“Sức khỏe cho mọi người”
Đó là chủ đề của Ngày Sức khỏe Thế giới (7-4) năm nay. Mỗi năm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn một vấn đề sức khoẻ cộng đồng cụ thể. Chủ đề năm nay nhằm tập trung vào hành trình đạt được sức khoẻ cho mọi người. Đây cũng là dịp kỷ niệm 75 năm thành lập WHO, nhìn lại thành công của tổ chức này sau 3/4 thế kỷ cải thiện sức khỏe cộng đồng.

 

 

Tháng 8-2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 404/KH-UBND triển khai thực hiện Chương trình Sức khỏe Việt Nam trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025. Kế hoạch nhằm xây dựng môi trường hỗ trợ, tăng cường vai trò và năng lực cho mỗi người dân; tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn tỉnh và được triển khai đến tất cả người dân trên địa bàn tỉnh, các nhóm đối tượng ưu tiên được xác định theo từng lĩnh vực cụ thể.
Ngành Y tế được giao là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp tổ chức hiệu quả các hoạt động liên quan và đạt những kết quả tích cực trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, ngành Y tế Bắc Ninh đã triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch, bệnh truyền nhiễm; phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời, xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch lây lan. Duy trì hiệu quả công tác tiêm chủng mở rộng và tiêm vắc-xin phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Song song đó, các hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở được đẩy mạnh, trong đó công tác phòng chống tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, động kinh, tâm thần phân liệt… đã được triển khai tại trạm y tế. Triển khai lồng ghép hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi với sàng lọc, khám phát hiện, điều trị các bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế. Hiện 100% trạm y tế đã thực hiện quản lý, điều trị tăng huyết áp, 98% trạm y tế triển khai quản lý điều trị đái tháo đường tại trạm; ngành Y tế đang tiếp tục triển khai mở rộng quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm khác tại trạm y tế. Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có gần 42,4 nghìn bệnh nhân tăng huyết áp, gần 19,6 nghìn bệnh nhân đái tháo đường được quản lý điều trị tại tuyến xã.

 

Các điều kiện xã hội cần được cải thiện tốt hơn để mọi người được sinh ra, lớn lên, làm việc, sống và già đi với sức khỏe tốt.


Tiếp tục duy trì hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS hướng tới mục tiêu Chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 thông qua duy trì hiệu quả hoạt động các điểm tư vấn, xét nghiệm tự nguyện, giám sát, phát hiện ca bệnh; triển khai hiệu quả công tác điều trị, chăm sóc, can thiệp giảm tác hại, hỗ trợ trẻ em, trẻ em vị thành niên nhiễm HIV; quản lý thông tin quản lý người nhiễm HIV/AIDS chặt chẽ.
Liên ngành Y tế, Giáo dục - Đào tạo và các địa phương triển khai hiệu quả công tác Y tế trường học; duy trì thực hiện phân cấp quản lý sức khỏe người lao động trên địa bàn; hướng dẫn, giám sát các cơ sở lao động tổ chức bộ phận y tế, lập hồ sơ vệ sinh lao động và quản lý sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp…
Công tác Dân số - KHHGĐ và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em được quan tâm triển khai thực hiện, trong đó đẩy mạnh các giải pháp chuyển trọng tâm chính sách dân số từ Dân số kế hoạch hóa gia đình sang Dân số và phát triển; triển khai tốt công tác sàng lọc trước sinh và sơ sinh, nâng cao chất lượng và cơ cấu dân số, duy trì cơ cấu dân số vàng. Duy trì thực hiện tốt công tác quản lý thai nghén tại tuyến cơ sở; thực hiện tốt các giải pháp can thiệp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tổ chức bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ em và phụ nữ sau sinh đạt tỷ lệ cao, giảm tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 1 tuổi.
Phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh, toàn ngành hiện có hơn 3,5 nghìn giường bệnh kế hoạch, trong đó các bệnh viện tuyến tỉnh với 2,3 nghìn giường, 7/7 trung tâm y tế tuyến huyện có giường bệnh đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 2 với 1,25 nghìn giường bệnh kế hoạch.
Hiện nay, nhân loại đang cùng lúc đối mặt nhiều thách thức về y tế, khi đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc, bệnh Đậu mùa khỉ, Marburg, dịch sốt xuất huyết bùng phát trở lại tại nhiều nước… Theo nhận định của Bộ Y tế, sang năm 2023, ở quy mô cả nước, các dịch bệnh truyền nhiễm vẫn tiếp tục có nguy cơ diễn biến khó lường; bên cạnh đó là các thách thức do gánh nặng bệnh tật kép với sự gia tăng tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm, tình trạng già hoá dân số, biến đổi khí hậu, đô thị hoá, công nghiệp hoá, hành vi lối sống bất lợi cho sức khoẻ… WHO nhấn mạnh, bối cảnh hiện nay đặt ra nhu cầu cấp thiết việc củng cố hệ thống y tế, tập trung xử lý tận gốc những nguyên nhân dẫn đến các mối đe dọa đối với sức khỏe người dân thông qua việc mở rộng năng lực ứng phó các bệnh truyền nhiễm mới lây từ động vật sang người, bệnh có nguồn gốc từ động vật, bệnh nhiệt đới và do vật trung gian lây truyền, đồng thời ngăn chặn các nguy cơ về an toàn thực phẩm, tình trạng kháng thuốc kháng sinh; cải thiện các điều kiện xã hội để mọi người được sinh ra, lớn lên, làm việc, sống và già đi với sức khỏe tốt.



                                                                                                                                                                                               Nguồn:baobacninh.com.vn
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập