt
dần và biến mất theo thời gian mà nó nằm ở nhu cầu mang tính chuyên môn, phục
vụ cho các mục đích khoa học, lưu trữ đặc thù”(9). Theo phản ánh từ
thực tiễn, “nhiều cán bộ chính quyền và các ban ngành, đoàn thể cấp xã, phường,
cán bộ trưởng khu phố, tổ trưởng tổ dân phố phần lớn là những người lớn tuổi,
có hạn chế đối với báo điện tử, rất cần có tờ báo, tạp chí Đảng hằng ngày để
vừa cập nhật thông tin thời sự chính trị - xã hội, vừa làm tư liệu tuyên truyền
trong nhân dân(10). Xu hướng “mobile first” (ưu tiên đọc trên điện
thoại) sẽ thích hợp với độc giả có nhu cầu cập nhật tin tức thời sự hơn là đọc
những bài chuyên sâu, những bài có tính tư liệu trên báo, tạp chí in của Đảng.
Việc Trung ương nhấn mạnh và
yêu cầu “mua và đọc” báo và tạp chí Đảng(11) và những ý kiến từ
bạn đọc các lứa tuổi, các vùng miền cho thấy ấn phẩm in vẫn giữ một vai trò
quan trọng trong thói quen, tình cảm, nhận thức, quan điểm và trong thực tiễn
đời sống báo chí.
Học lời Bác dạy: “Vô luận công
việc bận thế nào, nếu khéo sắp xếp thì nhất định có thời giờ xem báo”(12).
Bên cạnh những thiết chế, quy định ràng buộc và tạo điều kiện Đảng về việc mua
và đọc báo Đảng, chắc chắn rằng, báo, tạp chí Đảng phải vươn lên mạnh mẽ, khẳng
định năng lực “xương sống” của nền báo chí quốc gia, chiếm lĩnh được công
chúng, thực hiện tốt sứ mệnh là “ngọn cờ tư tưởng”, “lực lượng xung kích”, “cầu
nối tin cậy” giữa Đảng với nhân dân./.
Nguồn:tuyengiao.vn