Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Giao thông vận tải
Xác định vai trò trọng yếu “huyết mạch của nền kinh tế”, ngành Giao thông vận tải (GTVT) nỗ lực, bám sát chủ đề chuyển đổi số của tỉnh “khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”. Bằng việc ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành, giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC) đã, đang, sẽ đem lại lợi ích lớn cho người dân, doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực GTVT. Đồng thời tạo hành lang pháp lý, gắn trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, điều hành dựa trên dữ liệu số.

 

Hưởng ứng Chương trình chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Sở GTVT xây dựng kế hoạch và tích cực triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số. Cụ thể: Tỷ lệ số hóa, giải quyết TTHC được thực hiện từ tháng 9-2022, đạt 100%; ký số văn bản điện tử qua hồ sơ công việc được triển khai đến 5 đơn vị trực thuộc Sở, đạt 100%; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến của Sở đạt hơn 80%. Hiện nay Sở GTVT có 122 TTHC, trong đó 36 TTHC thực hiện dịch vụ công toàn trình, có nghĩa là bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin, giải quyết TTHC trên môi trường mạng và trả kết quả trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích; 69 TTHC thực hiện dịch vụ công một phần; 17 TTHC chưa thực hiện dịch vụ công toàn trình. Tỷ lệ TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến đạt 86%, tăng 50% so với trước đây. Số lượng hồ sơ nộp trực tuyến đối với các TTHC phát sinh hồ sơ thực hiện trên trang dịch vụ công của tỉnh đạt trên 80%. Các TTHC thực hiện trên trang điện tử chuyên ngành gồm cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô trên website: Qlvt.mt.gov.vn của Bộ GTVT đạt trên 80% … Riêng TTHC đổi giấy phép lái xe (GPLX) do ngành GTVT cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia là 1 trong 25 TTHC thiết yếu trong Đề án 06 (phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử) được Sở GTVT đặc biệt quan tâm và đưa ra nhiều giải pháp thực hiện. Hiện nay, Sở đã bổ sung thêm máy tính, nâng cấp đường truyền mạng, bố trí thêm cán bộ làm việc. Đồng thời đẩy mạnh việc phối hợp với Bưu điện tỉnh hướng dẫn người dân thực hiện tại các xã; phối hợp với Trung tâm Hành chính công tỉnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm để công dân biết, thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến. Kết quả hàng tháng số lượng hồ sơ tiếp nhận trực tuyến đổi GPLX do ngành GTVT cấp đứng trong top 10 cả nước,  đạt 35-40% trên tổng số hồ sơ phát sinh hàng ngày.

 

Thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại bộ phận Một cửa của Sở GTVT.


Chương trình chuyển đổi số của ngành GTVT đặt ra mục tiêu, lộ trình thực hiện cụ thể đến năm 2025, định hướng đến 2030. Trước mắt, Sở GTVT bắt kịp Chương trình chuyển đổi số của tỉnh, của Bộ GTVT để tập trung tái cấu trúc quy trình thực hiện TTHC; hoàn thành xây dựng các nền tảng dùng chung và các cơ sở dùng chung về kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, người điều khiển phương tiện và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực GTVT; triển khai hệ thống giao thông thông minh, thu phí điện tử không dừng; xây dựng cơ sở dữ liệu để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là các dịch vụ công trực tuyến toàn trình; nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến và số hồ sơ thực hiện trực tuyến…
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số tồn tại: Số TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ ít, khoảng 30% trên tổng số TTHC; một số TTHC có số lượng hồ sơ phát sinh nhiều nhưng số lượng hồ sơ đăng ký trực tuyến so với số lượng hồ sơ phát sinh mới chỉ đạt khoảng 35% như TTHC cấp, đổi GPLX do ngành GTVT cấp… Nguyên nhân là do kết nối với phần mềm tra dữ liệu vi phạm của Công an thường xuyên bị lỗi; giấy khám sức khỏe lái xe điện tử vẫn chưa được đồng bộ ngay sau khi khám nên không thể tra cứu được số Giấy khám sức khoẻ lái xe; các đơn vị triển khai khám sức khỏe điện tử ít, toàn tỉnh chỉ có 7 đơn vị y tế thực hiện; hệ thống thanh toán chậm, việc hoàn tiền cho công dân khi gặp lỗi chưa được, dẫn đến công dân không muốn thực hiện lại; hệ thống phần mềm còn bị lỗi, đặc biệt lỗi ảnh chân dung của công dân, thường không tiếp nhận được ảnh, dù công dân vẫn đẩy được ảnh lên, đẫn đến cán bộ xử lý gặp khó khăn khi tiếp nhận hồ sơ; trình độ sử dụng máy tính và mạng internet của người dân còn thấp, nhất là người cao tuổi và người lao động; một số TTHC đổi GPLX cho người nước ngoài, cấp lại GPLX do mất GPLX, thi lại GPLX do GPLX quá hạn… chưa thực hiện được dịch vụ công trực tuyến; việc đăng ký tài khoản để được duyệt làm TTHC còn phải được tài khoản của Bộ GTVT duyệt thì công dân mới nộp được TTHC, gây mất thời gian cho công dân…
Thực hiện chỉ đạo chung của tỉnh về đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, Sở GTVT tiếp tục phối hợp với Bưu điện tỉnh và Trung tâm Hành chính công tỉnh tuyên truyền đến tất cả các đối tượng trên địa bàn tỉnh về việc đổi GPLX trực tuyến do ngành GTVT cấp và hướng dẫn người dân thực hiện vì đây là TTHC có số lượng hồ sơ phát sinh nhiều nhất. Đề nghị Sở Y tế mở thêm các phòng khám sức khỏe điện tử cho người lái xe để người dân thuận tiện hơn. Tiếp tục rà soát các TTHC còn lại đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến để đẩy lên thực hiện trực tuyến, bảo đảm nguyên tắc làm đến đâu đưa vào sử dụng đến đó, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ để nhân dân thực sự hưởng lợi ích, góp phần thực hiện thành công mục tiêu “giao thông đi trước một bước” trong phát triển kinh tế- xã hội hài hoà, bền vững của tỉnh.

Nguồn:baobacninh.com.vn
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image




Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập