Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với những giá trị trường tồn

Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân Việt Nam nhất tề đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam độc lập đã đập tan ách thồng trị hơn 80 năm của chủ nghĩa thực dân, phát xít tàn bạo, chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến lỗi thời; thiết lập nền dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc- kỷ nguyên độc lập, tự do, nhân dân lao động làm chủ đất nước. Tầm vóc và những giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám là hành trang quý báu cho chúng ta xây dựng thành công một nước Việt Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

1. Cách mạng Tháng Tám - Thắng lợi của cuộc cách mạng lòng dân

Trong quá trình vận động Cách mạng Tháng Tám, trên cơ sở mục tiêu được xác định trong Chánh cương vân tốt của Đảng, qua thực tiễn các cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939 và những chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới và trong nước, Đảng và Chủ tịch H Chí Minh không ngừng bổ sung, phát triển đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Khi thời cơ giải phóng dân tộc đến, Hội nghị Trung ương 6, tháng 11/1939 xác định:"... tất cả mọi vấn đề của cách mệnh, kể cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào các mục đích ấy mà giải quyết"'. Đến Hội nghị Trung ương 8, tháng 5/1941, Đảng nhấn mạnh:"... nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Đảng ta và của cách mạng Đông Dương (...) cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng".

Trên cơ sở đường lối đúng đắn đó, Đảng và Chủ tịch H Chí Minh lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, phát động khởi nghĩa từng phần, đồng thời chuẩn bị mọi mặt cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Khi phát xít Nhật đu hàng đồng minh vô điều kiện, quân đội Nhật ở Đông Dương hoang mang dao động đến cực độ, chính quyền tay sai suy yếu là lúc thời cơ thuận lợi nhất xuất hiện. Chớp thời cơ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời hiệu triệu: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch H Chí Minh, cả dân tộc vùng dậy đấu tranh giành chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân cả nước nhất t đứng lên tạo thành cơn bão táp cách mạng lật nhào ách thống trị tàn bạo của phát xít Nhật, giành lại quyền độc lập cho dân tộc. Trong vòng 2 tuần lễ, từ ngày 14 - 28/8/1945, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã giành được chính quyền.

Cách mạng Tháng Tám là cuộc vùng dậy của cả dân tộc trải qua mấy nghìn năm chiến đấu anh dũng, là đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh đoàn kết toàn dân, thể hiện tầm cao trí tuệ dân tộc và sức mạnh của thời đại. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Cách mạng Tháng Tám là trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất và là một trong những bước ngoặt vĩ đại của cách mạng việt Nam. Với Cách mạng Tháng Tám, Tháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xing xích thực dân gần 100 năm nay để gây nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa". Cách mạng Tháng Tám làm nên cuộc đổi đời cho toàn dân tộc. Từ thân phận nô lệ, Nhân dân ta trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Từ một Đảng hoạt động không hợp pháp, Đảng trở thành một đảng cm quyển lãnh đạo xã hội, lãnh đạo Nhà nước.Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một thời đại mới, thời đại rực rỡ của lịch sử dân tộc - thời đại Hổ Chí Minh, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

Không chỉ có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám còn là sự kiện trọng đạị của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX. Đó là đòn quyết định phá tung một mắt xích quan trọng và thúc đẩy sự tan rã nhanh chóng của hệ thống thuộc địa; mở đu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám góp phần làm giàu thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nó chứng tỏ rằng, trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa, do toàn dân nổi dậy, dưới sự lãnh đạo của một Đảng Mác - Lênin, có đường lối đúng đắn hoàn toàn có thể giành thắng lợi.

2. Những giá trị trường tồn

 Một là, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp không xóa đi chế độ phong kiến, mà kết hợp với nó, lập nên chế độ chính trị thực dân - phong kiến. Ngày 17/10/1887, thực dân Pháp lập Liên bang Đông Dương, với 4 đơn vị hành chính: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Cao Miên thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa. Ngày 19/4/1899, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh sáp nhập Ai Lao vào Liên bang Đông Dương. Như vậy, một Liên bang Đông Dương hình thành từ năm 1887; hoàn tất các thiết chế cai trị vào 10 năm sau, tức là năm 1897; năm 1902, Pháp lấy Hà Nội làm thủ phủ của Liên bang Đông Dương; năm 1907, Pháp ký hiệp ước trao đổi đất giữa Xiêm và Lào hoàn thành nhiệm vụ của "nn văn minh Pháp" về mặt hành chính là "chia để trị". Nam Kỳ trở thành thuộc địa, không phụ thuộc vào Nam triều. Trung Kỳ là xứ bảo h, vẫn duy trì chế độ phong kiến triu Nguyễn nhưng thực chất là vua "bù nhìn". Bắc Kỳ do Pháp trực tiếp nắm, cơ quan cai trị cao nht là Phủ Thống sứ do thống sứ người Pháp đứng đầu với sự giúp việc của Hội đồng Bảo hộ.

Trong lịch sử một xứ thuộc địa như ở Việt Nam, tên nước "Việt Nam" đã bị thực dân Pháp xóa khỏi bản đổ chính trị thế giới, mà người Việt Nam thường gọi là "mất nước". Nỗi đau mất nước ấy đã thúc giục biết bao thế hệ người Việt Nam đứng lên chống Pháp giành độc lập cho dân tộc, khôi phục giang sơn. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, phong trào đấu tranh theo hệ tư tưởng phong kiến (Cn Vương) ni lên, nhưng đều thất bại. Bại không phải vì không có vũ khí, không phải do lòng người thiếu dũng khí, mà là do hệ tư tưởng phong kiến lúc này không phải là xu thế lịch sử. Nhiều sĩ phu đã hướng vào luồng tân thư, tân văn để nhập hổn tư tưởng tư sản do ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc Cách mạng Tân Hợi của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc cũng như ảnh hưởng của Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản "đng chủng đng văn". Tư tưởng tư sản đối với Việt Nam là mới, nhưng đối với bước phát triển đi lên theo dòng lịch sử thì đã cũ, thậm chí đến đẩu thế kỷ XX đã phản động, hiểu theo nghĩa nó cản trở bước tiến của nhân loại. Do vậy, lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt Nam cũng không chọn con đường này. Cả hai con đường giành độc lập dân tộc đó đu đi vào ngõ cụt. Anh dũng có thừa, các bậc tiên liệt đã không tiếc máu đào nhưng không nở cây độc lập, kết trái tự do. Trước tình hình đó, xuất hiện phong trào cứu nước theo hệ tư tưởng vô sản, đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc trở thành người tìm đường, mở đường, dẫn đường và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (02/1930). Con đường cứu nước do Đng lãnh đạo đã tri qua bao chông gai, thử thách nhưng đã đập tan chính quyền đế quốc - phong kiến, lp nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một hình thức nhà nước chưa từng có trong lịch S dân tộc Việt Nam. Với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tên nước Việt Nam đã được tái sinh trên bản đ chính trị thế giới với thể chế "Dân chủ Cộng hòa". Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945 do Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Tuyên b của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam mới ngày 02/9/1945 với thế giới: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tt cả tinh thn và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyn tự do và độc lập ấy"5 báo hiệu một quốc gia mới ra đời trong đời sng chính trị của thế giới.

Hai là, Việt Nam bước sang kỷ nguyên độc lập, tự do

Lịch sử tn tại và phát triển hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam với rất nhiều sự kiện và bước ngoặt trọng đại nhưng chưa bao giờ có bước ngoặt quyết định như thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Bước ngoặt này chấm dứt chế độ thực dân pháp ngự tộ trên đất Việt Nam gn 100 năm; chấm dứt sự chiếm đóng ca phát xít Nhật Bản t mùa Thu năm 1940; chấm dứtchế đ quân chủ phong kiến hàng ngàn năm, chuyển sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do. Đây là bước chuyn v chất khó có sự kiện nào sánh kịp.

Kỷ nguyên độc lập, tự do do Đảng Cộng sản và Nhân dân Việt Nam tạo ra, và do vậy, mục tiêu cuối cùng là đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản, giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Gn 80 năm trôi qua, Nhân dân Việt Nam đã và sẽ hướng đến mục tiêu đó. Con đường đi đến mục tiêu này trải qua nhiều gian nan, qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược, qua những cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở hai đu biên giới, qua những cuộc đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chủ quyền, qua xây dựng đất nước tiến lên ấm no, tự do, hạnh phúc, văn minh.

Thế kỷ XX cũng là thế kỷ của hai cuộc chiến tranh thế giới, của sự ra đời hệ thống xã hội chủ nghĩa và sự sụp đổ của hệ thống này ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Mục tiêu và con đường đi của dân tộc Việt Nam vẫn không thay đổi, vì Việt Nam nhận thấy rõ mục tiêu và con đường đó là đúng đn. Thắng lợi ca Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đưa Việt Nam đi trên con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Gần 80 năm qua, cách mạng Việt Nam đã gặp không ít sóng gió do sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch, nhưng chúng ta vẫn giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Kiên định được mục tiêu đó hay không, đất nước có phát triển nhanh và bền vững hay không phụ thuộc rất lớn vào bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực các tổ chức chính trị và con người Việt Nam chúng ta.

Ba là, Cách mạng Tháng Tám năm 1945đã đưa dân tộc Việt Nam vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong trên thế giới chống chủ nghĩa thực dân

 

Dưới chế độ hà khc thực dân - phong kiến, Nhân dân Việt Nam bị lâm vào cảnh bị áp bức về chính trị, bị bóc lột v kinh tế, bị kim tỏa vvăn hóa Con Việt Nam bị tha hóa vì kiếp đời nô lệ. Cách mạng Tháng Tám đã tháo gông xing nô l đ Nhân dân trở thành người làm chủ vận mệnh của mình và là người chủ của đất nước độc lập, tự do.

                                                                                                                       

Ln đầu tiên trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam người dân được hưởng thành quả của Cách mạng Tháng Tám, được đi bầu cử chọn người đại biểu thay mặt mình vào Quc hội đ bàn và quyết định nhng vấn đquốc kế, dân sinh. Không phân biệt đảng phái, tôn giáo, giàu nghèo, gái trai, vùng miền, già tr, hlà người Việt Nam  yêu nước đều có quyền và trách  nhiệm đứng lên xây dựng và bảo  vệ Tổ quốc. Cuộc cách mạng đó đã trao cho Nhân dân Việt Nam  yêu nước cơ hội mới và cơ hội  lớn chưa từng có: Tổ chức cuộc sống mới theo trào lưu tiến bộ chung của nhân loại, phát triển toàn diện con người, vươn tới cái tất yếu tự do của quyền con người, quyền công dân trong một xã hội hiện đại.

Với thắng lợi của cuộc Cách  mạng Tháng Tám, dân tộc Nam sánh vai với các cường quốc năm châu đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Dân tộc Việt Nam trở thành một trong những dân tộc tiên phong trên thế giới đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Thế giới ghi nhận Việt Nam là tấm gương cho đấu  tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho giá trị vĩnh hằng của nhân loại là hòa bình trong độc lập, tự do.

Bốn là, Cách mng Tháng Tám là kết tinh giá trị của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là kết tinh của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Dưới ngọn cờ của Mặt trận Việt Minh với 10 chính sách ngời sáng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới, mọi người Việt Nam yêu nước kết thành một khối như triều dâng, thác đổ lướt qua mọi khó khăn, nhấn chìm chế độ thực dân - phong kiến chỉ trong vòng một tun lễ khắp từ Bắc chí Nam. Mục tiêu tốỉ thượng là giải phóng dân tộc, giành lấy chính quyn, bất chấp mọi trở ngại, bất chấp sự khác nhau vể giai tầng, các giới, vùng min, quá khứ của từng người, từng cộng đng dân cư. Lúc này, Tổ quốc cao hơn tất thảy. Lúc này, nếu quyn lợi của dân tộc không giải quyết được, dân tộc vẫn mãi chịu kiếp ngựa trâu thì quyền lợi của giai cấp vạn năm cũng không đòi lại được. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch H Chí Minh, Mặt trận Việt Minh đã tập hợp đoàn kết các giai cấp, các đảng phái, các dân tộc trong nước, các tôn giáo, các thân sĩ yêu nước đứng lên chống kẻ thù chung của dân tộc. Dưới chủ trương sáng suốt sáng ngời chính nghĩa của Đảng, Mặt trận Việt Minh lôi cuốn cả những người chưa từng tham gia đời sống chính trị, những người lm đường, lạc lối trong ngụy quân, ngụy quyền, nhận rõ con đường lầm lạc trở về với dân tộc, đứng v phía cách mạng, khi thời cơ đến, theo hiệu triệu của Đảng và Mặt trận Việt Minh, c nước nhất t nổi dậy, kết hợp lực lượng chính trị, vũ trang, chủ yếu là lực lượng chính trị của quần chúng - Sức mạnh của lòng dân, dũng cảm xông lên đập tan bộ máy chính quyển của phát xít Nhật và phong kiến tay sai, giành quyền làm chủ đất nước.

Chỉ tn tại trong 10 năm, nhưng Mặt trận Việt Minh đã hoàn thành xuất sắc vai trò trọng đại - là mẫu hình v phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng căn cứ vào từng điều kiện lịch sử cụ thể với những nhiệm vụ cụ thể, sáng tạo những hình thức tập hợp và phát huy sức mạnh toàn dân tộc qua các hình thức mặt trận, trong đó Mặt trận Việt Minh là hình thức điển hình đầu tiên trong việc thống nhất mọi lực lượng có thể tập hợp được phục vụ nhiệm vụ cách mạng đặt ra.

Giá trị đại đoàn kết toàn dân tộc của Cách mạng Tháng Tám đến thế kỷ XXI vẫn giữ nguyên bản chất. Trong điều kiện mới, biểu hiện quyn lợi chung của toàn dân có phong phú hơn và từ đó cũng phức tạp hơn. Chủ nghĩa xã hội theo lý luận khoa học của C.Mác - Ph.Ăngghen và H Chí Minh là hợp lý đối với con đường phát triển của Việt Nam, nó mang đy đủ bản chất khoa học và cách mạng. Đó cũng là mục tiêu của Cách mạng Tháng Tám mà mốc thời gian năm 1945 mới ch là một chặng để đi tới mục tiêu đó. Vấn đề còn lại là phải hành động trên con đường đi đến mục tiêu đó sao cho chủ nghĩa xã hội th hiện rõ nhất bản chất khoa học và cách mạng, thể hiện tính ưu việt trên thực tế chứ không chỉ lý luận.

Năm là, Cách mạng Tháng Tám thành công đã đưa Đng Cộng sn Việt Nam trở thành Đảng cm quyn

Sự cm quyền mà Đảng có được là do năng lực và phm chất của chính bản thân Đảng, là kết quả hy sinh xương máu của biết bao chiến sĩ cộng sản và của toàn dân tộc. Trong cuộc đu tranh đó, Nhân dân đã trao cho Đảng quyền lãnh đạo đt nước, bởi vì dân tin Đảng, Đảng tin dân. Lòng tin sắt đá ấy làm nên sức mạnh và sự bền vững của quyền lực. Giá trị mang sang thế kỷ XXI của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 còn là ở ch cuộc cách mạng ấy đã biến khả năng cẩm quyền của Đảng thành hiện thực. Tuy nhiên, nếu Đảng không trong sạch, vững mạnh, bị tha hóa, bị suy thoái phẩm chất và năng lực sẽ giảm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, nguy cơ mất vai trò cầm quyền. Do đó, để giữ vững vai trò là Đảng cầm quyển, yêu cầu tất yếu là Đảng phải thường xuyên đổi mới và chỉnh đốn để thật sự trong sáng và vững mạnh.

Hiện nay, tình hình khác xa thời kỳ Đảng cm quyền sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đây là thời kỳ phát triển của kinh tế thị trường, thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế trong hoàn cảnh toàn cu hóa, tình hình chính trị trên thế giới có sự biến động khó dự đoán. Đất nước đang đứng trước thời cơ lớn của sự phát triển, nhưng nguy cơ, thách thức còn lớn hơn.Thời cơ, thách thức, nguy cơ quyện với nhau trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, thamajc hí trong cùng một thời điểm, đặt ra cho Đảng thử thách, nguy cơ, có năng lực cầm quyền cao, tư duy, bản lĩnh chính trị phải sáng suốt va fkieen định. Điều này phụ thuộc vào chính Đảng cầm quyền.

Đảng phải xác định trách nhiệm đối với Nhân dân. Trong điều kiện Đảng đã có chính quyn, cán bộ, đảng viên có quyền lực trong tay, nếu không chú ý, sẽ thường d vi phạm quyn làm chủ của Nhân dân. Đảng cẩm quyền là Đảng được Nhân dân giao quyền, giao trách nhiệm lãnh đạo toàn xã hội đ bảo đảm quyền lợi cho Nhân dân, cho Tổ quốc. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ đều chỉ nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Yêu cầu đặt ra cho Đảng cm quyn là xây dựng hệ thống chính trị với đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn trong sạch, vững mạnh. Những cuộc cách mạng tiếp theo sau Cách mạng Tháng Tám là những cuộc cách mạng khó khăn, phức tạp hơn nhiu. Chúng là cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những gì là cũ kỹ, hư hỏng, do đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải có tư duy đổi mới với bản lĩnh chính trị vững vàng. Trong điều kiện Đảng cm quyn, đội ngũ cán bộ, đảng viên càng phải gn dân, hiểu dân, vì dân, thực hiện đúng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Mih: Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên là công bộc của Nhân dân, vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của Nhân dân. Sức mạnh của Đảng, của cả hệ thống chính trị: trí tuệ và xung lực của cán bộ, đảng viên sinh ra từ nơi dân, cho nên dân luôn luôn là gốc của cách mạng, cm quyển là việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố làm; việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố tránh; phải làm cho dân giác ngộ; chớ có “lên mặt quan cách mạng” đề “đè đầu cưỡi cổ Nhân dân”; đừng tưởng cứ “dán lên chán hai chữ cộng sản” là dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục mà phải thực sự yêu dân, kính dân. Cán bộ, đảng viên phải có một đời tư trong sáng. Đứng trước dân, người cán bộ, đảng viên nếu nêu một tấm gương xấu, gương mờ thì tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng không lãnh đạo được ai; nói không ai nghe, làm không ai theo, và đó là đạo đức giả. Hồ Chí Minh từng viết: “Được lòng dân, thì việc gì cũng làm được, Trái ý dân, thì chạy ngược chạy xuôi”

Trong bài nói chuyện ngày 10/5/1950, H Chí Minh nói:

"Đảng không phải làm quan, sai khiến qun chúng, mà phải làm đầy tớ cho quần chúng và phải làm ra trò, nếu không quần chúng sẽ đá đít:.

Mùa hạ năm 1922, khi đang ở trời Âu, Hồ Chí Minh viết: Tiếng dân chính là truyền lại ý trời”. Đầu năm 1946, trong Lễ mừng Liên hợp quốc gia cầu nguyện cho nền độc lập của đất nước, Hồ Chí Minh nói: “Đối với dân, ta đừng có làm gì trái ý dân. Dân muốn gì, ta phải làm nấy”. Tháng 10/1947, Hồ Chí Minh cho rằng” Việc gì, cũng vì lợi ích của dân làm. Làm theo cách quan liêu… thì dân oán. Dân oán, dù tạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị, là thất bại. Năm 1955, Hồ Chí Minh lại viết: “Ý dân là ý trời, Làm đúng ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm trái ý nguyện của dân ắt bại.

Tư cách của Đảng Cộng sản cầm quyền còn biểu hiện ở đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Cầm quyền là phải chống quan liêu, mệnh lệnh. Không thể chấp nhận lối làm việc “chỉ tay năm ngón”. Bệnh quan liêu là bệnh thường hay mắc phải trong điều kiện Đảng cầm quyền nếu Đảngkhông chịu rèn luyện phong cách công tác cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm. Quan liêu hiện nay không chỉ có ở cấp cao mà xảy ra ngay ở cấp cơ sở, cấp chi bộ. Với vị trí quyền lực cao, con người ta dễ trở nên độc tài, mất dân chủ, quên đi cội nguồn quyền lực mà mình có.

Cầm quyền nhưng phải bảo đảm dân chủ, đó không phải là nghịch lý của câu chữ mà đó là biến chứng của cuộc sống, cần chú ý thực hành dân chủ trong Đảng hơn nữa, coi đó là vấn đề then chốt của công tác xây dựng Đảng hơn nữa, coi đó là vấn đề then chốt của công tác xây dựng Đảng ở giai đoạn hiện nay. Trong thực tế hiện nay, vẫn còn một số biểu hiện mất dân chủ: (1) Nhiều cấp ủy chưa tôn trọng quyền làm chủ của đảng viên; (2) Không ít đảng viên không thực hiện trách nhiệm làm chủ, tỏ ra thờ ơ, thụ động chính trị, không sử dụng quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến, bày tỏ chính kiến của minh ở trong tổ chức đảng; (3) Lợi dụng dân chủ để xuyên tạc, công kích tổ chức đảng và cá nhân cán bộ, đảng viên; (4) Núp dưới bóng daanc hủ để lồng ý kiến cá nhân thao túng tổ chức đảng, tức là độc đoán, chuyên quyền, độc tài, lạm quyền dưới cái vỏ của dân chủ; (5) Dân chủ hình thức, nhiều việc cũng để cho cán bộ, đảng viên đóng góp ý kiến (thậm chí cho cả Nhân dân đóng góp ý kiến) nhưng không nghiên cứu để tiếp thu, dẫn đến tốn kém thì giờ và tiền bạc, làm giảm lòng tin của người được hỏi ý kiến; (6) Có thái độ không đúng đắn, lẫn lộn đối tượng, có không ít trường hợp đối xử không đúng với những người có ý kiến “gai góc”, cho họ là phản động; (7) Thao túng và khuyến khích tình trạng vô chính phủ,… Hệ quả của các biểu hiện đó là Đảng không mạnh về tất cả mọi mặt, dân chủ không bảo đảm, dẫn đến dân chủ trong xã hội không được chú ý.

Khi tiến hành Tổng khời nghĩa Tháng Tám năm 1945, Đảng chỉ có gần 5.000 đảng viên, nhưng đó là những “vàng mười”. Xung quanh gần 5.000 đảng viên đó còn có hàng triệu thành viên của Mặt trận Việt Minh và cả dân tộc kết thành một khối tạo ra sức mạnh vô biên. Gia đoạn hiện nay, số lượng đảng viên đã tăng lên đáng kể. Cách mạng Tháng Tám cho thấy, không phải là ở số lượng đảng viên nhiều hay ít, mà là ở chất lượng, là Đảng phải xứng đáng với vai trò cầm quyền.

Từ những giá trị và tầm vóc to lớn đó, Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khẳng định là một trong những “chiến công hiển hách và thắng lợi có ý nghĩa lích sử và thời đại của dân tộc Việt Nam” trong thế kỷ XX. Với tinh thần quật cường của mùa Thu Tháng Tám năm 1945, đất nước Việt Nam chắc chắn sẽ tiến nhanh và bền vững hơn, đạt được mục tiêu cao cả của giá trị độc lập, tự do: “…để đất nước ta phát triển nhanh, bền vững hơn, lập nên kỳ tích phát triển mới vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, cùng tiến vước, sánh vai với các cường quốc năm châu, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc ta.

Nguồn:Thông tin Báo cáo viên số 8 năm 2023

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập