Những năm qua, cùng với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh
tế, Bắc Ninh luôn xác định công tác an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ
quan trọng, bảo đảm mọi người dân đều phải được hưởng thành quả của sự phát
triển, không để ai bị bỏ lại phía sau. Vì vậy, tỉnh đã tập trung đầu tư nguồn
lực vào các chương trình, dự án phục vụ công tác an sinh xã hội, tạo động lực
để phát triển bền vững.
Nhiều hoạt động thiết
thực được tổ chức nhằm hỗ trợ các đối tượng chính sách, người có công, người
nghèo.
Nâng cao thu nhập, hỗ
trợ người nghèo cải thiện đời sống
Ngay từ khi tái lập
tỉnh năm 1997, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao
mức sống chung của nhân dân, Bắc Ninh chú trọng công tác giảm nghèo bền vững.
Trong 25 qua, tỉnh đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách,
chương trình, dự án và huy động nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp người
nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Các chính sách và giải pháp giảm
nghèo bền vững được triển khai đồng bộ trên nhiều phương diện như hỗ trợ phát
triển sản xuất thông qua các chính sách về hỗ trợ cho vay ưu đãi, phát triển
đào tạo nghề; phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn khó khăn...
Trung bình mỗi năm,
tỉnh giải quyết việc làm mới cho từ 28-30 nghìn lao động; tỷ lệ lao động qua
đào tạo đến năm 2021 đạt 76%, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu
nhập, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Cùng với việc bám sát
chương trình giảm nghèo của Trung ương, tỉnh ban hành thêm nhiều chính sách
giảm nghèo đa dạng, nhiều chiều kết hợp với các cuộc vận động xây dựng nông
thôn mới, cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau tạo
động lực để các địa phương phát triển kinh tế, có thêm nguồn lực để hỗ trợ công
tác giảm nghèo. Từ năm 1997 đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã hỗ trợ kinh phí hơn 270
tỷ đồng xây dựng mới và sửa chữa nhà cho 5.500 hộ người có công; hỗ trợ kinh
phí hơn 151 tỷ đồng xây dựng 4.380 nhà cho hộ nghèo;…
Bí thư Tỉnh ủy Đào Hồng Lan tặng quà đoàn viên công đoàn có
hoàn cảnh khó khăn tại chương trình "Tết sum vầy - Xuân bình an".
Ngoài ra, nhiều dự án
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, công nghiệp, du lịch, văn hóa, nông
nghiệp, nông thôn mới được xây dựng và hoàn thành; hạ tầng kinh tế - xã hội khu
vực nông thôn tiếp tục được đầu tư, cải tạo. Đặc biệt, công tác an sinh xã hội
luôn hướng về những người dân có thu nhập thấp, giúp họ ổn định cuộc sống, xóa
bỏ khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Hàng loạt các dự án dành cho người
dân có mức sống thấp, cho công nhân lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp
được triển khai. Tính đến nay, tỉnh đã chỉ đạo xây dựng gần 30 dự án nhà ở cho
công nhân đáp ứng chỗ ở cho hàng trăm nghìn công nhân; hơn 20 dự án nhà ở thu
nhập thấp với hàng nghìn căn hộ đáp ứng cho khoảng 66.000 người... Cùng với đó,
để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, tỉnh đã đầu tư nhiều công trình
vui chơi giải trí, thể dục thể thao như: Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Nhà hát
Quan họ, Quảng trường, các khu công viên, bảo tàng, góp phần xây dựng hình ảnh
đô thị Bắc Ninh khang trang, hiện đại.
Có thể nói, từ chủ
trương đúng đắn và những nỗ lực không mệt mỏi của cấp ủy, chính quyền các cấp,
cùng với sự huy động tốt các nguồn lực, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm nhanh, đời
sống của người dân từng bước được nâng cao. Nếu như năm 1997, toàn tỉnh có hơn
10,35% số hộ nghèo (theo tiêu chí giai đoạn 1997-2000), thì đến hết năm 2021,
tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn 1,15% (theo tiêu chí nghèo đa chiều). Tỉnh
đã cơ bản xóa nhà tạm cho hộ nghèo; không còn hộ nghèo là người có công; 100%
người nghèo, cận nghèo được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Trung ương và
của tỉnh; 100% người nghèo trong độ tuổi lao động được hỗ trợ đào tạo nghề,
giải quyết việc làm…
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn
Hương Giang thăm, tặng quà các đối tượng chính sách tại huyện Gia Bình nhân
Ngày Thương binh liệt sỹ.
Nhiều chính sách được
mở rộng và cao hơn so với quy định chung của cả nước
Bên cạnh việc chỉ đạo
đẩy mạnh công tác huy động các tổ chức và cá nhân tích cực tham gia công tác an
sinh xã hội, giúp đỡ người có công, hộ nghèo, đối tượng yếu thế, tỉnh còn nâng
mức chi tặng quà cho các đối tượng người có công, hộ nghèo và đối tượng bảo trợ
xã hội. Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương nắm bắt
kịp thời tình hình đời sống nhân dân; tổ chức thăm tặng quà cho đối tượng người
có công vào dịp kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27/7; thăm tặng quà cho hộ
nghèo; người cao tuổi; trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; đối tượng bảo trợ vào dịp
Tết Nguyên đán...
Hoạt động hỗ trợ, giúp
đỡ đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội... được quan tâm, thể hiện bằng
những cơ chế, chính sách và hoạt động cụ thể. Nhiều chính sách của
tỉnh được mở rộng đối tượng và có mức trợ cấp cao hơn so với quy định chung của
cả nước, như: Nâng mức chuẩn trợ
cấp, trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh từ
270.000 đồng/tháng lên 350.000 đồng/tháng; Hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người cao
tuổi từ đủ 65 tuổi đến dưới 80 tuổi; trợ cấp cho người cao tuổi từ đủ 70 tuổi
đến dưới 75 tuổi với mức 150 nghìn đồng/người/tháng; từ đủ 75 tuổi đến dưới 80
tuổi với mức 200 nghìn đồng/người/tháng; trợ cấp hàng tháng cho đảng viên được
tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng trở lên; hỗ trợ trẻ em mổ tim
bẩm sinh; hỗ trợ người nghiện ma
túy đi cai nghiện tập trung, cai nghiện ở cộng đồng... Qua đó, kịp thời động viên, khích lệ, sẻ chia khó
khăn, tạo điều kiện cho người dân vươn lên.
Chương trình "Tết
sum vầy - Xuân bình an" năm 2022.
Đặc biệt, phong trào
"Đền ơn đáp nghĩa" với nhiều hoạt động như: Hỗ trợ xây dựng cải thiện
nhà ở, chăm sóc sức khỏe, ưu đãi tín dụng, thăm hỏi, tặng quà đối tượng và gia
đình chính sách, chăm sóc phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng… được quan tâm đã
thắp sáng truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", tri ân với những mất
mát, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Việc ủng hộ Quỹ "Vì người
nghèo", Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", Quỹ "Chữ thập đỏ", Quỹ
Khuyến học, khuyến tài… được đông đảo tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, nhà hảo
tâm trong và ngoài tỉnh tham gia mỗi năm. Các chương trình, phong trào thiện
nguyện được tổ chức thường xuyên đã động viên, giúp đỡ để những người dân còn
khó khăn, yếu thế thêm ấm lòng, quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Đây chính
là những việc làm, những hành động nhân văn, giàu ý nghĩa được cấp ủy, chính
quyền và nhân dân Bắc Ninh phát huy và trở thành nét đẹp hàng ngày của người
dân trong tỉnh.
Trong công cuộc xây
dựng và phát triển quê hương, việc thực hiện chính sách an sinh xã hội đã thể
hiện trách nhiệm, nghĩa tình của các cấp, các ngành với người dân,
để "không ai bị bỏ lại phía sau" và sẽ là động lực để Bắc Ninh
tiếp tục vững bước trên chặng đường phấn đấu trở thành thành phố văn minh, hiện
đại.
Nguồn:bacninh.gov.vn