Giáo dục Bắc Ninh: Khẳng định vị thế bằng chất lượng dạy và học
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
Nguyễn Thế Sơn cùng đại diện Ban giám hiệu, các thầy cô trường THPT chuyên Bắc
Ninh tặng hoa chúc mừng em Nguyễn Đăng Phúc.
Những năm qua, cùng với nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh đã tập trung lãnh đọa, chỉ đạo, khai thác tiềm năng, kế thừa và phát huy giá trị lịch sử của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc, vùng đất khoa bảng, giàu trueyefn thống lịch sử, văn hiến và cách mạng để nâng cao chất lượng dạy và học, trọng tâm là chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, tiếp tục khẳng định vị thế là đơn vị thuộc tốp đầu của cả nước về chất lượng giáo dục và đào tạo.
Tăng cường giáo dục truyền thống hiếu học, vùng đất khoa bảng, gí trị bản sắc văn hóa Kinh Bắc
Thực
hiện chỉ đạo của cấp ủy các cấp, ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII, Đảng ủy,
lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị trực
thuộc triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp với cách làm sáng tạo, tích cực nhằm
thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX, nhiệm kỳ
2020-2025 về phát huy giá trị bản sắc văn hóa Kinh Bắc, khai thác có hiệu quả
tiềm năng, cơ hội mới nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của
mỗi nhà trường về vị trí, tầm quan trọng của việc tăng cường vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống
văn hóa, nhất là truyền thống hiếu học, vùng đất khoa bảng, giàu truyền thống lịch
sử, văn hiến và cách mạng để nâng cao chất lượng dạy và học. Thông qua các
chương trình giáo dục truyền thống, dâng hương, dâng hoa tại Văn Miếu Bắc Ninh,
Đền thờ trạng nguyên Lê Văn Thịnh,… Qua đó, góp phần giúp cán bộ, giáo viên, học
sinh, sinh viên nhận thức sâu sắc về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống,
truyền thống văn hóa của quê hương, của dân tộc, từ đó xây dựng ý chí tự lực, tự
cường, trách nhiệm kế thừa và phát huy giá trị lịch sử của quê hương, vùng đất
khoa bảng để tiếp tục đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, giáo dục học sinh
theo hướng phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học, xây dựng
trường học hạnh phúc, khơi dậy khát vọng niềm tự hào dân tộc, đây được coi
là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, trọng tâm là chất
lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, xứng đáng với truyền thống lịch sử, văn hiến và
cách mạng của quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc.
Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập
Thực
hiện quan điểm của Đảng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, những năm qua, cùng với
phát triển giáo dục đại trà, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh đặc biệt
chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Từ đó, tạo bước chuyển
lớn về giáo dục, đào tạo; với mục tiêu “Đào tạo mũi nhọn song hành với giáo dục
toàn diện”, bên cạnh bảo đảm chất lượng giáo dục đại trà. Đảng ủy, lãnh đạo Sở
Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc
ngành Giáo dục tỉnh Bắc Ninh phải đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và
học tập, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Không chỉ riêng Trường
Trung học Phổ thông (THPT) chuyên Bắc Ninh, các trường học trong tỉnh đã chủ động
đề ra nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ đẩy mạnh công tác quản lý, phát huy
năng lực sáng tạo của giáo viên và học sinh trong bồi dưỡng học sinh giỏi, gắn
với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục toàn diện trong các
nhà trường. Toàn ngành đã đẩy mạnh phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo
trong dạy, học và quản lý”, tổ chức cho học sinh tham gia nhiều sân chơi trí tuệ,
các cuộc giao lưu với nhiều hình thức phù hợp, tạo điều kiện cho học sinh,
giáo viên phấn đấu, khẳng định năng lực, bản lĩnh, tính sáng tạo của
mình. Có thể kể đến như: Sân chơi Đất
học Kinh Bắc; Hội thi Hùng biện tiếng Anh; Cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh
trung học…
Đồng
thời, các cơ sở giáo dục tích cực đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi
mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; triển
khai thực hiện các mô hình giáo dục mới, phương pháp dạy học tích cực, đa dạng
hóa các hoạt động giáo dục và hình thức tổ chức dạy học. Kinh nghiệm phát triển
giáo dục mũi nhọn ở Bắc Ninh cho thấy, khi xây dựng các đội tuyển học sinh giỏi,
cần lựa chọn những em học sinh có năng lực vượt trội về môn chuyên và vững kiến
thức các môn còn lại. Bởi năng lực học tập tốt các môn học sẽ giúp các em có
phương pháp tư duy, cách tiếp cận kiến thức tốt, tâm lý vững vàng khi tham
gia học môn chuyên. Kiến thức cơ bản vững chắc cũng giúp các em nhanh chóng
làm chủ nội dung kiến thức phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông,
sau thời gian tập trung cho kỳ thi học sinh giỏi.
Những bước
chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục và đào tạo
Năm
học 2021-2022, tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi
quốc gia THPT tỉnh Bắc Ninh có 67/76
thí sinh dự thi đoạt giải, trong đó có 10 giải Nhất, 20 giải Nhì, 26 giải Ba và
11 giải Khuyến khích, chiếm tỷ lệ 88,16%, dẫn đầu cả nước về số học sinh đoạt
giải Nhất và tỷ lệ thí sinh dự thi đạt giải; Kỳ thi Olympic Vật lý Châu Âu (EuPhO) năm 2022: Đội tuyển Việt Nam có
3/5 thí sinh dự thi đạt giải (2 Huy
chương Bạc, 1 Huy chương Đồng), trong đó em Nguyễn Tuấn Phong, học sinh lớp
11 chuyên Vật lý, Trường THPT Chuyên Bắc Ninh đoạt Huy chương Bạc với số điểm
cao nhất trong nhóm thí sinh đoạt giải của đội tuyển Việt Nam; đặc biệt em Nguyễn Đăng Phúc, học sinh lớp 12 Trường
THPT Chuyên Bắc Ninh sau Kỳ thi
Olympic Vật lí Châu Á Thái Bình Dương (APhO) năm 2022 đạt bằng khen, em tiếp tục tham dự kỳ thi Olympic Vật lý
Quốc tế năm 2022 và xuất sắc đoạt Huy chương Bạc; kỳ thi tốt nghiệp THPT
năm 2022, tỉnh Bắc Ninh có điểm trung bình các môn đứng vị trí thứ 6 toàn quốc, tăng 13 bậc so với năm 2021 (năm 2021 đứng vị trí thứ 19; năm
2020 đứng vị trí thứ 26); trong đó có 6 môn điểm trung bình nằm trong tốp
10 tỉnh cao nhất toàn quốc gồm: Vật lý đứng vị trí thứ nhất, Hoá học đứng thứ
4; Lịch sử đứng thứ 7; Toán đứng thứ 9; Ngữ Văn đứng thứ 9; Tiếng Anh đứng thứ
10; có 01 thủ khoa Khối C toàn quốc
là em Nguyễn Hương Giang, học sinh trường THPT Chuyên Bắc Ninh với tổng điểm
29.75 điểm (Ngữ văn: 9.75; Lịch sử: 10; Địa lý: 10). Kết quả xét tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt
tỷ lệ 99,57% (năm 2021 đạt tỷ lệ 98,97%).
Kết
quả trên cho thấy: Chất lượng giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh đang có những
bước chuyển biến mạnh mẽ, đã và đang khẳng định vị thế hàng đầu bằng chất lượng
dạy và học; khẳng định được bước đi đúng hướng, vững chắc trong việc duy trì chất
lượng đại trà, đồng thời có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác phát hiện,
tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo chất lượng mũi nhọn từ cơ sở của ngành giáo dục
và đào tạo. Đây cũng là kết quả của sự quan tâm, chăm lo của các cấp ủy đảng,
chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh; là sự
năng động, sáng tạo của các nhà trường, của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên,
cùng tinh thần nỗ lực phấn đấu của học sinh và sự chăm lo, đầu tư của gia đình,
xã hội. Đó là cơ sở vững chắc để tỉnh Bắc Ninh tiếp tục là một trong những tỉnh
dẫn đầu cả nước về giáo dục và đào tạo, xứng đáng với truyền thống lịch sử, văn
hiến và cách mạng của quê hương Bắc Ninh – Kinh Bắc.
ĐẶNG ĐÌNH TÍNH,
UVBTV, Trưởng BTG Đảng ủy Khối các
Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh