Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là giải pháp, nhiệm vụ trọng
tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, phải phù hợp, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng
nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và chiến lược
chuyển đổi số quốc gia, triển khai một cách chủ động, linh hoạt với 03 trụ cột:
(1) Phát triển chính quyền số ở nông thôn; (2) Phát triển các chủ thể kinh tế số
ở nông thôn; (3) Phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn. Chuyển
đổi số trong xây dựng nông thôn mới để từng bước hình thành nông thôn mới thông
minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới
đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, trên cơ sở kế thừa, tiếp tục phát triển,
hoàn thiện kết quả các chương trình, dự án về công nghệ thông tin, chuyển đổi số
do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan đã và đang
triển khai, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
- Mục tiêu tổng quát: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng
cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới,
góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân,
thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng
bước hướng tới nông thôn mới thông minh.
- Mục tiêu cụ thể đến năm
2025: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, ít nhất
90% hồ sơ công việc cấp Trung ương, cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và
60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Ít nhất 97% số xã đạt
chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu
chí quốc gia về xã nông thôn mới; 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí
số 8 về Thông tin và Truyền thông, 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 của
Tiêu chí số 15 về Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới
nâng cao. Có ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 của Tiêu chí số
9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông
thôn mới; 25% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 6.5 của Tiêu chí số 6 về Kinh
tế, 25% đạt chỉ tiêu 9.2 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công
theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao. Phấn đấu 100% cán bộ
quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyển đổi số. Ít nhất 70% xã có
các hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ
nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng
công nghệ số. Có ít nhất 40% đơn vị (cấp xã, huyện) cung cấp ít nhất một dịch vụ
thiết yếu[1] và tổ
chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây
dựng nông thôn mới thông qua ứng dụng trực tuyến. Phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có ít nhất 01 mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông
minh theo lĩnh vực nổi trội nhất[2], làm
cơ sở để tổng kết và đề xuất Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thông minh
giai đoạn 2026 - 2030 và phạm vi là triển khai ở khu vực nông thôn của cả nước,
bao gồm cả các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc
biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo. Thời gian thực
hiện, đến hết năm 2025; đối tượng thụ hưởng của Chương trình là người dân, cộng
đồng dân cư, các tổ chức kinh tế hợp tác, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế -
xã hội trên địa bàn nông thôn.
Chương
trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông
minh giai đoạn 2021 - 2025[3]
đã đề ra các nhiệm vụ triển khai Chương trình như sau:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức,
chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy,
chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông
trên nền tảng công nghệ số[4].
Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành các
cấp (huyện, xã), đặc biệt là quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn và các lĩnh vực
kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường. Tăng cường áp dụng công nghệ số
trong công tác quản lý, tổ chức triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới. Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông
thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Đẩy mạnh quá trình số hóa, xây
dựng bản đồ số nông nghiệp, nông thôn, cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện quản lý
mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp,
nông thôn. Tăng cường ứng dụng trực tuyến, công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo
tăng cường trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho
các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt
động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới. Hỗ
trợ các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung
cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn
ở các địa phương. Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân sử dụng các
dịch vụ số và kỹ năng an toàn, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y
tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện
tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên Internet.
Giải pháp thực hiện Chương trình: Biên soạn chương trình, tài liệu tập
huấn về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là các tài liệu hướng
dẫn áp dụng chuyển đổi số. Tổ chức các hội nghị, các đợt tập huấn về kiến thức
chuyển đổi số, khả năng tiếp cận thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước,
cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp[5]
và người dân, cộng đồng ở nông thôn. Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng chuyên sâu
về công nghệ thông tin, sử dụng dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các
doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế ở khu vực nông thôn. Rà soát các nội
dung, định mức hỗ trợ của Nhà nước về chuyển đổi số để đề xuất áp dụng trong
xây dựng nông thôn mới thông minh; chính sách khuyến khích các tổ chức và doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ số về các lĩnh vực[6] đầu tư vào khu vực nông thôn. Xây dựng kiến
trúc, vận hành và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu số về Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới; ban hành quy chế, quy trình vận hành hệ thống phần
mềm đánh giá, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ Trung ương, cấp tỉnh, huyện,
xã. Nghiên cứu, đề xuất Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới thông minh giai
đoạn 2026 - 2030. Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển hạ tầng và kết nối mạng
internet đến cấp xã, thôn/bản[7],
nâng cao chất lượng và năng lực tiếp cận dịch vụ viễn thông của người dân; hạ tầng
công nghệ để phát triển hệ thống thông tin điện tử trên các lĩnh vực: giáo dục,
y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp
nhằm cung cấp cho mỗi hộ dân nông thôn có ít nhất một điện thoại thông minh
theo hình thức xã hội hóa. Xây dựng phương án tổng thể hệ thống quản lý cơ sở dữ
liệu, chuẩn hóa dữ liệu, hệ thống định danh gắn với đối tượng quản lý, giám sát
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xây dựng dữ liệu số
trong xây dựng nông thôn mới. Xây dựng thí điểm các mô hình: xã/thôn nông thôn
mới thông minh gắn với lĩnh vực nổi trội ở các địa phương[8];
mô hình chỉ đạo điểm của Trung ương về xây dựng xã nông thôn mới thông minh
theo danh sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mô hình xã thương mại điện tử
cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn chủ lực của địa phương[9].
Tạo điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, tập đoàn viễn
thông, công nghệ thông tin đầu tư về cơ sở hạ tầng số và kết nối mạng internet
đến cấp xã, thôn/bản; hạ tầng công nghệ gắn với phát triển dịch vụ trên các
lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử. Huy động các
nguồn lực tham gia thực hiện Chương trình, nhất là lồng ghép hiệu quả các
chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các
nguồn huy động hợp pháp từ các thành phần kinh tế và người dân thực hiện chuyển
đổi số. Đẩy mạnh kêu gọi sự hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực của các đối tác quốc
tế trong lĩnh vực chuyển đổi số, xây dựng xã nông thôn mới thông minh.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy