Bức tranh kinh tế tỉnh Bắc Ninh 8 tháng năm 2022 - Những gam màu sáng - tối
Kinh tế của tỉnh Bắc
Ninh 8 tháng năm 2022 được vẽ nên bởi những gam màu sáng - tối với nhiều biến động,
song “các sự kiện kinh tế nổi bật trong 8 tháng năm 2022” CTK khái quát những
điểm nhấn của bức tranh kinh tế tỉnh Bắc Ninh trong 8 tháng qua.
Để có những thành quả
tích cực sau 8 tháng đầy thách thức, các cơ quan dự báo của tỉnh và các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh đều nhận định kinh tế tỉnh Bắc Ninh đã nỗ lực để ngăn
đứt gãy chuỗi cung ứng, duy trì sản xuất và bứt tốc phục hồi sau đại dịch
Covid-19 càn quét nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói
riêng.
Sản xuất công nghiệp,
mặc dù tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới biến động, cộng với chính
sách “Zero Covid-19” của Trung Quốc đã khiến doanh nghiệp công nghiệp điện tử
thiếu hụt linh kiện cho sản xuất đồng thời tỷ lệ tồn kho cao. Trong khi đó,
doanh nghiệp điện tử trong tỉnh cũng không nằm độc lập mà phụ thuộc vào chuỗi
cung ứng của các doanh nghiệp toàn cầu, nên chịu ảnh hưởng chung. Tuy nhiên, sản
xuất công nghiệp vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi. IIP tháng 8, tăng rất cao +19,99% so với tháng trước, là tháng thứ 2
liên tiếp tăng so với tháng trước, cho thấy tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, so với
cùng tháng năm trước giảm nhẹ -0,99% (do tháng 8 năm 2021, IIP đạt mức tăng cao
+14,37%), tháng 8/2022 bị giảm đã kéo chỉ số IIP 8 tháng xuống còn +14,81% (7 tháng đầu năm 2022 là +17,47%), nhưng
đây vẫn là mức tăng cao thứ 2 trong thời gian 5 năm gần đây (năm 2018 tăng +20,2%; năm 2019
giảm -9,51%; năm 2020 giảm -7,17% và năm 2021 tăng +10,81%).
Thương mại, dịch vụ, sôi động, phục hồi
nhanh ở tất cả các ngành. Tháng
8, tiếp tục duy trì ổn định,
nối tiếp đà phục hồi từ đầu năm, không có biến động nhiều so với tháng trước,
là tháng cao điểm của mùa hè nên nhu cầu đối với các dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng
tăng cao. Về nguồn cung các mặt hàng, nhất là hàng hóa thiết yếu luôn được bảo
đảm. Một số mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng có xu hướng giảm do ảnh hưởng
của giá thế giới và tác động của việc điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường. Bên cạnh
đó, giá một số hàng nông nghiệp như thịt lợn, thức ăn chăn nuôi tiếp tục có xu
hướng tăng, giá thịt lợn ở mức khá cao có nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu dùng của
người dân. Các mặt hàng thiết yếu khác, cung cầu giá cả không có biến động bất
thường. Cụ thể: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (TMBL) tháng 8/2022, giảm nhẹ (-0,2%) so với
tháng trước nhưng lại tăng rất cao (+51,9%) so với cùng tháng năm trước, kéo
TMBL 8 tháng tăng lên +43,5% (7 tháng đầu năm 2022 là +40%),
đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm gần đây.
Sản xuất nông, lâm
nghiệp thủy sản, Thời điểm hiện tại các địa phương trong
tỉnh đang tập trung chăm sóc cây trồng vụ mùa năm 2022, với diện tích gieo trồng
gần 32 nghìn ha cây trồng hằng năm các loại, trong đó lúa khoảng 30 nghìn ha.
Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát, ngành chăn
nuôi tiếp tục giữ đà tăng trưởng về sản lượng. Thời tiết trong tháng thất
thường phần nào ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản. Hoạt động lâm
nghiệp tập trung chăm sóc và đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng trồng.
Hoạt động vận tải, chứng kiến đà tăng ngoạn mục, sản
lượng vận chuyển hành khách và sản lượng vận chuyển hàng hóa. Tháng 8, đã ghi nhận mức biến động đầy
tích cực đó là cùng tăng gấp gần 1,6 lần so
với cùng kỳ năm trước, cùng với đó dịch vụ hỗ trợ vận tải cũng đạt mức tăng tương đương. Điểm sáng của hoạt động giao thông
vận tải trong 8 tháng, chính là sự
phục hồi nhanh chóng của sản lượng vận tải hành khách và hàng hóa.
Hoạt động
ngân hàng - tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng
đến thời điểm tháng 8, so với thời điểm
cuối năm 2021, tăng cao (+14,9%) vượt kế hoạch năm 2022 của ngành Ngân hàng.
Đây là tín hiệu tích cực khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế hiện đang tốt
lên.
Tuy nhiên, bên cạnh những gam màu sáng,
tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn thách thức như:
Vốn đầu tư ngân sách
Nhà nước (VĐNSNN), mặc dù
UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 392/KH-UBND tỉnh về việc “triển khai thực
hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu
tư công năm 2022 và các năm tiếp theo”. Tuy nhiên VĐTNSNN vẫn đạt thấp, cụ thể:
VĐTNSNN tháng
8/2022, đạt 530 tỷ đồng, tăng (+4,1%) so với tháng trước và (+6,8%) so với
cùng tháng năm trước, 8 tháng năm 2022
đạt 3.531 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân mới đạt 49,1% kế hoạch và tăng thấp
4,5%.
Thu chi ngân sách Nhà
nước (NSNN), thu
NSNN trên địa bàn, tháng 8, giảm cả 2 gốc so sánh tháng trước và cùng tháng năm trước. Mặc dù, đạt
xấp xỉ so với tiến độ dự toán, song thu NSNN trên địa bàn 8 tháng năm 2022, thấp hơn cùng kỳ năm trước, chủ yếu do việc gia
hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu
nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022; Chi ngân sách địa phương tháng 8 tăng khá cao so với thảng trước,
tuy nhiên vẫn giảm so với cùng tháng năm trước. Bên cạnh việc đạt rất thấp so
với dự toán, 8 tháng năm 2022, chi
ngân sách địa phương cũng giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước, do chi đầu tư
phát triển trên địa bàn giảm nhiều.
Ngoài ra, hiện nay kinh tế của tỉnh chịu ảnh hưởng từ bên
ngoài do có độ mở lớn, trong khi sức chống chịu và khả năng thích ứng còn hạn
chế; tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp có xu hướng chậm lại. Số
ca mắc Covid-19 với sự xuất hiện của biến chủng mới, nguy cơ bùng phát dịch cúm
A, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ...
Nguyễn
Đức Chinh,
Trưởng
phòng Thống kê Tổng hợp,
Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh