Tập trung học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết HNTW 5 khóa XIII gắn với thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành Nông nghiệp và PTNT
Ngày 23/8/2022, tại Trung tâm Văn hóa
Kinh Bắc, Đảng ủy Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt và
triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XIII. Đồng chí Nguyễn Công Trình, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám
đốc Sở chủ trì hội nghị. Dự, chỉ đạo và trực tiếp là báo cáo viên tại Hội nghị
có đồng chí Đặng Đình Tính, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng
ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh.
Toàn cảnh hội nghị
* Nghị quyết 18 hướng tới bảo đảm
hài hòa lợi ích, giảm thiểu tiêu cực về đất đai
Tại hội nghị, 340 cán bộ, đảng viên và
quần chúng ưu tú các chi bộ trực thuộc Đảng ủy Sở được nghe quán triệt nội dung
các chuyên đề Nghị quyết số 18-NQ/TW “Về
tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có
thu nhập cao”; Nghị quyết số 19-NQ/TW “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết số 20-NQ/TW “Về tiếp tục đổi mới,
phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”; Nghị quyết
số 21-NQ/TW “Về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao
chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”. Trọng tâm là nội dung về
tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục
đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện cuộc
đổi mới. Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn. Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5,
khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.
Việc ban hành Nghị quyết chuyên đề về “Tiếp
tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa đất nước ta trở thành nước phát triển có
thu nhập cao” là một yêu cầu cấp thiết nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII
của Đảng, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, kịp thời cho đúng,
sát với thực tế và đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới, đảm bảo
hài hòa các lợi ích của nhà nước, người dân và nhà đầu tư, tạo ra nguồn lực và
động lực để phấn đấu đến năm 2030, nước ta trở thành nước có nền công nghiệp
hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu
nhập cao. Nghị quyết nêu rõ tính cấp thiết phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện
thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai;
những quan điểm, mục tiêu về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách
về đất đai. Nghị quyết đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:
Thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về quản lý và sử dụng
đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện thể
chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển
đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai. Đổi mới, tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung giải quyết cơ bản những hạn chế, khuyết
điểm, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất. Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam; các tổ chức chính trị -
xã hội và nhân dân trong quản lý và sử dụng đất.
* Tiếp tục ưu tiên đầu tư cho nông
nghiệp, nông dân, nông thôn
Tại Hội nghị, cán bộ, đảng viên và quần
chúng ưu tú cũng được nghiên cứu, học tập, quán triệt nội dung cốt lõi, những
điểm mới của Nghị quyết 19-NQ/TW về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045”, là lĩnh vực gắn trực tiếp với nhiệm vụ của ngành
Nông nghiệp và PTNT. Trong đó, Nghị quyết 19 nêu rõ quan điểm về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn là: "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh". Nghị quyết đã khẳng định nông nghiệp là lợi thế
quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế và đề cao vai trò chủ thể của nông dân, cư
dân nông thôn, coi nông dân là chủ thể của quá trình phát triển. Đồng thời, đưa
ra một số quan điểm mới trong phát triển nông nghiệp: Tích hợp đa giá trị, phát
triển mô hình nông nghiệp tiên tiến: nông nghiệp xanh, hữu cơ tuần hoàn. Chuyển
đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Coi khoa học công
nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng phát triển nông nghiệp... Về mục tiêu,
nhấn mạnh mục tiêu vai trò bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi
khí hậu. Đưa mục tiêu với nông dân và dân cư nông thôn lên đầu, xây dựng nông
dân và dân cư nông thôn có “trình độ”, nhấn mạnh vai trò “làm chủ quá trình
phát triển nông nghiệp, nông thôn” của nông dân và dân cư nông thôn. Đồng thời,
nhấn mạnh việc phát triển đồng bộ, nghĩa là giảm chênh lệch vùng miền, dân tộc;
bổ sung chỉ tiêu hướng tới sự phát triển bền vững bao trùm nhiều hơn trong các
mục tiêu cụ thể, nhất là các chỉ tiêu về môi trường. Nghị quyết đưa ra nhiều nội
dung mới và 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, ưu tiên giải pháp liên
quan đến nông dân và dân cư nông thôn. Trong đó, bổ sung và đưa nhiệm vụ giải
pháp “Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống
vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn” lên hàng đầu. Bổ sung các
nhiệm vụ và giải pháp liên quan đến khoa học công nghệ và coi đây là một nhiệm
vụ giải pháp quan trọng để chủ động khai thác hiệu quả cơ hội từ các Hiệp định
thương mại tự do (FTA), đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào
một số ít thị trường. Nghị quyết cũng có giải pháp căn cơ để khắc phục hiệu
quả, kịp thời tình trạng tiêu thụ khó khăn và ùn ứ nông sản xuất khẩu qua biên
giới. Cùng với đó, bổ sung nhiệm vụ, giải pháp về “Quản lý tài nguyên, bảo vệ
môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng,
chống thiên tai”, xem đây là một nhiệm vụ rất quan trọng để hạn chế tác động
của biến đổi khí hậu, giảm phát thải, thúc đẩy tăng trưởng xanh thực hiện các
cam kết quốc tế.
Về Nghị quyết số 20-NQ/TW “Tiếp tục đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”; mục
tiêu tổng quát, Trung ương xác định: Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) năng
động, hiệu quả, bền vững, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân với nhiều mô hình hợp tác, liên kết trên cơ sở
tôn trọng bản chất, giá trị và nguyên tắc của KTTT, thu hút ngày càng nhiều
nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia; góp phần nâng cao thu nhập
và chất lượng cuộc sống của các thành viên, hộ gia đình, thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để thực
hiện mục tiêu trên, Nghị quyết nêu 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp; khẳng định sự
phát triển KTTT là xu thế tất yếu khách quan và phải xuất phát từ nhu cầu thiết
thực của các thành viên; tôn trọng các giá trị, nguyên tắc hoạt động của hợp
tác xã phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương, từng vùng và
của cả nước. KTTT có nhiều hình thức đa dạng phát triển từ thấp đến cao, trong
đó hợp tác xã là nòng cốt.
Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối
CCQ&DN tỉnh Đặng Đình Tính quán triệt nội dung cốt lõi của các Nghị quyết
HNTW5 khóa XIII tại hội nghị
* Tăng cường củng cố xây dựng tổ chức cơ
sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên luôn được Đảng ta coi
trọng và xác định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Hội nghị lần thứ 5, BCH
TW Đảng khóa XIII, đã ban hành Nghị quyết số 21 – NQ/TW (NQ21) về tăng cường
củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên
trong giai đoạn mới, là sự khẳng định tầm quan trọng của nhiệm vụ trọng yếu
này. Về mục tiêu tổng quát, phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ
đảng viên, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở
trong sạch, vững mạnh, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Xây dựng
đội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư cấp ủy đủ phẩm chất, năng lực, uy tín lãnh
đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của tổ chức cơ sở đảng.
Nâng cao chất lượng phát triển đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai
đoạn mới. Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Nghị quyết đưa ra các nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu như củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng. Theo đó, đổi mới, hoàn thiện tổ chức các loại hình tổ
chức cơ sở đảng; Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của các loại hình
tổ chức cơ sở đảng; Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở
đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng
lực lãnh đạo, kỹ năng và nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ cấp ủy viên cơ sở.
Về nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ đảng viên, Nghị quyết nêu rõ, cần đổi mới, tăng cường công tác
giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị cho đảng
viên; Tăng cường công tác quản lý đảng viên; kịp thời rà soát, sàng lọc đưa ra
khỏi Đảng những đảng viên không đủ tư cách; Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng
công tác kết nạp đảng viên.
Bên cạnh đó, cần tập trung vào các nhiệm
vụ, giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; Phát huy
vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân
dân tham gia xây dựng, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
Các đại biểu tham gia hội nghị
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Công Trình
thay mặt Đảng ủy Sở chỉ đạo, hướng dẫn một số vấn đề phục vụ nghiên cứu, học
tập, quán triệt Nghị quyết HNTW 5 khóa XIII đối với các chi bộ trực thuộc và
cán bộ, đảng viên, quần chúng ưu tú trong Đảng bộ. Nội dung các Nghị quyết HNTW5
khóa XIII bàn về các vấn đề lớn, đặc biệt quan trọng, trong đó có nhiều nội
dung liên quan đến ngành Nông nghiệp và PTNT như vấn đề: Đất nông nghiệp; Tam nông;
kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp. Các đồng chí Bí thư Chi bộ trực thuộc
tiếp tục tuyên truyền, tổ chức cho đảng viên và quần chúng nghiên cứu, quán triệt,
thảo luận tại cơ quan, đơn vị về nội dung các Nghị quyết HNTW5; từ đó xây dựng
chương trình hành động thực hiện Nghị quyết gắn với chức năng, nhiệm vụ và điều
kiện thực tế của đơn vị, có lộ trình cụ thể, chi tiết để triển khai thực hiện,
thể hiện được quyết tâm đổi mới và đảm bảo thiết thực, khả thi, hiệu quả. Các đồng
chí Ủy viên Ban Chấp hành theo dõi việc triển khai Nghị quyết tại các chi bộ; tích
cực, chủ động tham mưu tham gia góp ý vào các dự thảo sửa đổi bổ sung các luật,
nghị định, thông tư, quy định… liên quan. Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho
Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng, ban hành dự thảo Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết số 19 về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn. Tích cực đưa việc học tập
và triển khai thực hiện các Nghị quyết trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu
rộng trong Đảng bộ Sở Nông nghiệp và PTNT, góp phần thực hiện thắng lợi mục
tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng./.
- Nguyễn Khánh Hà -
Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp
tỉnh