Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Ngày 28/7/2023, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Bắc Ninh ban hành Chỉ thị số 28-CT/TU về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư,
định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2023 -
2025, tầm nhìn đến năm 2030. (Thông tin SHCB trích đăng một số nội dung chính của
Chỉ thị).
1. Các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các tổ
chức chính trị - xã hội
1.1.
Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 06, gắn
với thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TU, ngày 18/2/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030. Tập trung rà soát các nhiệm vụ thuộc ngành mình, cấp mình để triển
khai thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 23/02/2023 của Thủ
tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy nhanh triển khai Đề án 06 tại các bộ, ngành,
địa phương năm 2023 và những năm tiếp theo; Chỉ thị số 18/CT-TTg, ngày
30/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ
phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ và
các kế hoạch, văn bản chỉ đạo của tỉnh.
1.2. Nâng cao nhận thức,
vai trò, trách nhiệm
của các cấp, các ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu trong
việc triển khai thực hiện Đề án 06; xác
định rõ tầm quan trọng (Đề án 06) trong tiến trình chuyển đổi số, cải
cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm
trong năm 2023 và những năm tiếp theo; chỉ đạo quyết liệt với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả
và rõ trách nhiệm”. Trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, chủ
động tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, "điểm nghẽn", đảm bảo tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ
được giao.
2.
Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo
2.1. Xây dựng
Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đảm bảo kịp
thời, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu Đề án 06 đề ra. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06, các
văn bản chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và các bộ, ngành. Duy trì quyết
tâm chính trị và bảo đảm công tác chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt từ tỉnh tới cơ
sở. Quán triệt tinh thần chủ động sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, nhất là
khi triển khai những nội dung mới, chưa có tiền lệ trong quá trình triển khai Đề
án 06.
2.2. Tập
trung rà soát, đánh giá, bổ sung và tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ các dịch vụ
công trực tuyến; đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết nối chia sẻ kết quả giải
quyết thủ tục hành chính đã cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia góp phần
đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm các thành phần hồ sơ; khẩn trương rà
soát danh mục phí, lệ phí trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết về miễn giảm phí,
lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến để khuyến khích
người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện (xong trong tháng 9/2023).
2.3. Nghiên cứu, xây dựng Trung tâm giám sát điều hành
thông minh IOC trên địa bàn tỉnh; triển khai cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm
bảo kết nối để thực hiện các nhóm thủ tục hành chính liên thông; kịp thời giải
quyết những tồn tại, khó khăn, vướng mắc về hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo
kết nối dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Xây dựng kế
hoạch tổng thể thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 52-NQ/TU, ngày 18/2/2023 của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm
2025, định hướng đến năm 2030.
2.4. Kiểm
tra công vụ, cải cách hành chính đối với việc không yêu cầu người dân xuất
trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, thông tin đã được số hóa, lưu trữ trong Cơ sở
dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Hệ thống thông tin giải quyết
thủ tục hành chính. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới phương thức,
lề lối làm việc, kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi
nhũng nhiễu, tiêu cực, tự ý đặt thủ tục hành chính không đúng quy định hoặc để
chậm, muộn hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính.
Nghiên cứu cơ chế, chính sách
thu hút nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao. Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng số, bảo mật thông tin cho
cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công
trực tuyến.
2.5. Đẩy nhanh tiến độ số hóa dữ liệu và nghiên cứu giải pháp
về phần mềm để thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư theo nhiệm vụ của Đề án; tập trung số hóa dữ liệu hộ tịch,
đất đai, cán bộ, công chức, viên chức…; phân công trách nhiệm rõ người, rõ việc,
giao chỉ tiêu cụ thể theo từng tháng cho các đơn vị, địa phương. Hướng dẫn, triển
khai hiệu quả 02 nhóm dịch vụ công liên thông đăng ký khai sinh - đăng ký thường
trú - cấp thẻ BHYT và đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai
táng phí.
2.6. Đẩy mạnh việc thu học phí và thực hiện các khoản thu -
chi khác không dùng tiền mặt bảo đảm theo đúng mục tiêu và lộ trình của Đề án,
triển khai từ năm học 2023 - 2024; công tác khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế bằng
thẻ Căn cước gắn chip điện tử. Triển khai phần mềm lưu trú ASM tại các bệnh viện,
các cơ sở y tế có người lưu trú. Tiếp tục rà soát, xác minh, làm sạch dữ liệu
thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phục vụ xác thực với Cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2.7. Tập
trung triển khai việc chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng người có
công hưởng chính sách an sinh xã hội, theo Chỉ thị số 21/CT-TTg, ngày
25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo hoàn thành việc chuẩn hóa và làm sạch
dữ liệu trẻ em, cập nhật, số hóa thông tin đối tượng hưởng chính sách an sinh
xã hội.
2.8.
Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn: Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các
Ngân hàng thương mại cấp tài khoản Ngân hàng cho người dân và mã QR Code cho hộ kinh doanh; Thuế, Kho bạc,
Hải quan, BHXH chỉ đạo rà soát thanh toán không dùng tiền mặt, hóa đơn điện tử (điện, nước, học phí, viễn thông, viện phí,
xăng dầu, phí vệ sinh…); phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, địa phương thực
hiện nhiệm vụ tại Đề án 06, theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Tổ công tác triển khai Đề án 06 của tỉnh: Rà soát, bổ sung và ban hành mới kế
hoạch triển khai thực hiện Đề án 06. Tuyên truyền, nắm bắt tình hình, kết quả
thực hiện; tham mưu đề xuất cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ngành, địa phương
liên quan phối hợp với Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư xây dựng lộ trình,
triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, mục tiêu Đề án 06; định kỳ hằng
tháng, báo cáo UBND tỉnh và Thường trực Tỉnh ủy về tiến độ triển khai thực hiện
Đề án.
4. Đảng ủy Công an tỉnh (Cơ
quan thường trực):
4.1. Chủ động
phối hợp các sở, ban, ngành rà soát, đôn đốc, đánh giá, phê bình tiến độ thực
hiện Đề án, tổng hợp khó khăn, vướng mắc, các điểm nghẽn báo cáo Tỉnh ủy, UBND
tỉnh xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.
4.2. Chỉ đạo
lực lượng Công an triển khai quyết liệt các giải pháp đảm bảo dữ liệu thông tin
dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”;
duy trì cấp Căn cước công dân với các trường hợp đủ điều kiện. Đẩy nhanh tiến độ
thu nhận và kích hoạt tài khoản định danh điện tử.
4.3. Đầu mối,
tham mưu UBND tỉnh phối hợp Bộ Công an triển khai hiệu quả Kế hoạch phối hợp giữa
UBND tỉnh Bắc Ninh và Bộ Công an triển khai các mô hình Đề án 06 trên địa bàn tỉnh;
tổ chức công bố hoàn thành cấp căn cước công dân; triển khai và tổ chức thực hiện
nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị này.
5. Đảng đoàn HĐND tỉnh chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính
sách theo quy định của pháp luật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh.
6. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh
ủy, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã
hội chỉ đạo quán triệt, đổi mới hình thức tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến sâu rộng, từ cấp ủy,
chính quyền, cơ quan nhà nước, công chức, viên chức, người lao động và đoàn
viên, hội viên vận động người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đồng thời
xây dựng nội dung, chuyên mục, bản tin, thường xuyên thông tin tuyên truyền
trên Báo, Đài PTTH tỉnh và các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân hiểu
rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và triển khai thực hiện hiệu quả Đề án; xây dựng Kế
hoạch (phân loại theo từng tổ chức),
trong đó: Giao chỉ tiêu vận động kích hoạt định danh điện tử; chỉ tiêu hướng dẫn
dịch vụ công trực tuyến đối với đoàn viên, hội viên, người dân (các đoàn thể nhân dân tại 126 xã, phường,
thị trấn), thực hiện từng dịch vụ công; cấp tài
khoản ngân hàng cho người dân và mã QR code cho hộ kinh doanh. Tổ chức Hội thi
bằng hình thức sân khấu hóa tuyên truyền về Đề án 06 (từ cơ sở, cấp xã, cấp huyện); hướng dẫn người dân và doanh nghiệp
về các tiện ích sử dụng Căn cước công dân gắn chíp và định danh điện tử mức 2,
nhất là việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường giám sát, phản biện xã hội trong quá trình thực hiện Chỉ thị
tại các địa phương, đơn vị.
7. Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy chỉ đạo UBND cấp huyện thành lập
Ban Chỉ đạo, gắn vai trò đồng chí Chủ tịch UBND lãnh đạo, chỉ đạo chính
quyền và hệ thống chính trị tập trung cao thực hiện Đề án 06; tập trung rà soát, cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu dân cư đảm
bảo “đúng, đủ, sạch, sống” để sẵn
sàng kết nối, chia sẻ với các dữ liệu chuyên ngành liên thông, đồng bộ; hướng dẫn người dân kích hoạt tài khoản
định danh điện tử ở mức 2 và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
8. Các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách địa
bàn theo phân công, bố trí thời gian, tăng cường bám sát cơ sở, cùng cấp ủy Đảng,
chính quyền, địa phương chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực
hiện Đề án. Phân công các đồng chí cấp ủy viên trong việc chỉ đạo cấp huyện,
xã, khu dân cư phấn đấu sớm hoàn thành các nội dung theo Đề án; kịp thời rà
soát, bổ sung những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị.
9. Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chủ trì, Đảng ủy Công an tỉnh,
Văn phòng Tỉnh ủy và các cơ quan có
liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo Ban
Thường vụ Tỉnh ủy tiến độ thực hiện theo quy định.
Nguồn:Cuốn Thông tin sinh hoạt chi bộ số 8 năm 2023