Chi bộ Hội Nông dân tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII
Ngày 20/12/2023, Chi bộ Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị học
tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đến toàn
thể cán bộ, đảng viên và quần chúng ưu tú tham dự.
Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe đồng chí Nguyễn Công Thao, Phó Bí thư Chi bộ truyền đạt các nội dung chuyên đề gồm: "Tiếp
tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước
ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc"; "Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội,
đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”; “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; “Tiếp tục xây dựng đội ngũ tri thức đáp ứng
yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”.
Toàn cảnh Hội nghị
Trong đó, chuyên đề: "Tiếp tục phát
huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày
càng phồn vinh, hạnh phúc" - Nghị quyết số
43-NQ/TW ngày 24/11/2023; với quan điểm của Nghị quyết là lấy mục tiêu xây
dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc; trở thành nước phát triển, có thu nhập
cao vào năm 2045 làm điểm tương đồng để động viên, cổ vũ Nhân dân đồng lòng,
chung sức thực hiện vì tương lai của dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân.
Mục tiêu của Nghị quyết được xác định là: Tiếp
tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng
thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, niềm
tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc;
góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam là nước đang phát
triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành
nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Nghị quyết đề ra 7 nhóm nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu gồm: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức
đảng, hệ thống chính trị và nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của việc phát
huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Hoàn thiện chủ trương,
chính sách về đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển
đất nước. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh; tăng cường đoàn kết
trong Đảng, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát
huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao vai trò, hiệu
lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong phát huy truyền thống, sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiềm năng và sức sáng
tạo của Nhân dân. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam,
các tổ chức chính trị - xã hội; đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, huy động
mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. Tổ chức các cuộc vận động, phong trào
thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả.
Chuyên đề: "Tiếp tục đổi
mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”- Nghị quyết số 42-NQ/TW, với Mục tiêu đến năm 2030: Xây dựng hệ thống
chính sách xã hội theo hướng bền vững, tiến bộ và công bằng, không ngừng nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn
diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; tạo cơ hội cho Nhân dân, nhất là người
nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là về y tế,
giáo dục, nhà ở, thông tin. Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả,
hội nhập quốc tế gắn với việc làm bền vững; nâng cao chất lượng quản lý phát
triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Nghị quyết đề ra 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu gồm: Nâng
cao nhận thức về vị trí, vai trò của chính sách xã hội. Nâng cao năng lực, hiệu
lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng. Phát huy thị trường lao động, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững cho người lao động. Xây dựng hệ thống an
sinh xã hội bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, không để ai bị bỏ lại phía
sau. Nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận,
thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản có chất lượng. Đổi mới, nâng cao chất lượng,
hiệu quả cung cấp dịch vụ xã hội. Đẩy mạnh hợp tác và tranh thủ nguồn lực, kinh
nghiệm quốc tế trong thực hiện chính sách xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính
trị - xã hội, hội quần chúng trong thực hiện chính sách xã hội.
Đối với Chuyên đề “Chiến lược bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới” - Nghị quyết số 44-NQ/TW; Với mục tiêu chung: Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc
trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ thành
quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ nền văn
hoá và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước; bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh
con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự,
an toàn xã hội; giữ vững, củng cố, tăng cường môi trường hoà bình để xây dựng,
phát triển đất nước; đóng góp tích cực vào gìn giữ hoà bình khu vực, thế giới.
Thực hiện phương châm “Dĩ
bất biến ứng vạn biến”, trong đó lợi ích quốc gia- dân tộc là bất biến;
kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, linh hoạt về sách lược. Không
tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia,
không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống
lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ
quốc tế. Bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi
nước chưa nguy; chủ động phòng ngừa; ngăn ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh,
làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực
thù địch. Nắm chắc tình hình, phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hiệu
quả những yếu tố bất lợi, nguy cơ gây đột biến, thách thức an ninh truyền
thống, phi truyền thống từ cơ sở.
Với các nhiệm vụ, giải pháp: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Tăng cường sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của Nhân dân trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng
nền kinh tế độc lập, tự chủ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, phát triển đất nước nhanh, toàn diện, bền vững; kết hợp chặt chẽ
phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức
mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Tăng
cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt
động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.
Đối với chuyên đề
“Tiếp tục xây dựng đội ngũ tri thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
nhanh và bền vững trong giai đoạn mới” –
Nghị quyết số 45-NQ/TW, đã xác định mục tiêu đến năm
2030: Phát triển đội ngũ trí thức về số lượng và chất
lượng, nhất là đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh
vực then chốt, trọng yếu, lĩnh vực mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Về tầm nhìn đến năm
2045: Đội ngũ trí thức Việt Nam lớn mạnh, có chất lượng cao, cơ cấu hợp lý,
thuộc tốp đầu khu vực và tiệm cận với các nước phát triển; nhiều nhà khoa học có
ảnh hưởng trên thế giới, đạt các giải thưởng quốc tế trên các lĩnh vực; nhiều
tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở giáo dục và đào tạo đạt chuẩn quốc
tế đáp ứng yêu cầu của quốc gia phát triển.
Nghị quyết đề ra 05
nhóm nhiệm vụ, giải pháp: Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm
quan trọng của đội ngũ trí thức. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng,
đãi ngộ và tôn vinh trí thức, trọng dụng nhân tài; Tăng cường quản lý nhà nước,
hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đối với đội ngũ trí thức;
Tăng cường nguồn lực xây dựng đội ngũ trí thức chủ động, tích cực hội nhập quốc
tế; Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức; đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động các hội trí thức.
Nội dung các chuyên đề tập trung vào những vấn đề cốt lõi, những
điểm mới của các nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII nhằm giúp cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức trong cơ quan Hội Nông dân tỉnh nắm vững những
nội dung trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII. Từ đó, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động
triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII cụ thể, thiết
thực và hiệu quả để góp phần đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống./.
-Thanh Trà-