Đa dạng hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong công nhân lao động
Bên cạnh chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, người lao động (NLĐ), công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho NLĐ luôn được các cấp Công đoàn trong tỉnh quan tâm thực hiện. Các cấp Công đoàn, đặc biệt LĐLĐ tỉnh đã có những cách làm mới nhằm đưa kiến thức pháp luật đến NLĐ một cách thiết thực, gần gũi nhất.

Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Thị Minh Ngọc, xác định công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho NLĐ trong các doanh nghiệp là cầu nối đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và NLĐ, đảm bảo mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Thời gian qua, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động Công đoàn nhằm nâng cao nhận thức sâu rộng cho đội ngũ CNLĐ.

 

Cán bộ LĐLĐ tỉnh chia sẻ thông tin tờ rơi về pháp luật ATGT với CNLĐ.


Hằng năm, LĐLĐ tỉnh đều xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cấp Công đoàn tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về phổ biến, giáo dục pháp luật. Các nội dung tuyên truyền được LĐLĐ tỉnh lựa chọn những tài liệu quan trọng, có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, đặc biệt là đối tượng CNLĐ tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để tuyên truyền như: Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Y tế, Luật Giao thông đường bộ, Luật Bình đẳng giới… LĐLĐ tỉnh thiết lập 3 kênh truyền thông của Công đoàn gồm: Trang Website; Facebook Bắc Ninh, YouTube Công đoàn Bắc Ninh và các Nhóm zalo trong cán bộ, đoàn viên, NLĐ. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục Lao động và Công đoàn trên Đài PTTH tỉnh, Báo Bắc Ninh, Báo Lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn… để kịp thời thông tin đến đoàn viên, NLĐ. Đặc biệt, LĐLĐ tỉnh duy trì chương trình “Sau giờ thứ 8” từ tháng 7-2018 đến nay. Bằng hình thức sân khấu hóa, chương trình đã tạo sân chơi lành mạnh, lý thú, kịp thời tuyên truyền kiến thức pháp luật cho đoàn viên Công đoàn, NLĐ. Bên cạnh đó, từ năm 2018 đến nay, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp tổ chức 370 lớp tuyên truyền các chuyên đề chuyên sâu cho 356.612 lượt đoàn viên, NLĐ; cấp Báo Lao động miễn phí cho 173 CĐCS có từ 200 đoàn viên, NLĐ trở lên, trị giá 1,2 tỷ đồng; xuất bản và phát hành 725.000 tài liệu tờ rơi, tờ gấp về các quy định pháp luật mới ban hành liên quan trực tiếp tới quyền lợi của NLĐ; lắp đặt 9 pano cỡ lớn trong các KCN, khu đông CNLĐ; thành lập và phát huy hiệu quả 6 nhóm công nhân nòng cốt trong các khu nhà trọ. Riêng năm 2023, đến nay LĐLĐ tỉnh đã phối hợp tổ chức thành công 10 Hội nghị truyền thông về ATGT cho cán bộ Công đoàn, đoàn viên, CNLĐ tại các doanh nghiệp.
Anh Nguyễn Văn Thành, công nhân Công ty TNHH Fujikin Việt Nam - Chi nhánh Nhà máy Bắc Ninh, KCN VSIP cho biết: “Thực tế, nhiều CNLĐ khi đến công ty làm việc chưa nắm rõ các chế độ cũng như quyền lợi nên vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Chúng tôi rất phấn khởi khi được tham gia các buổi tuyên truyền pháp luật lao động do Công đoàn tỉnh tổ chức. Bởi từ những thông tin hữu ích sẽ góp phần giúp CNLĐ nắm chắc quyền lợi để sẵn sàng lên tiếng nếu như doanh nghiệp thực hiện các chính sách không đúng với luật định”.
 Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện Nghị định 149/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7-11-2018 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14-12-2020 của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 9-1-2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, các cấp Công đoàn đã tích cực chỉ đạo cơ sở phối hợp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, hội nghị người lao động và đối thoại tại nơi làm việc đảm bảo đúng, đủ nội dung và thời gian theo quy định. Đến nay, 100% cơ quan hành chính, sự nghiệp tổ chức Hội nghị CBCCVC, 74% doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn tổ chức Hội nghị NLĐ. Công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) được chú trọng. Thông qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, toàn tỉnh có 906 bản TƯLĐTT, 100% doanh nghiệp Nhà nước và 63% doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước tổ chức đối thoại tại nơi làm việc. Qua đó,  tăng cường đoàn kết, củng cố mối quan hệ giữa Công đoàn, chuyên môn và công nhân, viên chức, lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Ngoài ra, các Công đoàn cơ sở đã lựa chọn nội dung tuyên truyền, phổ biến tới đoàn viên, NLĐ có liên quan trực tiếp đến ngành nghề, lĩnh vực của từng cơ quan, đơn vị...

Nguồn:baobacninh.com.vn
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập